Scratch là gì? Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình Scratch

5586

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Chí Thức

Lập trình Scratch từ lâu đã là ngôn ngữ lập trình phổ biến cho học sinh, sinh viên và các em nhỏ. Với Scratch, việc lập trình từ ban đầu được gán cho cái mác khó nhằn, khó hiểu, đơn điệu và tẻ nhạt bỗng trở thành ngôn ngữ lập trình được các em nhỏ không cần cha mẹ nói cũng vào học.

Vậy điều gì làm nên sức hút của Scratch. Giải đáp Scratch là gì? Tạo scproject với scratch như thế nào? trong bài viết này.

Scratch là gì?

Scratch là gì?
Ngôn ngữ lập trình Scratch là gì?

Scratch là một ngôn ngữ lập trình trực quan và môi trường phát triển tích hợp được thiết kế đặc biệt cho trẻ em và người mới bắt đầu. Được phát triển bởi Lifelong Kindergarten Group tại MIT Media Lab, Scratch cho phép người dùng tạo ra các câu chuyện tương tác, trò chơi, và hoạt hình thông qua việc kéo và thả các khối mã màu sắc. Mục tiêu chính của Scratch là giúp người học tiếp cận dễ dàng với lập trình và phát triển các kỹ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.

Mục đích của phần mềm Scratch

Trẻ em cũng có thể học lập trình là một ý tưởng rất có ý nghĩa thực tiễn, tuy nhiên để sáng tạo ra một phương pháp lập trình phù hợp với trình độ và tâm lý lứa tuổi trẻ em thì lại vô cùng khó khăn. Không phải nhà khoa học máy tính nào cũng có thể làm được. Những khái niệm khoa học kỹ thuật khó hiểu, những quy tắc luật lệ chằng chịt, những suy nghĩ liên miên mệt mỏi trong những ngôn ngữ lập trình kiểu dòng lệnh phổ biến như Pascal, C, C++, Java, PHP, …chính là rào cản đối với sự tiếp cận lập trình cho trẻ em.

Tuy nhiên, đối với Scratch thì khác! Ngôn ngữ lập trình Scratch phát triển theo hướng tương tác trực quan, đồ họa sống động, sản phẩm liền tay mà vẫn đảm bảo tính khoa học, tính liên thông tri thức sau này.

Mục đích của phần mềm Scratch
Mục đích của phần mềm Scratch

Khi sử dụng Scratch, thay vì phải viết những dòng lệnh logic dễ gặp lỗi thì ở đây bạn chỉ cần nắm và kéo các khối lệnh đầy màu sắc có sẵn để lắp ghép thành một kịch bản điều khiển các đối tượng trên sân khấu biểu diễn.

Đối với những người mới bắt đầu học các ngôn ngữ lập trình như Pascal, C, PHP,…sẽ rất khó hiểu với việc sử dụng Biến, Hàm, Thủ tục, Danh sách và các Điều kiện, Vòng lặp,…nhưng khi sử dụng Scratch thì những khái niệm đó trở nên trực quan, dễ hiểu và dễ vận dụng trong các tình huống cụ thể.

Với đặc điểm dễ học, dễ sử dụng và hiệu quả như vậy, Scratch được xem như là một ngôn ngữ nền tảng trước khi học các ngôn ngữ khác. Và vì thế, đến nay đã có hàng triệu dự án được chia sẻ trên trang chủ của nhà thiết kế. Rất nhiều trường học trên khắp thế giới, từ trường Tiểu học đến Đại học đã sử dụng Scratch như một môn học chính thức.

Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Scratch

Scratch là một ngôn ngữ lập trình trực quan được thiết kế để giúp trẻ em và người mới bắt đầu học lập trình một cách dễ dàng và thú vị. Dưới đây là những đặc điểm chính của ngôn ngữ lập trình Scratch:

Giao diện trực quan và thân thiện

Scratch sử dụng giao diện kéo và thả, giúp người dùng dễ dàng thao tác mà không cần phải viết mã phức tạp. Các khối lệnh được tổ chức theo màu sắc và hình dạng khác nhau, giúp người dùng nhận biết chức năng của từng khối và sắp xếp chúng một cách dễ dàng. Điều này làm cho quá trình lập trình trở nên trực quan và thân thiện với người dùng, đặc biệt là trẻ em.

