Tái cấu trúc mã nguồn: Trừu tượng hóa

363
Bài viết được sự cho phép của BBT Tạp chí Lập trình
Bao gói các trường của lớp để ép người dùng phải dùng thông các cách truy xuất dán tiếp như các phương thức.

Việc bao gói dữ liệu giúp tăng tính an toàn của dữ liệu, che dấu dữ liệu, giúp cho lớp con có thể dễ dàng ghi đè các lấy dữ liệu.

  Chiến lược "Mưa dầm thấm lâu" thay đổi tư duy lập trình mà nhà quản lý nào cũng cần biết
  Tái cấu trúc mã nguồn: Chuẩn hóa mã

Các bước:

  1. Tạo phương thức setter/getter cho dữ liệu đó.
  2. Thay tất cả các tham chiếu bằng getter/ setter tương ứng.
  3. Chuyển dữ liệu đó thành private (riêng tư).
  4. Kiểm tra lại lần cuối xem còn có tham chiếu nào không.
  5. Biên dịch và kiểm thử lại lần cuối.
[sourcecode language=”java”] private int low, height;

public boolean isIn(int arg){
return (low>=arg)&&(arg<=height);
}

[/sourcecode]

Hình 1. Mã chưa được bao gói

[sourcecode language=”java”] private int low, height;

public boolean isIn(int arg){
return (getLow()>=arg)&&(arg<=getHeight());
}

public int getHeight() {
return height;
}

public int getLow() {
return low;
}

[/sourcecode]

Hình 2. Mã đã được bao gói

  • Tạo một kiểu chung cho những kiểu có chung mã.

    Từ những kiểu cụ thể, tạo ra một kiểu chung chứa thuộc tính và phương thức chung cho tất cả các kiểu cụ thể. Mã bị lặp là nguyên nhân chính làm ta phải tiến hành việc tái cấu trúc này.

    Việc tái cấu trúc này làm chúng ta phải viết ít mã hơn, nhiều mã được chia sẻ hơn, nên việc bảo trì, đọc cũng dễ dàng hơn.

  • Thay các câu lệnh điều kiện bằng các sử dụng tính đa hình.

    Khi bạn có một câu lệnh điều kiện phụ thuộc vào loại của đối tượng. Vấn đề lớn nhất của câu lệnh điều kiện này là xuất hiện ở nhiều nơi, và mỗi lần mà bạn muốn thêm một loại mới vào thì bản phải cập nhật ở tất cả những nơi này. Khi đó tính đa hình của lập trình hướng đối tượng sẽ giúp bạn.

    Cách thức tiến hành việc tái cấu trúc: Tạo một phương thức trừu tượng ở lớp cha và chuyển khối lệnh ở lệnh điều kiện vào phương thức ghi đè ở mỗi lớp con.

    [sourcecode language=”java”] double getSpeed() {
    switch (type) {
    case EUROPEAN:
    return getBaseSpeed();
    case AFRICAN:
    return getBaseSpeed() – getLoadFactor() *
    _numberOfCoconuts;
    case NORWEGIAN_BLUE:
    return (_isNailed) ? 0 : getBaseSpeed(_voltage);
    }
    throw new RuntimeException ("Should be unreachable");
    }[/sourcecode]

Hình 4. Mã dùng lệnh điều kiện

Hình 5. Thiết kế sau có dùng tính đa hình

Bài viết gốc được đăng tải tại tapchilaptrinh.vn

Có thể bạn quan tâm: 

Xem thêm tuyển dụng nhân viên it hấp dẫn trên TopDev