Chống DDOS với dịch vụ miễn phí từ Google

8252
Chuyện bị tấn công DDoS là chuyện thường ngày ở huyện, gần như là một trong những vấn đề nhức đầu cho bất kỳ website nào. Vấn đề này hiện nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
Một trong những giải pháp cực kỳ hiệu quả hiện nay vừa được Google cho ra mắt đó với tên gọi Google’s Project Shield chỉ cần 30 phút để setup theo hướng dẫn optimization trong 2 ngày tiếp theo, chắc chắn website của bạn sẽ không có vấn đề gì cả.
Đây là một trong những phương thức “install and forget” giúp bạn cài đặt dễ dàng về quên đi những vấn đề tấn công DDoS cực kỳ phiền phức. Hãy cùng xem qua nó là gì nhé

Tính năng

Về cơ bản Project Shield được xây dựng trên cơ sở vật chất của Google, tạo ra nhiều lớp phòng thủ cho hệ thống, giúp chống lại các đợt tấn công DDoS. Bao gồm cả 3/4 và layer 7 attacks.

Bảo vệ không giới hạn

Bất kể website của bạn ở mức độ nào, Project Shield sẽ cung cấp những tính năng bảo vệ miễn phí cho tất cả các loại trang như tin tức, báo chí, luật nhân quyền, bầu cử, và kể cả monitoring.

Customizable caching

Project Shield caches giúp tăng cường sức đề kháng cho các DDoS defense từ đó cũng giúp cải thiện site performance, Bạn cũng có thể tuỳ chỉnh cache setting cho phù hợp với nhu cầu của website nhà mình.
Ngoài ra nó cũng có một số tính năng khác có thể kể đến như: real-time analytics, SSL support, Google support, bare admin support, và gồm cả những tính năng hỗ trợ rất tối ưu khác mà bạn sẽ được hưởng.
Tham khảo thêm các vị trí tuyển dụng web developer lương cao.

Phương thức hoạt động

Một khi setup Project Shield với website của bạn nó sẽ hoạt động như thế này:

Review traffic và loại bỏ các requests đáng nghi ngờ

Nếu có ai vào web site bạn và có những hành vi bí ẩn, Project Shield sẽ tìm cách lọc đi những request đấy.
  1001 lý do mỗi doanh nghiệp cần có một website riêng cho mình

Ngăn chặn ngay các cuộc tấn công

Nếu hệ thống phát hiện bạn đang bị tấn công, phía Google sẽ ngăn cản request lạ những hành vi đáng ngờ khác vào hệ thống server của bạn. Họ sẽ dùng hệ thống multi-layer filering system để lọc những thứ nguy hại này, ứng dụng chúng cho việc phòng thủ DDoS defenses cho cả network và của cả trung tâm dữ liệu.

Reverse proxy trong cơ sở dữ liệu của Google.

User request sẽ vào hệ thống Google’s network gần với vị trí của người dùng cuối, sau đó chúng sẽ được proxied qua cơ sở dữ liệu cloud data center của Google. Điều này giúp tăng performance và giảm độ latency.

Nội dung được đưa lại cho phía người dùng.

Chúng tôi lấy nội dung trang web yêu cầu hoặc từ bộ nhớ cache của chúng tôi hoặc từ máy chủ của bạn và gửi lại cho người sử dụng. Bằng cách rót content từ bộ nhớ cache, chúng tôi sẽ giảm tải trên máy chủ của bạn, đồng thời cũng cải thiện hiệu suất cho người dùng cuối (end-user).
Và đó chỉ là một trong số những tính năng tối ưu của sản phẩm này có thể đem lại cho người dùng. Các bạn có thể thử tự mình cài đặt và sử dụng, đây chắc chắn sẽ là một trong những công nghệ vượt trội nhất trong năm nay.
Đừng bỏ lỡ các vị trí việc làm ngành cnnt hấp dẫn tại Topdev
  Hướng dẫn back-up dữ liệu bằng Python
  Hướng dẫn cách fix và restore Wordpress bị shell hack hoặc chiếm quyền điều khiển