Outsource là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt đối với các developer. Quá trình này mang lại những lợi ích rõ rệt cho các công ty như giảm chi phí, tập trung vào nhân lực chính, tiết kiệm thời gian và tăng cường chất lượng sản phẩm. Trong bài viết này, TopDev sẽ giúp bạn tìm hiểu outsource là gì? Những lợi ích và tác động của nó đến developer, cùng những lưu ý quan trọng khi thực hiện quá trình outsource.
Outsource là gì?
Outsource hay còn gọi là Outsourcing (thuê ngoài) là hình thức công ty hoặc tổ chức thuê một công ty hay cá nhân khác để thực hiện một số công việc cụ thể thay vì thực hiện chúng bên trong tổ chức.
Quá trình outsource này thường được thực hiện khi công ty/doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để làm, hoặc khi công ty muốn tập trung vào nhân lực chính của mình để phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
Các dịch vụ và công việc được outsource thường rất đa dạng, từ quản lý dự án, phát triển phần mềm, thiết kế đồ họa, đến dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật. Các công ty thường tìm kiếm các đối tác outsource có chuyên môn hoặc kỹ năng đặc biệt, hoặc đơn giản là có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả về mặt chi phí và thời gian.
Với ngành công nghệ thông tin, loại hình outsource rất phổ biến. Các công ty outsource này thường có tính chuyên môn hóa rất cao, đội ngũ developer chuyên nghiệp, tester đông đảo, quy trình làm việc cũng khác với các công ty product. Vậy nên, các công ty cần phải có kế hoạch và quản lý tốt để đảm bảo sự thành công của dự án outsource, làm hài lòng khách hàng.
Ưu nhược điểm của outsource là gì?
Việc sử dụng outsource trong ngành công nghệ thông tin mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những rủi ro và thách thức cần phải được xem xét. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của hình thức outsource:
Ưu điểm
- Tính chuyên môn hóa cao: Các công ty outsource thường sẽ chuyên về một mảng nhất định và phát triển năng lực tốt nhất trong mảng đó. Vậy nên hiệu quả công việc họ mang lại sẽ rất tốt, doanh nghiệp có thể tận dụng thời gian để làm những việc quan trọng hơn.
- Giảm chi phí: Việc sử dụng outsource sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với product, bởi doanh nghiệp sẽ không phải tốn thêm tiền đào tạo nhân viên, chi trả phí bảo hiểm hay lương thưởng hàng năm.
- Tiếp cận công nghệ mới nhanh chóng: Với các công ty công nghệ thì việc tiếp cận với công nghệ mới là điều cần thiết, tuy nhiên chi phí đầu tư là vô cùng tốn kém. Vậy nên, outsource là một giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn công nghệ mới dễ dàng hơn.
- Đảm bảo công việc hoàn thành đúng deadline: Vì outsource làm việc theo hợp đồng nên việc đảm bảo đúng deadline là điều tất yếu. Thêm nữa, phía bên outsource phải đảm bảo chất lượng công việc theo như hợp đồng, nếu chưa hài lòng, phía khách hàng có thể đưa ra yêu cầu sửa chữa.
Nhược điểm
- Rủi ro bảo mật: Vấn đề bảo mật là điều các doanh nghiệp lo lắng nhất khi lựa chọn hình thức outsource. Vì vậy khi lựa chọn đối tác outsource, doanh nghiệp cần phải thật thận trọng, lựa chọn các công ty uy tín để không làm lộ thông tin ra bên ngoài.
- Khó khăn trong quản lý: Việc quản lý đối tác outsource có thể gặp phải nhiều khó khăn do địa lý xa cách hoặc khác biệt văn hóa, ngôn ngữ.
- Không thể kiểm soát hoàn toàn chất lượng sản phẩm: Việc chưa hiểu hết tính chất và mục đích công việc dẫn đến kết quả công việc không theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.
Xem thêm tuyển dụng Fresher JavaScript hấp dẫn trên TopDev
Công ty outsource và product khác nhau như thế nào?
Outsource | Product | |
Khái niệm | Đây là công ty thuê ngoài, được thuê để làm phần mềm cho các công ty khác. Doanh thu của các công ty này có được dựa trên số giờ làm việc hoặc số dự án đã hoàn thành. | Đây là các công ty xây dựng sản phẩm, làm mọi hoạt động phát triển sản phẩm từ A đến Z, kiếm tiền trên chính sản phẩm họ tạo ra. |
Mục tiêu | Làm hài lòng khách hàng, đối tác đã thuê họ. Họ phải đảm bảo deadline, chất lượng sản phẩm để giao cho khách hàng. | Làm cho người dùng cuối hài lòng về sản phẩm doanh nghiệp tạo ra. Phải liên tục cải tiến, cập nhật tính năng mới, sửa lỗi để đáp ứng nhu cầu của người dùng. |
Quy trình sản xuất | Sản xuất phần mềm theo brief từ khách hàng, sẽ theo hơi hướng “công nghiệp”. Quy mô và cách tổ chức nhân sự chuyên nghiệp hơn công ty product nhưng thời gian gắn bó với dự án sẽ ít hơn. | Thực hiện sản xuất phần mềm từ A đến Z, từ việc nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm đến quảng cáo sản phẩm. Do đó, nhân sự bên product sẽ có sự gắn bó hơn với doanh nghiệp. |
Tính chất công việc | Vì bị ràng buộc về nhiều thứ như deadline, ngân sách, chất lượng sản phẩm nên phía outsource thường có quy trình làm việc cứng nhắc, chủ yếu là hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu để giao cho khách hàng.
Nhân sự outsource sẽ chỉ được làm việc trên một vấn đề rất nhỏ trong thời gian ngắn, hiếm khi được trải nghiệm hết một chu kỳ của sản phẩm. Điều này làm giảm tính sở hữu của nhân viên, nhân viên chỉ tập trung làm hài lòng khách hàng hơn là đưa ra ý tưởng để cải thiện trải nghiệm người dùng. |
Công ty product sẽ tập trung vào người dùng cuối, làm cho họ hài lòng về sản phẩm. Các lập trình viên sẽ được tham gia vào toàn bộ vòng đời của sản phẩm, đến cả sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường.
Điều này làm cho nhân viên cảm thấy trân trọng công việc mình làm hơn, quyền sở hữu sẽ cao hơn. Vậy nên, nhân viên luôn mong muốn mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, nỗ lực hơn để cải tiến chương trình và đưa ra những quyết định phù hợp với người dùng cuối. |
Đối tượng khách hàng | Khách hàng là công ty hoặc doanh nghiệp thuê outsource để thực hiện phần mềm/dự án. | Khách hàng là người dùng cuối trực tiếp sử dụng sản phẩm/phần mềm. |
Fresher Developer nên chọn công ty outsource hay product?
Việc lựa chọn giữa công ty outsource và công ty product còn phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp, mong muốn và sở thích của mỗi người.
Ở công ty outsource thường có nhiều dự án và khách hàng khác nhau, giúp fresher developer có cơ hội tiếp cận với nhiều công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm mới. Ngoài ra, công ty outsource thường có quy trình sản xuất sản phẩm đơn giản hơn, giúp fresher developer dễ dàng học và hiểu quy trình sản xuất.
Công việc trong công ty outsource cũng có tính động lực cao, yêu cầu fresher developer phải có tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Còn ở công ty product, nếu fresher developer có sở thích và đam mê về một lĩnh vực cụ thể, ví dụ như game hay tài chính, thì công ty product có thể là lựa chọn tốt hơn. Công ty product thường tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đòi hỏi nhân viên có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.
Tổng kết
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của TopDev có thể giúp bạn hiểu rõ công ty outsource là gì, cũng như biết được những ưu nhược điểm của công ty outsource và product. Nếu bạn là fresher developer đang phân vân lựa chọn giữa công ty outsource và công ty product, hãy xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp và sở thích của mình để đưa ra quyết định chính xác nhất nhé!
Xem thêm:
- Tại sao bạn nên đi làm công ty thay vì làm freelancer
- Tổng Hợp Các Công Ty Outsourcing Lớn Nhất Việt Nam
- Tôi là Product Manager. Tôi làm việc gì trong công ty và tổ chức của tôi?
Xem thêm các công việc ngành IT hấp dẫn trên TopDev