Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Xuân Quỳnh
1. Uống cà phê. Cà phê giúp bạn tỉnh táo trong một ngày dài. (Đây là ý kiến cá nhân)
2. Hãy giải quyết vấn đề của bug đúng cách. Đừng fix bug theo kiểu bưng vá. Nó sẽ phản tác dụng với bạn.
3. Commit code của bạn theo định kỳ và push code của bạn ít nhất một lần trong 2 ngày. Đừng để code dưới máy của bạn quá nhiều. Bạn không bao giờ biết khi nào máy tính bị hỏng đâu.
4. Đừng đặt tên biến quá ngắn. Sẽ là một cơn ác mộng khi bạn đọc lại code của bạn sau vài tháng.
5. Hãy luôn thêm comment vào code khi có thể.
Tài liệu luôn cập nhật với code. Sử dụng các cách viết tài liệu trực tiếp trong code, ví dụ /** Javadocs comments */
Xem thêm các việc làm Java Fresher hấp dẫn trên TopDev
7. Đặt tất cả các biến static ra bên ngoài hàm. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý biến static.
8. Luôn luôn viết unit test với độ phủ 95%. Điều này giúp bạn biết được những thay đổi nhỏ của code có làm hỏng phần mềm không.
9. Cấu hình linters trong IDE của bạn, nó sẽ giúp code của bạn sạch hơn.
10. Luôn có code-style chung cho dự án của bạn.
11. Khi nghi ngờ, hãy luôn hỏi. Bạn không bao giờ biết những gì những người khác trong nhóm của bạn biết. Đừng bao giờ đánh giá thấp bất kỳ ai.
12. Liên quan đến điểm trên: Đừng hỏi những câu hỏi ngu ngốc. Tra cứu nó trên google trước khi bạn hỏi những người xung quanh. Rất có thể ai đó đã từng có câu hỏi tương tự trước đây và đã hỏi trên internet.
Đừng chỉ viết code trong các case đúng, hãy thử các case có khả năng sinh lỗi. Hãy viết test cẩn thận.
14. Khi các thành viên trong team bạn có câu hỏi, hãy giúp họ. Bạn không biết được bao giờ bạn cần sự giúp đỡ từ họ đâu.
Cuối cùng nhưng không kém phần… Đừng ngần ngại học các công nghệ mới. Ra khỏi vùng an toàn của bạn đi. Đó là cách bạn tồn tại trong ngành công nghiệp phần mềm.
Điều quan trọng nhất trong tất cả.
Khi có lỗi hãy thử khởi động lại máy tính của bạn xem. Biết đâu nó fix bug đấy.
Bài viết gốc được đăng tải tại codetoanbug.com