Game Developer là gì? Lộ trình trở thành Game Developer

13910

Game Developer là gì? Có phải Game Developer là lập trình viên game? Phải xây dựng lộ trình trở thành Game Developer như thế nào là tốt? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc này.

1. Game Developer là gì?

Khi được hỏi Game Developer là gì? nhiều bạn hiểu lầm rằng Game Developer là lập trình viên game. Thực tế, Game Developer là khái niệm chỉ chung cho tất cả những người tham gia vào việc thiết kế một trò chơi. Ví dụ: lập trình viên, nhà thiết kế đồ họa 2D/3D, người quản lý dự án,… Trong phạm vi bài này, mình sẽ nói về Game Developer dưới vai trò là một lập trình viên.

Game Developer được xem là nhà phát triển phần mềm chuyên tạo ra game trên nhiều nền tảng máy tính hoặc điện thoại thông minh. Họ đóng vai trò là người chuyển đổi ý tưởng của những nhà thiết kế Game (Game Designer) thành trò chơi thực tế bằng công việc chính là coding. 

Mô tả Game Developer

Bên cạnh đó, nhà phát triển game còn làm những việc như lập trình phần mềm (software-programming), tạo hiệu ứng âm thanh (sound effects), thiết lập kỹ thuật (engineering), kết xuất (rendering), kiểm tra (test) và một số quy trình khác để duy trì sự vận hành của trò chơi.

Một nhà phát triển game có thể tập trung vào một khía cạnh cụ thể như lập trình trí tuệ nhân tạo hoặc cảnh quan ảo của trò chơi. Với nghề Game Developer bạn cũng có thể làm việc với tư cách là một freelancer.

Ứng tuyển ngay các vị trí tuyển dụng lập trình Game lương cao trên TopDev

2. Nhà phát triển game cần những kỹ năng nào?

2.1. Kỹ năng lập trình

Xét theo phương diện Game Developer là một lập trình game thì kỹ năng đầu tiên cần có là kỹ năng lập trình. Khả năng coding giỏi sẽ giúp nhà phát triển game hệ thống tất cả khái niệm, bản phác thảo và cốt truyện thành hàng nghìn dòng mã hóa để hiện thực hóa trò chơi và tung ra thị trường.

2.2. Khả năng tự học, cập nhật kiến thức

Phần mềm game là một trong những ngành nghề liên tục thay đổi. Cùng với đó, xu hướng chơi game thay đổi dẫn đến sự thay đổi của những trò chơi điện tử. Để theo kịp thị trường, Game Developer cần có khả năng tự học hỏi, liên tục cập nhật kiến thức về game.

2.3. Khả năng ngoại ngữ

Nếu bạn muốn làm việc trong một công ty nước ngoài thì khả năng giao tiếp tiếng anh là một kỹ năng không thế thiếu. Bạn không nhất thiết phải nói chuyện như người bản xứ nhưng ít ra bạn phải biết cách sử dụng nó để mọi người hiểu mình đang nói gì.

Nếu nói bạn không có ý định làm việc trong công ty nước ngoài nên bạn không cần ngoại ngữ. Thực tế, ít nhất bạn cũng phải đọc được tiếng anh để tìm hiểu tài liệu chứ.

2.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Một kỹ năng quen thuộc nhưng mình không thể không nhắc đến. Để xây dựng một game thành công và nhanh chóng đòi hỏi có sự phối hợp ăn ý giữa những vị trí với nhau. Kỹ năng làm việc nhóm thể hiện bạn là một người biết lắng nghe và  thuyết phục đồng đội về những vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển game.

2.5. Thích chơi game

Đây không hẳn là một kỹ năng nhưng khi bạn thích và đam mê game thì bạn mới có thể phát triển lâu dài trên con đường Game Developer đầy thử thách.

  Game Designer là gì? Mô tả công việc của nhà Thiết kế Game

3. Ngành lập trình game ở Việt Nam

Theo đánh giá của nhiều “người trong nghề”, hoạt động làm Game ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào mobile, ít người quan tâm đến PC. Mặt khác, Game trên PC yêu cầu kinh phí cao và khó tiếp cận người dùng nên hầu hết các nhà đầu từ đều ngại bỏ vốn. Có thể nói lập trình game ở Việt Nam chưa thật sự tốt và phát triển vượt bậc như những ngành lập trình khác. 

Tuy nhiên, trong những năm tới sự ưa chuộng điện thoại, máy tính, máy tính bảng cũng như nhu cầu giải trí sẽ gia tăng khiến nghề lập trình game sẽ phát triển hơn. Do đó, nếu muốn đón đầu xu hướng trên con đường Game Developer bạn nên tìm hiểu kỹ và thật kiên trì để phát triển cùng với thị trường này.

4. Lộ trình trở thành Game Developer

4.1. Bắt đầu từ đâu?

Học Đại học

Nếu bạn chưa biết bắt đầu như thế nào hãy khởi điểm bằng những môn học cơ bản ở Trường Đại học. Mặc dù không phải lúc nào cũng cần bằng cấp nhưng bằng cấp có thể giúp bạn xây dựng những kỹ năng và kỹ thuật cơ bản để trở thành Game Developer.

Lộ trình trở thành Game Developer

Nhiều công ty phát triển game luôn tìm kiếm những ứng viên có bằng cử nhân về những ngành liên quan đến lập trình Game. Vậy Game Developer học ngành gì? Dưới đây là một vài ngành chủ yếu bạn có thể tham khảo:

  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ thông tin
  • Kỹ thuật phần mềm

Câu hỏi đặt ra là “Không học đại học thì có làm lập trình game được không?”. Chắc chắn câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể tự học hoặc đăng ký những khóa học như bạn muốn. Tuy nhiên, sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn không có đủ kiến thức nền tảng ở trường đại học.

Tập làm game và học Code

Hai yêu cầu bạn thường gặp trên bảng mô tả công việc đó là kinh nghiệm với công cụ phát triển game và khả năng lập trình (thường là C++ hoặc C#).

  • Unity: là một công cụ trò chơi đa nền tảng cho phép bạn phát triển các trò chơi 2D và 3D. Unity phổ biến đối với indie games (trò chơi độc lập) và mobile games. Đặc biệt công cụ này miễn phí cho nhân viên vì vậy bạn có thể bắt đầu tạo trò chơi và tích lũy kinh nghiệm trước khi đi làm.
  • Unreal Engine: một phần mềm dùng để phát triển trò chơi điện tử trên nhiều nền tảng từ PC đến các hệ máy console như PS4, Xbox One và Nintendo Switch. Unreal hỗ trợ hai ngôn ngữ lập trình là C++ và Python. 
  • C#: ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng để phát triển trò chơi và các ứng dụng di động, đặc biệt là với công cụ Unity.
  • C++: một ngôn ngữ lập trình đa năng thường được sử dụng để phát triển không chỉ trò chơi mà còn cả hệ điều hành và ứng dụng.
  Lập trình game là gì? Lộ trình tự học lập trình game cho người chưa biết gì

4.2. Mẹo giúp bạn cạnh tranh hơn trong thị trường tuyển dụng Game Developer

  • Bắt đầu với những game nhỏ: để phát triển kỹ năng bước đầu bạn có thể thử tạo một hành vi trong game hoặc cơ chế chuyển động của bàn phím trong C#.
  • Tạo portfolio xịn: bạn đã xây dựng những dự án nào, học ngôn ngữ lập trình nào, C++ hay C#, hãy suy nghĩ và thêm nó vào mục kinh nghiệm của bạn.
  • Bắt đầu với tư cách là một QA tester: QA là người kiểm tra trò chơi một cách có hệ thống để tìm bất kỳ sai sót hoặc lỗi nào. Đây cũng là một khởi đầu tốt để bạn tích lũy kinh nghiệm.
  • Tham gia những sự kiện về Game: đây là những nơi bạn có thể gặp gỡ những Game Developer thực thụ và cả những công ty phát triển game. Tham dự sự kiện là cơ hội tốt để bạn làm quen, xây dựng mối quan hoặc đơn giản là tìm việc.

Đến đây bài đã khá dài rồi. Mong rằng những thông tin trên có ích trên con đường trở thành Game Developer của bạn hoặc chí ít bạn có thể hiểu Game Developer là gì. Chúc bạn thành công.

Tin tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev, tìm việc ngay!