Việc làm việc từ xa có rất nhiều ưu điểm, nhưng có lẽ điểm mà tôi tâm đắc nhất đó là: bạn không cần phải thấp thỏm lo lắng xem có ai đang đứng sau lưng dòm bạn đang làm gì cả.
Hướng con người theo mục tiêu cần đạt được
Nếu bạn cứ tập trung vào thời gian làm việc của team, thì okay, bạn sẽ đạt được 2 thứ: các thành viên đi làm đúng giờ nhất hệ, và luôn về nhà sau bạn (wow congrats… 😒). Nhưng liệu đây có phải là ưu tiên hàng đầu? Chẳng khác nào bạn đang đề cao việc đi làm đúng giờ đủ giờ hơn cả việc làm việc năng suất và có hiệu quả. Mục tiêu của việc đề ra bao nhiêu thời gian làm việc – ví dụ, từ 9h sáng đến 5h tối – là phải đi kèm với bấy nhiêu Năng suất/ Kết quả công việc mà bạn mong muốn có được.
Có một cách hay hơn để xử lý việc này. Nếu từ đầu bạn nêu rõ mục tiêu cần đạt được và một số phương tiện/ tool hỗ trợ giúp họ đạt được mục tiêu này, họ có thể sắp xếp thời gian lịch trình của mình thế nào cũng được miễn sao họ đem lại kết quả như mong muốn.
Ngoài ra sớm muộn bạn cũng sẽ trở nên ấn tượng hơn trong mắt khách hàng. Khi team được truyền tải về mục tiêu thay vì là nhiệm vụ, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến kết quả cần đạt được. Đôi lúc bạn – leader nhìn vào chúng và biết rằng mình có những cách khác hay hơn. Nhưng quan trọng là, bạn đang cho mọi người cơ hội để đánh liều, để mắc lỗi, để học và phát triển hơn so với “họ lúc đầu” (their old self). Vá không sớm thì muộn, bạn sẽ có được những đồng đội lành nghề nhất và nhanh chóng đạt được mục tiêu, trong khi bạn có thể lo được nhiều thứ khác nữa.
Kết quả có tệ cũng là một thành tựu
Một mặt tối của việc tập trung vào kết quả, đó là các nỗ lực được bỏ ra sẽ không được để tâm đến (recognition). Nhưng cho dù thế, những kết quả không đạt vẫn là kết quả của một quá trình. Việc build sản phẩm bao giờ cũng là một quá trình dai dẳng lâu dài để “bớt lỗi” và đạt được cái người ta muốn.
Những dạng kết quả không đạt này vẫn nên được chấp nhận nếu như bạn học được gì đó từ nó. Bạn luôn cần phải tiến hành kiểm tra project hậu kì và tìm cho ra nguyên nhân sai sót. Có thể do concept tệ, hoặc không đủ resource, hoặc có factor bên ngoài ảnh hưởng lên timeline, hoặc là, do team làm không đủ tốt. Có cả trăm ngàn lí do tại sao nó fail, nhưng rất hiếm khi do một cá thể riêng biệt nào đấy. Nên hãy cố tìm cho ra, học về nó, sửa, và lặp lại.
Ứng dụng văn hoá làm việc từ xa, ngay cả khi đang ngồi cũng một chỗ
Khi làm từ xa, bạn sẽ auto note lại mọi thứ đã làm, còn thiếu cái gì, chưa xong cái gì,… Quan trọng hơn là, để làm việc từ xa team phải có sự tin tưởng nhất định lẫn nhau và bỏ qua bớt các khâu giám sát nhỏ lặt vặt để build nên văn hoá team tốt hơn và để thông điệp, mục tiêu được truyền tải hiệu quả hơn.
Good luck, and happy coding!
Có thể bạn quan tâm:
- Các nguyên tắc lập trình mà lập trình viên nên biết
- 11 nguyên tắc code để cải thiện code của bạn
- 3 nguyên tắc tuyển dụng của Richard Branson
Xem thêm việc làm Software Developers trên TopDev