Bài viết được sự cho phép của tác giả Phạm Minh Khoa
Trong các hệ thống kiểm soát sửa đổi (Revision Control System), monorepo là một chiến lược phát triển phần mềm trong đó mã cho nhiều dự án được lưu trữ trong cùng một kho. Tính đến năm 2017, các hình thức khác nhau của thực hành kỹ thuật phần mềm này đã được hơn hai thập kỷ, nhưng khái niệm chung mới chỉ được đặt tên gần đây.
THEO WIKIPEDIA
Mono trong tiếng Hy Lạp là một, cô đơn, đơn lẻ và repo ở đây là repository (trong tiếng anh là kho chứa). Trường hợp ở đây là các repository trong các hệ thống kiểm soát phiên bản (Version Control System) như Git hay SVN.
Mono-repo là repository đơn lẻ mà trong đó các module con nằm gói gọn trong 1 repo. Ngoài ra, bên cạnh mono-repo thì còn có Multi-repo (nhiều repository) và Monolith (nguyên khối).
Mỗi kiến trúc Microservice trên đều đem lại một lợi ích nhất định. Với Monolith thì đây là kiến trúc căn nguyên và thường được sử dụng để kiến trúc các mô hình đúng nghĩa “nguyên khối” là không có sự phân chia module. Hiểu nôm na là mã nguồn dành cho giao diện người dùng (front-end) và truy vấn, truy cập vào database (back-end) sẽ nằm chung một repository.
Song các kiến trúc như Multi-repo và Mono-repo được tái kiến trúc từ Monolith để cách thức lưu trữ và quản lý mã nguồn trở nên “dễ thở” hơn.
Không phải mỗi ứng dụng nào cũng được phát triển dưới dạng microservices. Tuy nhiên, dù có phải tái cấu trúc mã nguồn từ một khối nguyên khối hay không, chúng ta đều sẽ phải lựa chọn cách thức lưu trữ và quản lý mã nguồn theo kiểu multiple repositories (multirepo) hay mono repositories (monorepo). Sơ lược của hai kiểu cách thức lưu trữ và quản lý này như sau:
- Monorepo là kiểu cấu trúc project trong đó tất cả module (hoặc project con) đều nằm trong cùng 1 git repository.
- Multirepo, ngược lại, là kiểu cấu trúc project trong đó mỗi module (hoặc project con) chứa ở những git repository riêng lẻ.
Tuyển dụng lập trình viên Frontend lương cao tại đây!
Ưu điểm của Monorepo
- Tổ chức liền mạch: Với mono repo, các dự án có thể được tổ chức và nhóm lại với nhau theo bất kỳ cách nào bạn thấy là nhất quán về mặt logic nhất. Sử dụng một repo duy nhất cũng làm giảm chi phí quản lý các phần dependencies.
- Cải thiện văn hóa làm việc chung giữa các nhóm: Với việc áp dụng mono repo, mọi cá nhân trong tổ chức đều nhận thức được các mục tiêu của ứng dụng và điều này làm cho cả tổ chức trở thành một nhóm thống nhất và do đó có thể đóng góp cụ thể hơn cho các mục tiêu và mục tiêu của tổ chức.
- Phối hợp tốt hơn giữa các nhà phát triển: Các nhà phát triển có thể dễ dàng chạy toàn bộ nền tảng trên máy của họ và điều này giúp họ hiểu tất cả các dịch vụ và cách chúng làm việc cùng nhau. Điều này đã khiến các nhà phát triển tìm thấy nhiều lỗi cục bộ hơn trước khi gửi một pull request.
- Tái cấu trúc dễ dàng: Bất kỳ lúc nào chúng ta muốn đổi tên một cái gì đó, việc tái cấu trúc trở nên vô cùng dễ dàng. Việc tái cấu trúc cũng dễ dàng hơn vì mọi thứ đều gọn gàng ở một nơi và dễ hiểu hơn.
Monorepos không chỉ duy trì được hầu hết các ưu điểm khi triển khai dưới dạng microservices mà còn đơn giản hóa việc chia sẻ mã và tái cấu trúc dự án chéo, chúng giảm đáng kể chi phí tạo libs, microservices và microfrontends. Vì vậy, việc áp dụng monorepo thường cho phép triển khai linh hoạt hơn.
Các tools sử dụng để triển khai Monorepo
- Yarn Workspaces: https://classic.yarnpkg.com/en/docs/workspaces/
- Bit: https://bit.dev/
- NX: https://nx.dev/
- Rush: https://rushjs.io/
- Lerna: https://lerna.js.org/
- Bazel Build System (Google): https://bazel.build/
- Buck: https://buck.build/
- Pants Build System (Twitter): https://github.com/pantsbuild/pants
- Please Build System: https://please.build/
- Oao: https://github.com/guigrpa/oao
- Bolt: https://github.com/boltpkg/bolt
Bài viết gốc được đăng tải tại anywayblogs.com
Xem thêm: