Tác giả: Lại Đình Cường
Thông thường nếu bạn làm đúng các thao tác thì thời gian để hệ thống cập nhật trang web của bạn lên hosting mới là rất nhanh. Sau khi bạn đã di chuyển xong dữ liệu và trỏ lại DNS thì chỉ mất chừng vài giây đến vài phút là có thể sử dụng web trên hosting mới.
Mình đã từng viết bài viết hướng dẫn thay đổi hosting cho WordPress trước đây trên blog hocwp.net, bạn có thể tham khảo thêm qua về cách thực hiện. Trong bài viết này mình cũng sẽ tổng hợp lại thứ tự các bước di chuyển hosting cho WordPress.
- Ngừng viết bài mới và sử dụng plugin thông báo đang bảo trì nếu cần thiết.
- Sao lưu dữ liệu trên hosting cũ.
- Tải dữ liệu đã được nén về máy tính.
- Upload dữ liệu lên hosting mới sau đó giải nén hoặc ngược lại.
- Thay đổi DNS trỏ tên miền về hosting mới.
- Xóa cache để hệ thống nhận hosting mới.
- Kiểm tra xem tên miền đã nhận IP của hosting mới hay chưa.
- Hủy kích hoạt plugin thông báo đang bảo trì nếu có.
Các bước di chuyển dữ liệu về hosting mới có rất nhiều, nếu liệt kê ra cụ thể hơn thì có rất nhiều thao tác, bạn sẽ quy ra 3 bước chính: backup dữ liệu, upload dữ liệu lên hosting mới, trỏ lại DNS của tên miền sang hosting mới.
Để kỹ hơn thì trước khi tiến hành sao lưu dữ liệu, bạn viết bài thông báo và sử dụng plugin hiển thị thông báo website đang bảo trì. Thao tác sao lưu dữ liệu sẽ bao gồm sao lưu tập tin và cơ sở dữ liệu. Thao tác tải dữ liệu đã sao lưu về máy tính là bắt buộc, nếu bạn sao lưu full thì tải về file nén sau đó giải nén để lấy tập tin của web trong thư mục homedir/public_html, lấy cơ sở dữ liệu trong thư mục mysql.
Nếu bạn backup dữ liệu theo kiểu full thì bạn phải giải nén ra trước, sau đó upload tập tin và import cơ sở dữ liệu lên hosting mới. Thao tác thay đổi DNS cho tên miền có nghĩa là bạn đăng nhập vào chỗ quản lý tên miền, sửa các bản ghi mà có địa chỉ IP, bạn thay IP cũ thành IP của hosting mới.
Xem thêm tin tuyển dụng Worpress mới nhất tại đây
Thao tác xóa cache ở đây là xóa cache trình duyệt, xóa cache trên bảng ghi DNS của máy tính bằng cách mở phần mềm Command Prompt lên, sau đó chạy lệnh ipconfig /flushdns. Bạn có thể kiểm tra tên miền có nhận IP của hosting mới hay chưa thì bạn sử dụng lệnh ping tên miền hoặc sử dụng tính năng kiểm tra DNS của whatsmydns.net. Nếu tên miền đã nhận IP của hosting mới thì bạn xóa cache trên blog nếu cần.
Hủy kích hoạt plugin thông báo website đang bảo trì và đăng bài viết thông báo việc di chuyển hosting đã hoàn tất.
Thời gian di chuyển hosting bao lâu là tùy vào dung lượng website nhiều hay ít, tùy vào vị trí của hosting đặt gần hay xa nơi bạn đang ở, tùy thuộc vào tốc độ mạng internet nhà bạn. Còn thời gian để hệ thống cập nhật IP của hosting mới sau khi bạn sửa DNS thì chỉ mất chừng vài giây đến vài phút. Nếu bạn chờ quá lâu mà hệ thống vẫn chưa cập nhật IP của hosting mới thì rất có thể bạn đã làm sai thao tác ở bước nào đó rồi.
Sau khi thay đổi DNS thì hệ thống thường thông báo sẽ tốn tối đa 24h đến 48h để tên miền cập nhật bảng ghi mới, tuy nhiên thời gian này là tối đa, còn bình thường hệ thống DNS cập nhật rất nhanh, cho dù bạn thay đổi nameserver hay hay đổi thông tin các bảng ghi. Chúc bạn thành công.
Bài viết gốc được đăng tải hocwp.net
Bài viết liên quan:
- Cách Trình Duyệt Hiển Thị Website Của Bạn
- Chạy Debug WordPress
- Thành thạo kỹ năng CSS của bạn với bộ code cực chất
Tham khảo nhiều việc làm IT đãi ngộ hấp dẫn tại TopDev