Glassdoor: Theo chị, việc ứng viên không trả lời được câu hỏi trong buổi phỏng vấn có ảnh hưởng đến kết quả hay không? Nếu ứng viên không biết câu trả lời, cách phản hồi tốt nhất là gì?
McDowell: Hoàn toàn bình thường! Tôi cho rằng việc bạn không biết trả lời một câu hỏi là chuyện rất bình thường. Tôi khuyên bạn nên dành một chút thời gian suy nghĩ và đảm bảo rằng hiểu rõ tất cả các chi tiết của vấn đề một cách chính xác. Sau đó sử dụng bảng ghi chép lại các chi tiết và đưa ra các ví dụ để tìm ra cách giải quyết của vấn đề. Hãy tưởng tượng bạn hỏi những người không biết gì về code các câu hỏi chuyên sâu về mảng này, chắc chắn họ sẽ không biết câu trả lời – nhưng nếu bạn nói với họ rằng hãy đọc tài liệu và tìm thử đi, thì tỷ lệ cao là họ sẽ làm được. Vì vậy, hãy xem xét kĩ các thông tin trong câu hỏi để tìm ra đáp án hợp lí nhất. Khi bạn đã có một số hướng giải quyết, ngay cả khi chúng không phải là cách tốt nhất, hãy nghĩ về những trường hợp tệ nhất và cách tối ưu hóa chúng. Nếu hướng giải quyết của bạn không thành công, hãy suy nghĩ lại thật kĩ để xác định lí do thất bại.
Khi đã tìm ra giải pháp, đừng vội vàng code liền tay. Bạn có biết rằng, một trong những điều làm con người chậm lại là tính hấp tấp – họ có một ý tưởng cơ bản về cách giải quyết, ngay lập tức họ lao đầu vào viết code cho nó. Lấy một ví dụ tương tự, hãy tưởng tượng bạn muốn lái xe đến một nơi cách đây hai dặm. Bạn mường tượng sơ sơ được đường đi đến đó, nhưng bạn có nên khởi hành ngay lúc đó? Hoàn toàn có thể, nhưng bạn có thể sẽ quẹo sai đường, đi sai hướng rất nhiều lần. Thay vào đó, 3 phút tìm hiểu hướng đi trước khi di chuyển sẽ giúp bạn hoàn thành chuyến đi dễ hơn rất nhiều.
Glassdoor: Các ứng viên cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn không thuần về data structure hay các câu hỏi thuật toán chuyên sâu?
McDowell: Developers cũng nên có khả năng trình bày background của mình. Không cần lâu – chỉ cần 30 giây đến một phút thôi đã là quá đủ. Mục đích là để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về kinh nghiệm của bạn.
Ngoài ra, các developers nên chuẩn bị để có thể trình bày từ 3 đến 5 dự án. Họ phải trình bày được tổng quan cách tổ chức của các dự án, và bạn có thể đề cập đến những ca khó nhất mà bạn đã trải qua. Vì vậy, khi tôi hỏi các developers về những thách thức trong một dự án, câu trả lời của họ sẽ đại loại kiểu ” tôi phải học bao nhiêu là thứ.” Với tư cách là một developer, tôi hiểu rằng làm việc với các công nghệ không quen thuộc là một thách thức. Nhưng nó là thử thách đối với để phân biệt một developer giỏi và tệ, nên điều này không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, câu trả lời hay nên nhắc đến các vấn đề kỹ thuật – một công cụ tối ưu hóa, một trình chữa bug, một thuật toán mới. Những điều này chứng minh bạn là một kĩ sư tuyệt vời.
Glassdoor: Bạn sẽ làm gì nếu gặp khó khăn trong buổi phỏng vấn đầu tiên?
McDowell: Bên cạnh Cracking the Coding Interview, tôi có một cuốn sách tên Cracking the Tech Career, dành cho những người nghĩ rằng ” Trời ơi, tôi là một lập trình viên của một công ty bảo hiểm nhưng tôi rất muốn làm việc cho Google, tôi làm điều đó như thế nào? ” Hoặc ” Tôi đang làm trong mảng marketing, tôi có thể chuyển sang làm việc tại một công ty công nghệ như thế nào?”. Một trong những điểm tôi đưa ra trong cuốn sách đó là, để tham gia một buổi phỏng vấn, bạn không chỉ muốn chứng minh rằng bạn là một developer giỏi, mà bạn còn là người có kiến thức cơ bản để vượt qua các buổi phỏng vấn.
Bằng CS chắc chắn chứng minh được bạn là người có kiến thức tốt. Nhưng nếu bạn không có bằng CS, tham gia các lớp data structure và các thuật toán trên Coursera sẽ giúp ích. Bạn cũng có thể lập trình ít cạnh tranh vì nó đòi hỏi phải lập trình rất cạnh tranh. Tôi cũng thấy những người cung cấp những liên kết về việc thực hiện các vấn đề của họ từ cuốn sách Cracking the Coding Interview.
Để chứng tỏ rằng bạn là một nhân viên giỏi, các dự án (open source, independent, hackathons – bất cứ điều gì!) có thể giúp ích rất nhiều. Bạn nên có ba hoặc bốn dự án lớn trong CV của bạn để chứng minh kỹ năng, niềm đam mê và sáng kiến của bạn.
Đừng ràng buộc bản thân với bất kì ngôn ngữ lập trình nào (điều này xảy ra rất nhiều với boot camps). Bạn không phải là một developer .NET; bạn là một developer đang sử dụng .NET. Bạn có thể học một ngôn ngữ mới và kỹ năng của bạn chắc chắn sẽ nâng cao. Các công ty công nghệ quan tâm đến các kĩ năng cơ bản hơn là việc bạn giỏi một ngôn ngữ cụ thể. Trên thực tế, họ không xem trọng những developer chỉ sử dụng một loại ngôn ngữ, nên việc đa dạng hoá các kỹ năng rất quan trọng.
Glassdoor: Việc tuyển dụng đã thay đổi như thế nào từ khi chị viết cuốn sách cuối cùng? Theo chị, có xu hướng nào chuẩn bị biến mất không?
McDowell: Phiên bản mới nhất của cuốn sách cuối cùng của tôi đã xuất bản cách đây một năm rưỡi, và phiên bản cũ nhất đã được phát hành vào năm 2011. Nói thật, mặc dù mọi người đang nói về việc các buổi phỏng vấn đang thay đổi, thực sự nó không phải như vậy. Các kiểu câu hỏi về cơ bản không đổi trong 15 năm qua, nhưng có phần tập trung hơn về các hệ thống mở rộng và công nghệ web. Họ muốn biết rằng bạn có thể viết code tốt hay không, bạn có phải là người thông minh hay không, bạn có giỏi giải quyết vấn đề hay không, và bạn có thể làm việc tốt với đồng đội hay không. Cách đánh giá vẫn không thay đổi – chỉ có ngôn ngữ và công nghệ thay đổi.
Mặc dù tôi không nghĩ rằng quá trình phỏng vấn thay đổi ở các công ty hàng đầu, nó vẫn khá khác ở công ty kém phát triển hơn. Nhiều người nhận ra rằng: “Này, nhìn vào Google, Microsoft, Amazon, Uber, Lyft. Những công ty này đang xây dựng một công nghệ mới – họ biết họ đang làm gì. Hãy làm những gì họ làm. “
Glassdoor: Một số người cho rằng buổi phỏng vấn không thành công là do các yếu tố như thiên vị ngầm và thực tế là chúng thường không nắm bắt chính xác loại công việc bạn đang làm trên cơ sở hàng ngày. Chị có đồng ý không?
McDowell: Đó là một câu hỏi thú vị. Tôi không đồng ý rằng có sự thiên vị đối với những trường hơp thường thấy – nếu họ thấy một người phụ nữ hoặc dân tộc thiểu số, họ sẽ cho rằng những người ấy không phải là dân kĩ thuật. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng các buổi phỏng vấn về code ít thiên vị hơn, vì các tiêu chí đánh giá thường khách quan hơn. Thậm chí một nhà tuyển dụng ” công bằng ” có thể nhận ra khả năng đưa ra giải pháp tối ưu của một ứng viên một cách nhanh chóng.
Tôi nghi ngờ các buổi phỏng vấn có tính chất ít khách quan hơn, ví dụ buổi phỏng vấn hành vi, có nhiều yếu tố thiên vị. Phụ nữ, ví dụ, thường không muốn khoe những thành tựu của họ, một phần là vì họ có thể bị phạt nếu làm như thế. Ngay cả khi họ làm như thế, nhà tuyển dụng vẫn có thể hỏi người đó đã làm việc như thế nào hay nhiệm vụ của họ thử thách đến mức nào.
Một số công ty đã thử nghiệm các phương pháp thay thế như phỏng vấn coding trực tiếp, hoặc các dự án làm tại nhà. Nhưng như thế các ứng viên vẫn gặp nhiều vấn đề. Thời gian một bà mẹ hai con có thể làm việc tại nhà là bao lâu?
Chúng ta nên chú ý đến sự thiên vị ngầm, nhưng cũng cần chú ý rằng cải cách có thể biến quá trình thiên vị thành một quá trình thiên vị hơn rất nhiều lần.
Quá trình phỏng vấn có thể có sai sót không? Chắc chắn có, trên thực tế có khá nhiều phản ánh chưa chính xác – những ứng viên thể hiện không tốt trong buổi phỏng vấn lại có thể là những developer tuyệt vời. Nhưng tôi sẽ nói điều này: Buổi phỏng vấn, khi được thực hiện hiệu quả, có thể tạo ra những kết quả và tài năng hàng đầu.
Tạo CV online ấn tượng với nhà tuyển dụng
Source: Glassdoor