Tổng hợp các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và thuế TNCN

2508
Bài viết được sự cho phép của hrvnacademy.com

Tiền phụ cấp chi trả cho người lao động được xác định cho các mục đích phụ cấp khác nhau. Do đó một số phụ cấp được tính vào đóng BHXH, tính Thuế TNCN. Các bạn lưu ý là trong bài học này, khi mình nhắc đến các khoản phụ cấp nào phải chịu Thuế TNCN và không chịu thuế TNCN của người lao động là khoản được chi trả bằng tiền vào lương. Tuy nhiên, công ty chỉ thu thuế TNCN khi tổng thu nhập của họ đạt ngưỡng chịu thuế, còn dưới thì mặc nhiên là không thu bạn nhé!

Chi tiết các khoản lương, thưởng, phụ cấp theo lương, khoản phúc lợi hỗ trợ khác mình có trích dẫn bên dưới để các bạn tiện tham khảo. Mình chỉ làm rõ thêm một số mục theo mình là quan trọng và bạn cần nắm thêm như sau:

Tiền ăn ca có đóng BHXH và Thuế TNCN không?

Về thuế TNCN

– Công ty tự tổ chức nấu ăn, mua suất ăn hoặc cấp phiếu ăn cho người lao động => Thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

– Công ty không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động theo mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ LĐTBXH tối đa cho khoản hỗ trợ ăn ca này là 730.000 đồng/người/tháng thì không tính thuế TNCN. Nếu chi vượt thì sẽ tính thuế trên phần vượt.

Căn cứ pháp lý: Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính; Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ LĐTBXH.

  Lương Gross Net là gì? Cách tính lương đơn giản nhất
  Làm sao để trở thành một lập trình viên “có giá” và lương cao?

Về BHXH

Như trong bài học trước mình đã trích dẫn khá chi tiết, thì tiền hỗ trợ ăn ca sẽ không đóng BHXH. Nên một số công ty thường chia thu nhập thành khoản hỗ trợ ăn ca này khá cao để giảm mức đóng BHXH.

Mọi người cần lưu ý tính hợp lý của khoản phụ cấp này và phải có thể hiện trong Hợp đồng lao đồng, quy chế lương thưởng nhé! Đồng thời phải cân đối với chính sách thu thuế TNCN, chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

Xem thêm việc làm Java hấp dẫn tại TopDev

Hỗ trợ đi lại, nhà ở, điện thoại có giới hạn là bao nhiêu?

Các khoản hỗ trợ đi lại, nhà ở, điện thoại là những khoản không phải đóng BHXH nhưng phải đóng thuế TNCN. Nhiều công ty đang lạm dụng điều này để giảm mức đóng BHXH của người lao động đến mức tối đa.

Và các khoản hỗ trợ đi lại, nhà ở, điện thoại…này phải đóng Thuế TNCN. Các bạn lưu ý ở đây là mình xét các khoản này được trả bằng tiền vào lương chứ không phải trả qua công ty thứ ba hay là công ty thực hiện thuê nhà, tự trả cước điện thoại cho nhân viên.

Với quy định của BHXH thì hiện tại chưa có mức trần tối đa cho khoản hỗ trợ đi lại, nhà ở, điện thoại này. Tuy nhiên, công ty cần cân đối mức hợp lý; Và cần có quy định cụ thể mức hỗ trợ này với từng chức danh trong quy chế lương thưởng công ty chứ không phải muốn phân bỗ bao nhiêu cũng được trên bảng lương thì sẽ bị coi là lách luật.

  Tìm hiểu hệ thống lương 3P

Thưởng tháng 13 có đóng BHXH và thuế TNCN không?

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, cho nên khoản tiền thưởng tháng 13, thưởng Tết sẽ không đóng BHXH. Được quy định tại Điều 89 Luật BHXH 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập của người lao động (NLĐ) từ tiền lương, tiền công là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Trong đó bao gồm các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức. Do đó, khoản thu nhập của NLĐ từ thưởng Tết là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

Khoản thưởng KPI có đóng BHXH và Thuế TNCN không?

Trong bài học này mình chỉ xem xét ở mức độ đơn giản để trả lời câu hỏi Khoản lương, thưởng KPI có đóng BHXH và Thuế TNCN không , chi tiết hơn mình sẽ có một bài phân tích sâu hơn bạn nhé! và tiền thưởng KPI có thể được trả hàng tháng hoặc quý tùy theo quy định của mỗi công ty.

Theo Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương sẽ phải đóng BHXH. Tuy nhiên, khoản thưởng KPI lại không cố định và phụ thuộc vào kết quả hoàn thành công việc nên sẽ không phải đóng BHXH.

Lưu ý: Thưởng KPI phải có thang bảng đánh giá đi kèm, có tiêu chí và các chỉ số đo lường rõ ràng và số tiền KPI háng tháng không cố định bạn nhé!

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012 thì tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Phần lương theo KPI (hoặc thưởng KPI) được tính và chi trả theo hiệu quả công việc; Và không thuộc các khoản trợ cấp, phụ cấp được miễn thuế TNCN. Do đó, tiền lương KPI cũng sẽ được cộng vào tổng thu nhập chịu thuế để tính thuế . 

Trên đây mình đã cùng nhau tìm hiểu một số khoản tiền lương, phụ cấp nào phải đóng BHXH và thuế TNCN hay không. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại comment bên dưới. Mình sẽ trả lời cho các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài viết gốc được đăng tải tại hrvnacademy.com


Tuyển Dụng Nhân Tài IT Cùng TopDev
Đăng ký nhận ưu đãi & tư vấn về các giải pháp Tuyển dụng IT & Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng ngay!
Hotline: 028.6273.3496 – Email: contact@topdev.vn
Dịch vụ: https://topdev.vn/page/products

Có thể bạn quan tâm: