SQL Developer là gì đang là chủ đề mà nhiều bạn trẻ thắc mắc trong bối cảnh các công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển. Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi những thông tin bên dưới và có thể hiểu thêm về những công việc của một SQL Developer.
SQL developer là gì?
SQL Developer là người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Họ là người thiết kế, tạo và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc trang web bằng Structured Query Language – SQL. Không chỉ vậy, SQL developers còn quen thuộc với những ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc như Oracle, SQL Server, MySQL, SQLite và PostgreSQL.
Lập trình viên SQL là một trong những chuyên môn có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường. Hầu hết các công ty phát triển dựa trên dữ liệu và chuyển đổi kỹ thuật số. Do đó hàng loạt SQL Developer Jobs ra đời mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp với vị trí này, hãy tìm hiểu kỹ SQL Developer là gì, công việc như thế nào và yêu cầu ra sao.
Công việc của lập trình viên SQL là gì?
Nhiệm vụ chính của một SQL Developer có thể được mô tả ngắn gọn bằng từ “CRUD”, viết tắt của ‘Create, Read, Update, and Delete”, tức là “Tạo, Đọc, Cập nhật và Xóa” trong các hoạt động cơ sở dữ liệu. Cụ thể, các công việc chính của lập trình viên SQL bao gồm:
- Thu thập các yêu cầu của người dùng
- Định dạng ngôn ngữ truy vấn
- Viết truy vấn SQL để tích hợp tối ưu với những ứng dụng khác
- Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ và truy cập thông tin liên quan đến kinh doanh
- Tạo trình kích hoạt cơ sở dữ liệu để sử dụng trong tự động hóa
- Đánh giá cơ sở hạ tầng mạng, chạy thử nghiệm chẩn đoán và cập nhật hệ thống bảo mật thông tin để có hiệu suất tối ưu và điều hướng hiệu quả.
- Ghi lại code, báo cáo tiến độ, thực hiện đánh giá và phản hồi
SQL Developers thường sẽ làm việc với thời gian 40 tiếng một tuần. Tất nhiên, nếu khối lượng công việc quá lớn hoặc chuyên môn chưa vững thì làm việc ngoài giờ là một điều tất nhiên để phát triển. Họ có thể làm việc trực tiếp tại văn phòng hoặc làm việc từ xa, hoặc có những người lựa chọn làm chuyên viên cố vấn cho nhiều công ty cùng một lúc.
Làm thế nào để trở thành SQL Developer
Bằng cử nhân
Bạn hãy cố gắng hoàn thành chương trình đại học/cao đẳng về khoa học máy tính hoặc một chuyên ngành liên quan như hệ thống thông tin máy tính. Những chương trình này giúp bạn hiểu về lập trình và mạng máy tính.
Bên cạnh đó, trong chương trình cử nhân, bạn sẽ học được các kỹ năng như quản lý cơ sở dữ liệu, điều mà các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ở một ứng viên SQL Developer. Bạn có thể tập trung vào các kiến thức như:
- Thuật toán máy tính
- Đại số và giải tích
- Tổ chức máy tính
- Thiết kế thuật toán
- Các kiểu dữ liệu trừu tượng
Thực tập
Tham gia vào các chương trình thực tập ở các công ty/tổ chức công nghệ (lớn nhỏ đều được) cho phép bạn ứng dụng những điều đã học được và tích lũy những làm việc kinh nghiệm thực tế. Mặt khác, kinh nghiệm này có thể giúp bạn có những cơ hội việc làm trong tương lai.
Nâng cao kiến thức về cơ sở dữ liệu
Cố gắng nâng cao kiến thức cơ sở dữ liệu của bạn bằng cách đăng ký các khóa học, bạn vẫn có thể tìm thấy một số khóa học online miễn phí có sẵn trên mạng. Kiến thức về cơ sở dữ liệu là một kỹ năng cần thiết để gia tăng tỷ lệ cạnh tranh trong thị trường nhân lực. Bạn có thể xem xét những chủ đề gồm:
- Dịch vụ đám mây như Microsoft Azure hay Amazon Web Services
- Vòng đời phát triển phần mềm – The Software Development Life Cycle (SDLC), đặc biệt là Agile và Scrum.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL như CouchDB hoặc MongoDB
- Server Reporting Services (SSRS) và SAP Crystal Reports
- Các công cụ báo cáo và kinh doanh thông minh như Microsoft SQL
Bắt đầu làm việc thực tế
Khi bạn tốt nghiệp (hoặc có thể chưa), tìm kiếm một entry-level job với tư cách là một nhà phát triển, lập trình viên hay quản trị viên cơ sở dữ liệu để tích lũy kinh nghiệm làm việc:
- Tạo cơ sở dữ liệu
- Hiểu được các vấn đề liên quan đến hiệu suất mạng và bảo mật
- Biết cách để duy trì các tiêu chuẩn cao về chất lượng và tính toàn vẹn của dữ liệu
Mặt khác, kinh nghiệm sử dụng lập trình như C, Java và C# giúp bạn làm việc tốt với các team khác. Làm quen với Unix, NET framework, Windows batch scripts hoặc Bash giúp bạn tạo sự khác biệt hóa so với các đối thủ.
Bổ sung chứng chỉ
Mặc dù chứng chỉ là không bắt buộc, tuy nhiên nhiều nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên của họ có chứng chỉ chuyên môn cụ thể. Một số chứng chỉ chuyên môn bạn có thể tham khảo như:
- Microsoft Certified Systems Engineer: Data Management and Analytics
- Oracle PL/SQL Developer Certified Associate
- Microsoft Certified Professional Developer (MCPD)
Trao dồi kỹ năng mềm
SQL Developer cần phải làm việc cùng với những chuyên gia, kỹ sư công nghệ thông tin khác để thiết lập quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của công ty. Do đó, hai kỹ năng quan trọng chính được đánh giá cao là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
Kỹ năng giao tiếp
Để cải thiện kỹ năng này, bạn nên duy trì giao tiếp cơ thể một cách cởi mở (body language) trong lúc trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm để họ cảm thấy bạn đang chú ý vào những yêu cầu mà họ đề ra. Khi viết ghi chú hoặc báo cáo, bạn hãy viết thật cụ thể và ngắn gọn.
Kỹ năng làm việc nhóm
Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm bằng cách đặt mục tiêu cho dự án và liệt kê những công việc mà bạn phải làm. Nắm rõ deadline công việc được giao và hoàn thành đúng thời hạn để tạo sự tin tưởng. Cuối cùng là hãy tích cực lắng nghe đồng nghiệp của bạn khi họ giải thích nhu cầu của cơ sở dữ liệu để bạn tránh hiểu lầm và đưa ra một chương trình phù hợp.
Trong tương lai, nhu cầu của thị trường tuyển dụng cho vị trí SQL Developer sẽ càng cao. Trên đây, mình đã mang đến thông tin về SQL Developer là gì cũng như kiến thức và kỹ năng cần trau dồi để trở thành SQL Developer. Hi vọng bài viết phần nào giúp bạn xác định hướng sự nghiệp cho bản thân.
Đọc thêm:
- Quản lý dự án theo Agile và Scrum cho người mới bắt đầu
- Database là gì? Các kiểu Database phổ biến và ứng dụng
- Top các khóa học Computer Science, Programming, Data Science MIỄN PHÍ cần học ngay!
Bạn cũng đừng bỏ lỡ Top IT Job có trên TopDev nhé!