2.1. Biến số
Khai báo biến bằng một câu lệnh gán.
a = 1
bạn có thể gán nhiều loại giá trị (số, chuỗi) cho một biến.
a = 1 a = 'Hello World' = [1, 2, 3] = [1.2, 'Hello', 'W', 2]
2.2. Toán tử số học
Python cũng hỗ trợ một số toán tử toán học thông dụng như:
+
phép cộng
-
phép trừ
*
phép nhân
/
phép chia
%
phép chia lấy dư (modulo)
Việc làm lập trình python lương up to 20M
2.3. Boolean và Toán tử logic
Giá trị đúng và sai tương ứng là True
và False
.
not
để đảo giá trị.
and
phép tính logic và (AND).
or
phép tính logic hoặc (OR).
Một số phép so sánh thông thường như <
(bé hơn), <=
(bé hơn hoặc bằng), >
(lớn hơn), >=
(lớn hơn hoặc bằng), ==
(bằng), !=
(khác) để so sánh 2 giá trị.
Hỗ trợ dạng so sánh kép như:
x = 2 1 < x < 3 # True 10 < x < 20 # False 3 > x <= 2 # True 2 == x < 4 # True
Toán tử kiểm tra phần tử trong một tập hợp: – in
kiểm tra có tồn tại – not in
kiểm không tồn tại
'good' in 'this is a greate example' # False 'good' not in 'this is a greate example' # True
2.4. Cấu trúc điều khiển
Python hỗ trợ một số cấu trúc điều khiển thông dụng. Hầu hết các cấu trúc điều khiển đều dựa vào thụt đầu dòng (indention) để tạo thành một block xử lý, thay vì sử dụng { … }
như các ngôn ngữ khác (PHP, Javascript)
2.4.1. If…elif…else
if condition1 : indentedStatementBlockForTrueCondition1 elif condition2 : indentedStatementBlockForFirstTrueCondition2 elif condition3 : indentedStatementBlockForFirstTrueCondition3 elif condition4 : indentedStatementBlockForFirstTrueCondition4 else: indentedStatementBlockForEachConditionFalse
2.4.2. Switch…case
Python không có cấu trúc switch
… case
2.4.3. For…in
for iterating_var in sequence: statements(s)
Ví dụ:
for letter in 'Python': #First Example print 'Current Letter :', letter fruits = ['banana', 'apple','mango'] for fruit in fruits: #Second Example print 'Current fruit :', fruit print "Good bye!"
Kết quả hiển thị của ví dụ trên:
Current Letter : P Current Letter : y Current Letter : t Current Letter : h Current Letter : o Current Letter : n Current fruit : banana Current fruit : apple Current fruit : mango Good bye!
2.4.4. While
while expression: statement(s)
Ví dụ:
count = 0 while (count < 9): print 'The count is:', count count = count + 1 print "Good bye!"
Kết quả hiển thị của ví dụ trên:
The count is: 0 The count is: 1 The count is: 2 The count is: 3 The count is: 4 The count is: 5 The count is: 6 The count is: 7 The count is: 8 Good bye!
2.5. Hàm
Khai báo hàm theo cú pháp:
def functionname(param, param2,..): statements(s)
Hàm nếu không trả dữ liệu thì mặc định sẽ trả về giá trị None
. Ví dụ khai báo hàm tính và trả về giá trị tổng của 2 tham số đầu vào:
def sum(a, b): return (a+b)
Cách gọi hàm:
sum(1, 2) (trả về giá trị là 3)
Hàm có hỗ trợ giá trị mặc định cho tham số khi không truyền vào. Ví dụ hàm sau:
def plus(c, d = 10): return (c+d)
Nếu gọi hàm trên như sau:
plus(2) (kết quả trả về là 12)
Một khác biệt trong cách gọi hàm của Python so với PHP là chúng ta có thể thay đổi thứ tự tham số truyền vào bằng cách đặt tên tham số khi gọi hàm. Ví dụ ta có thể gọi hàm sum(a,b)
ở ví dụ trên bằng cách truyền tham số b
trước a
như sau:
sum(b = 1, a = 10)
2.6. Xử lý chuỗi
Một chuỗi có thể khai báo bằng dấu nháy đôi "
hoặc đơn '
. Ví dụ các chuỗi sau:
str1 = "Hello" str2 = 'world'
Có thể truy xuất từng ký tự trong một chuỗi theo hình thức index, ví dụ: str1[0]
, str1[1]
…
Có thể sử dụng 3 dấu nháy (đôi hoặc đơn) để khai báo chuỗi trên nhiều dòng. Ví dụ:
paragraph = """This is line 1 This is line 2 This is line 3"""
2.6.1. Nối chuỗi
Có thể tạo một chuỗi dài từ việc nối các chuỗi lại theo cú pháp:
str = str1 + " " + str2
2.6.2. Trích xuất chuỗi con
Có thể tạo các chuỗi con thông qua toán tử lấy khoản [start:end]
(range). Mặc định start
là từ vị trí đầu chuỗi ( 0 )
và end
là đến vị trí cuối chuỗi. Ví dụ:
str = 'Hello world' print str[0:4] (Hiển thị "Hell") print str[:4] (Hiển thị "Hell") print str[-3:] (Hiển thị "rld") print str[6:-3] (Hiển thị "wo")
2.6.3. Lấy độ dài của chuỗi
Sử dụng hàm len(...)
để trả về độ dài của chuỗi. Ví dụ:
count = len("Hello world") (count có giá trị 11)
2.6.4. Tìm & thay thế nội dung
Có thể tìm và thay thế trong chuỗi bằng cách gọi phương thức replace(search, replace[, max])
của một chuỗi. Ví dụ:
str = 'Hello world' newstr = str.replace('Hello', 'Bye') print newstr (Sẽ hiển thị chuỗi "Bye world" trên màn hình)
2.6.5. Tìm vị trí chuỗi con
Có thể tìm vị trí của một chuỗi con trong chuỗi lớn bằng cách gọi phương thức find(str, beg=0 end=len(string))
. Bắt đầu là vị trí 0
, nếu không tìm ra thì trả về -1
. Ví dụ:
str = 'Hello world' print str.find('world') (hiển thị 6) print str.find('Bye'); (hiển thị -1)
Hàm find()
sẽ tìm theo thứ tự từ trái qua phải của chuỗi, tức là từ lần xuất hiện đầu tiên. Có thể dùng hàm rfind()
để tìm theo vị trí từ cuối chuỗi về phía trước.
2.6.6. Tách chuỗi
Có thể tách chuỗi dựa theo một chuỗi delimeter bằng cách gọi phương thức split(str="", num=string.count(str))
.
Ví dụ:
str = 'Hello world' print str.split(' ') (Trả về một mảng có 2 phần tử là 2 chuỗi "Hello" và "world")
Có thể sử dụng hàm splitlines()
để tách chuỗi theo từng hàng và loại bỏ ký tự NEWLINE.
2.6.7. Trim ký tự khoẳng trắng
Có thể loại bỏ các ký tự (mặc định là ký tự khoảng trắng) trước và sau một chuỗi, bằng cách gọi các phương thức sau:
strip([chars])
: loại bỏ trước và sau chuỗi
lstrip([chars])
: loại bỏ phía trước chuỗi
rstrip([chars])
: loại bỏ phía sau chuỗi
2.6.8. Một số hàm xử lý chuỗi
isnumeric()
: Kiểm tra một chuỗi có phải là chuỗi số
lower()
: Chuyển chuỗi hết thành chữ thường
upper()
: Chuyển chuỗi hết thành chữ HOA
2.7. List
List trong Python là cấu trúc mảng và các phần tử có index có thứ tự. Không như PHP, key của một mảng có thể vừa là số, vừa là chuỗi (associated array). Trong Python, muốn tạo một mảng có key là chuỗi thì sẽ sử dụng cấu trúc Dictionary (phần tiếp tiếp). Trong phần này, chúng ta sẽ nói đến List. Một List được khai báo như mảng trong JSON. Sử dụng [..]
để khai báo một mảng.
Ví dụ:
numbers = [1, 2, 3, 4, 5] names = ['Marry', 'Peter']
Có thể truy xuất từng phần tử của mảng bằng index, phần tử đầu tiên có thứ tự là 0
. Ví dụ:
print numbers[0] (Hiển thị 1) print numbers[-3] (Hiển thị 3) print names[1] (Hiển thị 'Peter')
Để biết được số lượng phần tử của 1 List, có thể sử dụng hàm len(array)
để lấy số lượng phần tử của mảng tham số truyền vào.
2.7.1. Kiểm tra sự tồn tại của một phần tử
2.7.1.1. Kiểm tra theo Index
Trong nhiều trường hợp bạn muốn truy xuất một phần tử bất kỳ (dựa vào index) của mảng thì nếu truy xuất đến một phần tử không tồn tại thì ứng dụng sẽ báo lỗi. Do đó, trước khi truy xuất một phần tử, bạn cần kiểm tra xem phần tử này đã tồn tại hay chưa. Hiện tại python không hỗ trợ hàm nào để kiểm tra sự tồn tại của một phần tử trong mảng.
Có 2 cách thường thấy để kiểm tra đó là “Look before you leap” (LBYL) và “Easier to ask forgiveness than permission” (EAFP).
Ví dụ về “Look before you leap (LBYL)”:
if index < len(array): array[index] else: # handle this
Ví dụ về “Easier to ask forgiveness than permission” (EAFP).
try: array[index] except IndexError: # handle this
2.7.1.2. Kiểm tra theo giá trị
Để kiểm tra một giá trị có tồn tại / không tồn tại trong mảng hay không thì có thể sử dụng toán tử in
/ not in
. Ví dụ:
mylist = ['a', 'b', 'c'] print 'a' in mylist (Hiển thị True) print 'b' not in mylist (Hiển thị False)
2.7.2. Trích xuất mảng con
Tương tự như chuỗi, tó thể tạo các mảng con thông qua toán tử lấy khoản [start:end]
(range). Mặc định start
là từ vị trí đầu chuỗi ( 0
) và end
là đến vị trí cuối chuỗi. Ví dụ:
numbers = ['a', 'b', 'c', 'd'] print numbers[:2] (Hiển thị ['a', 'b']) print numbers[-2:] (Hiển thị ['c', 'd'])
2.7.3. Xóa phần tử của mảng
Có thể xóa một phần tử thông qua toán tử del
. Thứ tự của các phần tử sẽ dịch chuyển tùy vào vị trí của phần tử bị xóa. Ví dụ:
numbers = [1, 2, 3, 4, 5] del numbers[0] print numbers (Hiển thị [2, 3, 4, 5])
Bạn có thể xóa một khoản dựa vào toán tử lấy khoản
[start:end]
. Ví dụ:
numbers = [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7] del numbers[2:4] print numbers (Hiển thị [1, 2, 5, 6, 7])
2.7.4. Nối 2 mảng
Bạn có thể sử dụng toán tử +
để nối giá trị của 2 mảng và tạo ra một mảng lớn có số lượng phần tử là tổng số lượng phần tử của 2 mảng con. Ví dụ:
a= [1, 2] b = [1, 3] print a + b (Hiển thị [1, 2, 1, 3])
2.7.5. Thêm phần tử vào mảng
Nếu bạn muốn thêm phần tử vào một mảng đã tồn tại, hãy dùng phương thức list.append(newvalue)
để thêm phần tử có giá trị newvalue
vào cuối mảng list
. Ví dụ:
numbers = [1, 2, 3] numbers.append(4) print numbers (Hiển thị [1, 2, 3, 4])
2.7.6. Lấy phần tử cuối mảng
Nếu muốn lấy phần tử cuối cùng của mảng ra khỏi mảng, có thể sử dụng phương thức list.pop()
, sẽ trả về giá trị của phần tử cuối cùng và mảng bây giờ sẽ không còn phần tử này.
