Dev cần làm gì để được săn đón?

6855

Không có đạo lý gì cao siêu cả, chỉ đúc kết lại trải nghiệm của bản thân sau khi đi xin việc nhiều, phỏng vấn tuyển dev cũng nhiều, làm việc trong nhiều môi trường (outsource, product, remote), mỗi môi trường, mỗi công ty lại yêu cầu skill set khác nhau. Và đúc kết từ trải nghiệm của đồng nghiệp là các giám đốc nhân sự, headhunt, recruiter cho các công ty, tổ chức.

Dev cần làm gì để được săn đón

Gồm 2 điểm chính:

  • Kinh nghiệm
  • Tiềm năng

Cùng làm rõ khái niệm kinh nghiệm:

  • Thực tập có tính là kinh nghiệm?
  • Bài tập lớn, đồ án tốt nghiệp có tính là kinh nghiệm?
  • Sản phẩm cá nhân, tự học code có tính là kinh nghiệm? (Ví dụ, tạo blog cá nhân bằng wordpress, tạo chatbot tự động trả lời inbox bằng Node.js)
  • Độ lớn project bao nhiêu thì được tính là kinh nghiệm?
  • Học code PHP 6 tháng có nghĩa là đã có 6 tháng kinh nghiệm với PHP?

Phần lớn các bạn sinh viên khi mình phỏng vấn đều hiểu sai định nghĩa về kinh nghiệm và tự nâng cao kinh nghiệm của bản thân lên cao hơn với thực tế.

Kinh nghiệm là thứ dùng được luôn hoặc trong thời gian ngắn 1,2 tháng.

Quy chiếu sang tiềm năng:

Tiềm năng là thứ dùng được trong tương lai, có thể 6 tháng, 1 năm, 2 năm…

Như thế nào là dùng được? Tự trả lời các câu hỏi dưới đây nhé:

  • Bạn vừa làm bài tập tạo chatbot bằng Node.js xong, công ty cần dev Node.js
  • Bạn vừa làm bài tập tạo chatbot bằng Node.js xong, công ty cần dev Node.js cho sản phẩm chatbot
  • Bạn code outsource PHP, database mysql dự án site blog, tin tức 1 năm. Công ty cần dev xây dựng hệ thống lớn bằng PHP, database Spark??
  • Bạn thực tập code Java 1 năm, đóng góp 5% code production của hệ thống?
  • Bạn thực tập code Java 1 năm, đóng góp 40% code production của hệ thống?
  • Bạn thực tập code Java 6 tháng, đóng góp 60% code development của hệ thống?

Yếu tố production và development, sản phẩm nội bộ, sản phẩm tỉ người dùng cũng là 1 yếu tố quan trọng. Nó thể hiện bạn là thanh niên vừa qua nghĩa vụ hay bộ đội trên chiến trường, độ khốc liệt của chiến trường như nào…

Những điều này sẽ được recruiter đào sâu khi phỏng vấn, sau vài câu hỏi bạn được xác định là dev kinh nghiệm hay dev tiềm năng. Tiếp đó, mỗi nhánh lại có bộ câu hỏi riêng để định giá bạn.

Đây cũng là mẹo để dev tự định giá bản thân. Với mỗi công ty, dev sẽ có giá trị khác nhau, Nhớ: đừng bao giờ fix cứng giá bản thân 🙂

Cùng chào hàng bản thân để được giá nhất nào. Chúng ta lại tiếp tục với các câu hỏi:

  • Dev kinh nghiệm như nhau thì đâu để bạn có giá nhỉnh hơn?
  • Cùng dev tiềm năng, ai sẽ được chọn, mức lương ai cao hơn?
  • Không kinh nghiệm, không tiềm năng, lấy gì để được chọn?

Thước đo cho tiềm năng là thời gian, vậy sau bao lâu thì từ một dev tiềm năng trở thành một dev thực thụ?

Bạn tự tin sau 6 tháng bạn cân cả team dev của công ty, nhưng công ty cần launch sản phẩm trong 3 tháng tới?

Cho dù dev kinh nghiệm cũng cần thể hiện tiềm năng rằng mình sẽ nâng trình độ lên nữa trong thời gian ngắn hơn những dev khác (trả lời câu hỏi thứ nhất)

  • Khả năng học hỏi, đào sâu kiến thức
  • Khả năng teamwork, phối hợp
  • Khả năng kiểm soát cảm xúc

Khả năng kiểm soát cảm xúc giúp nhà tuyển dụng cảm thấy yên tâm hơn về tiềm năng của ứng viên

Trả lời cho câu hỏi cuối cùng, tại sao hàng trung quốc không ngon bằng hàng việt, không bền bằng hàng tây nhưng vẫn được chọn?

Kết luận:

Vẫn như các bài trước, mình vẫn hỏi: Bạn muốn gì?

  • Muốn lương cao, chọn công ty phù hợp skill set
  • Muốn phát triển bản thân, chọn công ty cao hơn skill set, dĩ nhiên tỉ lệ với lương. Đây là thứ công ty cho bạn ngoài tiền, chính là kiến thức
  • Muốn việc nhẹ, lương cao, phát triển được bản thân? Không có đâu bạn, cuộc sống này công bằng lắm 🙂

Ghi chú:

  • Skill set không phải thuần tech nhé, phù thuộc vào công ty. Ví dụ như bọn mình ưu tiên dev biết marketing và business.
  • Thường thì người ta không biết mình muốn gì cho đến khi: 1, mất đi cái đó và 2, dùng thử cái đó
  • Như thường lệ, cuộc sống này rất công bằng, đừng tham lam quá 🙂

Tác giả: Đức Duy – Bài viết gốc được đăng tải tại Medium

f

  Kinh nghiệm đọc tài liệu để trở thành Developer giỏi