Bạn có bao giờ cảm thấy, những người khi càng yêu thích công việc coding thường luôn cảm thấy họ chưa đủ giỏi? Càng suy nghĩ nhiều, những câu hỏi sau lại càng xuất hiện nhiều trong tâm trí. Hãy cùng tìm hiểu tâm lý này nhé.
Junior developer là gì?
Junior developer là chỉ những developer dưới 2 năm kinh nghiệm trong công việc lập trình. Junior developer là những người chưa biết nhiều gì về công nghệ, framework, hoặc chỉ tìm hiểu sơ sơ chứ chưa dùng nó trong thực tế bao giờ. Junior dev chỉ cần viết code cho chạy được, hoàn thành đúng chức năng đề ra. Họ thường được giao cho việc sửa lỗi, thực hiện những task nhỏ. Việc này giúp cho junior tìm hiểu thêm về hệ thống, làm quen dần với code base.
Quy tắc làm việc cho Junior developer
Khi gặp khó khăn, junior sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu xem lỗi ở đâu, làm sao giải quyết, sau đó mới bắt đầu fix bug.
Để làm một lập trình viên giỏi, chúng ta phải đặt ra cho mình một số quy tắc nhất định. Tự tạo ra cho mình những kỷ luật cũng như những thói quen tích cực. Quan trọng nhất là phải luôn tìm cách giải quyết những câu hỏi có trong đầu.
Những câu hỏi lập trình viên luôn thắc mắc?
- Tôi nên học gì tiếp theo từ list những thứ cần phải học?
- Tôi nên dành bao nhiêu thời gian cho việc học code mỗi ngày? Liệu nó có đủ không?
- Có nên thay đổi phương thức học code hiệu quả hơn?
- Nếu thay đổi một điều gì đó, nó nên là một cái gì đó nhỏ cho kết quả nhanh chóng hay lớn cho ứng dụng lớn hơn?
- Tôi có nên dành thời gian nghỉ ngơi sau khi code một cái gì đó? Nếu vậy, bao nhiêu thời gian là đủ?
- Tôi nên đăng những bài viết của mình ở đâu? Trên trang cá nhân của tôi hoặc trang website lớn?
- Tôi đã hoạt động đủ trên các kênh khác nhau chưa?
- Tôi nên làm gì tiếp theo? Một cái gì đó cơ bản từ khi tôi không thể bỏ qua nó mãi mãi, hay tìm hiểu một công cụ mới?
Nhưng câu hỏi khó nhất vẫn là:
- Tôi đã học được đủ để đồng nghiệp đánh giá cao?
Những câu hỏi này luôn nằm trong tâm trí của các developer. Giống như có một vách đá cheo leo mà chúng tôi phải nhanh chóng vượt qua nhưng lại không có đủ trang thiết bị (hoặc bí quyết để sử dụng những gì tôi đã có).
Không có gì đáng ngạc nhiên, điều này có thể làm giảm hứng thú đối với công việc. Vậy chúng ta nên làm gì tiếp theo?
1- Ưu tiên những gì phải học tiếp theo
Trước hết, tôi cần phải chấp nhận rằng việc code sẽ không bao giờ kết thúc, học, học nữa học mãi. Đây không phải lời khuyên chỉ giành cho junior developer. Một phần của việc code luôn luôn học hỏi cái mới.
“Tôi đã học được tất cả mọi thứ?” là một câu hỏi sai, vì câu trả lời không bao giờ thay đổi. Câu hỏi đúng nên là “Tôi có ưu tiên học những điều đúng không?”
Mặc dù nhiều junior developer cần phải học thêm rất nhiều, tuy nhiên có một số thứ quan trọng hơn cả. Ví dụ: các nguyên tắc cơ bản luôn có ý nghĩa nền tảng để học hỏi những thứ khác trở nên dễ dàng hơn. Những thứ mới mẻ (như React) có thể không liên quan, đặc biệt là nếu công việc hiện tại của bạn liên quan đến Ember). Việc học sẽ giải quyết các vấn đề hiện tại trong luồng công việc có thể hữu ích.
Chọn những thứ học sẽ được ứng dụng được ngay và đặt phần còn lại được đưa vào danh sách “To Learn”. Danh sách đó sẽ không bao giờ trống, nhưng miễn là nó rõ ràng với các item quan trọng nhất.
2- Làm những việc nhỏ để duy trì hoạt động
Tạo cho mình những thói quen tích cực là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng cho các lập trình viên muốn thành công. Tôi luôn tham khảo các nội dung hay trên các trang web như CodePen, Github. Các trang này là nơi để đăng các dự án lớn hoặc hướng dẫn một số trường hợp hiếm gặp.
Theo dõi một số người có tiếng trong giới, hoặc các trang cộng đồng. Hãy tương tác với những gì được chia sẻ. Nhận xét về các bài viết và đoạn code. Thậm chí chỉ cần nhấp vào một số điều không quen thuộc mà mọi người chia sẻ để bạn bắt đầu những ý tưởng.
Bạn không cần phải chia sẻ những điều to lớn để cho thấy mình có đóng góp, hãy bắt đầu làm từ những điều nhỏ nhất. Làm những điều nhỏ nhặt này thậm chí có thể có giá trị hơn, vì các lập trình viên có mạng lưới tốt và kỹ năng giao tiếp sẽ luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Điều này cũng áp dụng cho việc học. Tốt hơn là học một vài điều nhỏ mỗi ngày hơn là cố gắng nhồi nhét hàng tấn kiến thức trong một tuần. Duy trì thói quen học từng chút một sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.
3- Tận hưởng công việc của mình
Thứ ba, và quan trọng nhất, tôi không thể quên đam mê của mình đối với công việc này. Tôi code vì nó thách thức tôi và cho phép tôi được sáng tạo. Chuyển nó thành một công việc nhiều thử thách là cách tốt nhất để làm cho tôi có động lực tiến bộ. Tìm cách để giữ cho niềm vui là quan trọng.
Có nhiều cách để làm điều này tùy thuộc vào những người khác nhau, tự tạo hứng khởi trong công việc. Tạo bằng cách nào? Tôi hay tự code ứng dụng bật tắt đèn cho hệ thống ioT bằng Adruino hay làm một app tắt mở đèn từ xa qua wifi…
Là một junior developer có thể phải chịu nhiều áp lực và đôi khi khiến ta mệt mỏi với quá nhiều thứ cần phải học. Điều này đôi khi làm cho ta cảm thấy mình vô dùng trong công việc, tuy nhiên đừng phóng đại bản chất của vấn đề.
Tóm lại, hãy ưu tiên học một cách khôn ngoan, chia nhỏ nó thành những phần nhỏ, và đừng đánh mất niềm vui trong công việc. Sẽ vẫn còn rất nhiều công việc, nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Học tập sẽ cảm thấy không giống như việc phá vỡ vách đa, mà giống như một hành trình leo núi, cần có thời gian để ổn định và trưởng thành, nhưng hoàn toàn có thể.
TopDev
Tham khảo việc làm IT mới nhất trên TopDev