numbers = [1, 2, 3] mynumber = numbers.pop() print mynumber (Hiển thị 3) print numbers (Hiển thị [1, 2])
2.7.7. Tìm một giá trị trong mảng
Nếu bạn muốn tìm vị trí (index) của một giá trị trong một
mảng, có thể dùng phương thức list.index(obj)
. Nếu tìm thấy sẽ trả về index của phần tử đầu tiên tìm thấy. Nếu không tìm thấy sẽ quăng Exception. Ví dụ:
aList = [123, 'xyz', 'zara', 'abc']; print "Index for xyz : ", aList.index('xyz') print "Index for zara : ", aList.index('zara')
Khi chạy sẽ hiển thị kết quả:
Index for xyz : 1 Index for zara : 2
2.7.8. Đảo ngược giá trị của mảng
Để đảo ngược thứ tự các giá trị của một mảng, sử dụng phương thức list.reverse()
. Phương thức này không trả về kết quả mà thay đổi trực tiếp mảng list . Ví dụ:
numbers = [1, 2, 3, 4] numbers.reverse() print numbers (Hiển thị [4, 3, 2, 1])
2.7.9. Sắp xếp giá trị các phần tử
Để sắp xếp thứ tự của giá trị trong mảng, sử dụng phương thức list.sort([func])
để sắp xếp. Nếu tham số đầu vào là hàm func
không truyền vào thì mặc định là sắp xếp theo giá trị tăng dần. Phương thức này không trả về kết quả mà thay đổi trực tiếp mảng list
. Ví dụ:
aList = [123, 'xyz', 'zara', 'abc', 'xyz'] aList.sort() print "List : ", aList (Hiển thị List : [123, 'abc', 'xyz', 'xyz', 'zara' ])
Cách triển khai hàm compare func()
cũng giống như hàm usort trong PHP. Hàm trả về các giá trị 0
, -1
và 1
.
2.8. Tuple
Tuple cũng là một cấu trúc mảng, tương tự như cấu trúc List. Một số điểm khác nhau cơ bản là khai báo Tuple sử dụng cặp dấu ngoặc (...)
và một tuple đã được khai báo rồi thì không thay đổi được giá trị (immutable) và không hỗ trợ các phương thức như append()
, pop()
…Ví dụ:
mytuple = ('x', 'y', 'z') print mytuple (Hiển thị ('x', 'y', 'z'))
Vẫn hỗ trợ các cách để truy xuất phần tử giống List như là truy xuất theo index, range, tìm kiếm…
2.9. Dictionary
Dictionary cũng là một cấu trúc mảng, nhưng các phần tử bao gồm key và value. Nếu bạn có biết JSON thì cấu trúc Dictionary tương tự như một object json. Một Dictionary
được khai báo bằng cặp dấu ngoặc {...}
. Ví dụ:
point = {'x': 1, 'y': 2}
Truy xuất một giá trị dựa vào key của đối tượng. Ví dụ:
point = {'x': 3, 'y': 6, 'z' : 9} print point[x] (Hiển thị 3)
2.9.1. Thêm một phần tử
Để thêm một phần tử vào đối tượng đã khai báo, sử dụng cấu trúc dict[key] = value
. Ví dụ:
user = {'name': 'Jone', 'age': 30} user['country'] = 'Vietnam' print user (Hiển thị {'country': 'Vietnam', 'age': 30, 'name':'Jone'})
2.9.2. Một số hàm, phương thức thông dụng:
dict.clear()
: Xóa toàn bộ dữ liệu bên trong đối tượng
dict.copy()
: Trả về một bản copy của đối tượng
dict.fromkeys(seq[, value])
: Tạo một đối tượng với danh sách key từ seq và nếu có truyền value
thì lấy đó làm giá trị cho các phần tử.
dict.has_key(key)
: kiểm tra một key có tồn tại trong đối tượng hay không.
dict.keys()
: Trả về một List chứa các key
dict.values()
: Trả về một List chứa các value
Python cơ bản thường sử dụng trong công việc – Chương 3: Phân chia module >>
Phần 3 : Phân chia module”] Phần 4 : Class”] Phần 5 : thao tác trên tập tin và thư mục”] Phần 6 : Xử lý hình ảnh”]Tham khảo việc làm lập trình viên mới nhất trên TopDev