Khối lệnh màu sắc

Các khối lệnh trong Scratch được phân loại theo màu sắc dựa trên chức năng của chúng. Ví dụ, các khối điều khiển (control) có màu vàng, các khối chuyển động (motion) có màu xanh lam, và các khối âm thanh (sound) có màu tím. Sự phân loại này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các khối lệnh phù hợp cho dự án của mình.

Tính năng kéo và thả

Scratch cho phép người dùng tạo ra các chương trình bằng cách kéo và thả các khối lệnh vào khu vực làm việc. Điều này giúp loại bỏ sự phức tạp của việc viết mã bằng văn bản và giúp người dùng tập trung vào việc xây dựng logic và ý tưởng cho chương trình. Tính năng kéo và thả làm cho quá trình lập trình trở nên thú vị và ít căng thẳng hơn.

Component-Based Architecture

Scratch sử dụng kiến trúc dựa trên component, nơi mà mỗi thành phần (sprite) có thể được lập trình độc lập. Mỗi sprite có thể có các kịch bản (scripts), trang phục (costumes) và âm thanh riêng, giúp người dùng dễ dàng quản lý và phát triển các thành phần của dự án một cách linh hoạt. Điều này giúp tạo ra các dự án phức tạp một cách dễ dàng và hiệu quả.

Khả năng tương tác

Scratch cho phép người dùng tạo ra các chương trình tương tác thông qua việc sử dụng các sự kiện (events) và cảm biến (sensors). Người dùng có thể lập trình các sprite để phản hồi lại các sự kiện như nhấn chuột, nhấn phím hoặc chạm vào màn hình. Khả năng tương tác này giúp tạo ra các trò chơi và hoạt hình hấp dẫn và sinh động.

Hỗ trợ đa nền tảng

Scratch có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm máy tính để bàn, laptop và máy tính bảng thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng Scratch dành cho thiết bị di động. Điều này giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng Scratch ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và sáng tạo.

Tính năng tích hợp với phần cứng

Scratch có thể tích hợp với nhiều loại phần cứng như robot, bộ điều khiển và các thiết bị IoT. Điều này mở rộng khả năng sáng tạo của người dùng, cho phép họ xây dựng các dự án phức tạp và thực tế hơn, đồng thời áp dụng kiến thức lập trình vào các lĩnh vực khác nhau. Khả năng tích hợp này giúp Scratch trở thành một công cụ mạnh mẽ cho các dự án STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học).

Theo chính tác giả Scratch, ông giáo sư Mitchel Resnick đã chia sẻ như sau:

“Khi học lập trình Scratch, trẻ em học được những nguyên lý cơ bản của việc thiết kế, học được cách thử nghiệm ý tưởng mới, học được cách phân chia ý tưởng phức tạp thành những phần việc đơn giản, học được cách hợp tác với người khác để thực hiện dự án, học được cách tìm và sửa lỗi khi kết quả không được như ý, tập được tính kiên trì khi đối mặt với khó khăn. Ngày nay, đó không chỉ là những kỹ năng cần thiết cho việc lập trình, mà còn cần thiết cho nhiều hoạt động khác.”

Từng bước với lập trình Scratch

Cài đặt và đăng kí sử dụng Scratch

Để bắt đầu với lập trình scratch, truy cập trang chủ và ấn vào start creating. Các bạn cũng có thể signup (tạo tài khoản để lưu trữ các project của cá nhân mình).

lập trình scratch
Truy cập trang chủ và ấn vào Start Creating

Scratch sẽ chuyển hướng ta tới trang bắt đầu để lập trình với Scratch.

Lập trình scratch
Giao diện sau khi đã khởi tạo project tại Scratch

Trước khi bắt đầu, các bạn nên xem qua video hướng dẫn một số thao tác cơ bản và thành phần của scratch.

Lập trình scratch
Video hướng dẫn cụ thể và rõ ràng
Lập trình scratch chú trọng tới các đối tượng và lập trình animations cho các đối tượng. Đối tượng ban đầu và mặc định là chú mèo scratch. Để thêm các đối tượng khác. Ấn vào góc bên dưới bên phải màn hình.

Tham khảo việc làm Front-end hấp dẫn trên TopDev

Lập trình scratch
Góc dưới bên phải cho phép thêm nhiều hơn các đối tượng.

Sau khi đã có các đối tượng, bước tiếp theo là các thao tác, âm thanh được tuỳ chọn để lập trình. Việc lựa chọn đúng các thao tác giúp đối tượng trở nên sinh động hơn.

  50 keywords mà mọi lập trình viên java nên biết

Scratch hiện tại hỗ trợ code (trực quan không code), costumes (tuỳ chỉnh cao hơn) và Sounds (phần âm thanh cho các đối tượng)

Lập trình scratch

Các đối tượng trong Scratch

Về mặt code, hiện tại scratch hỗ trợ danh sách sau:

  • Motion (di chuyển 10 bước, xoay ngang dọc, di chuyển tới vị trí có toạ độ x và y)
  • Looks (xin chào, thay đổi kích thước, ẩn (hide), hiện (show), …
  • Sounds (âm thanh bắt đầu tới lúc kết thúc, thay đổi volume tăng hoặc giảm, …)
  • Events (khi ấn vào thì sao?, khi nhận được tin nhắn, …)
  • Control (kiểm soát, các câu lệnh cơ bản của lập trình, nếu a thì b, nếu như thế này thì thế kia, …)
  • Sensing (các sự kiện của chuột, các sự kiện chờ cho câu hỏi, câu trả lời, …)
  • Operators (các phép cộng trừ, so sánh, tính toán độ dài, …)
  • Variables (các biến tuỳ chỉnh, thiết lập dữ liệu, thay đổi các biến, …)

lập trình scratch
Các đối tượng được hỗ trợ trong khối Variables

Tuỳ biến, tuỳ chỉnh cao hơn với lập trình Scratch

Sau khi đã hiểu rõ và thực hành một số thành phần code được hỗ trợ bởi Scratch. Nếu các animations và lập trình cần tới tuỳ chỉnh các đối tượng. Việc tuỳ chỉnh đối tượng cho phép làm ra các đoạn code sinh động hơn, phù hợp hơn với yêu cầu.

lập trình scratchMục consumes dành cho các đối tượng tuỳ chỉnh. Cho phép chỉnh sửa màu sắc, hình dạng, kích thước các đối tượng.

Lập trình scratchThay đổi màu sắc quần của đối tượng sang màu tím.

Một thành phần khác giúp cho các video animations được lập trình trở nên tuyệt vời hơn là âm thanh. Âm thanh cũng có thể tuỳ chỉnh ở mục Sounds.

lập trình scratch

Nếu hình ảnh trong bộ sưu tập có sẵn của Scratch không phù hợp hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn. Các bạn có thể tự tải lên các hình ảnh riêng của mình bằng nút nhấn phía bên dưới phải màn hình.

lập trình scratch
Tải lên các hình ảnh cá nhân hoặc tự xây dựng là hoàn toàn khả thi với scratch

Khả năng lập trình máy tính là một phần quan trọng trong học vấn của xã hội ngày nay. Khi mọi người học cách lập trình bằng Scratch, bản thân họ sẽ học được những chiến thuật quan trọng để giải quyết vấn đề, thiết kế các chương trình và truyền đạt những ý tưởng.

Chính vì vậy, không chỉ riêng tập lớp trẻ em, học sinh là nên tiếp thu với lập trình scratch. Người già, các đối tượng khác trong xã hội nếu có điều kiện cũng có thể thử sức, sáng tạo với lập trình scratch. Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev