Bí kíp để trở thành một Product Manager giỏi

3386

Giới thiệu

Ben Horowitz’s từng đề cập trong cuốn “The Hard Thing about Hard Things” của ông bí quyết để trở thành một PM giỏi. Cuốn sách chứa đựng rất nhiều lời khuyên quí giá và hữu ích.

Khi đọc qua, tôi luôn liên tưởng đến điểm chung của những Product Manager tài năng mà tôi quen biết. Xin nói thêm là nhờ vào đặc thù nghề của mình kèm chút may mắn mà tôi từng được gặp qua hàng trăm Product Manager cũng như cộng tác làm việc với họ, một số còn là bạn thân của tôi nữa. Vì thế mà trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến những tính cách cần có của một Product Manager đến từ kinh nghiệm và góc nhìn của tôi khi làm việc cùng PM.

Đồng thời, tôi cũng sẽ không nhắc tới những điều quá hiển nhiên như “có tâm”, “tôn trọng nhân sự”, “không dành công” mà bài viết sẽ tập trung vào việc miêu tả một người Product Manager giỏi sẽ như thế nào. Sẽ không có ai có đủ hết tất cả những tính cách được liệt ra vì thế mà bạn cần phải xem và phát huy những thế mạnh của bản thân cũng như cải thiện những điều mình thiếu mà được đưa ra trong bài viết. Hơn nữa, mặc dù tôi dùng từ Product Manager thì thật ra là ám chỉ “product people” – những con người tài năng liên quan tới các vị trí như Product Managers, Program Manager, Designers, Developers, Marketing hoặc Sales.

Tôi cố tình không xếp hạng các tính cách bởi nó hoàn toàn tùy vào bạn cũng như môi trường xung quanh mà một số sẽ trở nên quan trọng hơn. Vì thế mà các bạn cứ xem nó như một bài hướng dẫn giúp bạn trở thành một Product Manager tài năng.

Tham khảo tuyển dụng product manager lương cao trên TopDev

Hãy tự hỏi vì sao?

Jeff bắt đầu với khách hàng và tự hỏi nguyên nhân vì sao họ lại muốn dùng sản phẩm của mình cũng như vấn đề của họ là gì để phải cần mua sản phẩm – Simon Sinek nói về cách thức mà cô tiếp cận với người dùng thông qua những bài review vô cùng hữu ích và thú vị. Sau khi xác định được mục đích của sản phẩm, cô thu hút độc giả từ cách nhìn của bản thân.

“Hãy vững tin trong nhìn nhận nhưng uyển chuyển trong chi tiết” – Jeff Bezos

Làm ra sản phẩm để giải quyết vấn đề của bản thân

Jeff tin rằng sản phẩm tốt luôn là khi nó được tạo ra nhằm cho chính bản thân mình. Tuy rằng đây là một lời khuyên dành cho CEO nhưng tôi tin là nó vẫn đúng ở mọi vị trí khác. Nhờ vào việc tạo ra một sản phẩm mà cô có thể dùng, Jeff hiểu được suy nghĩ của một khách hàng và đồng cảm trước những điều họ mong muốn từ một sản phẩm. Hơn thế, Jeff cũng là người xài sản phẩm của mình mỗi ngày, thế nên, cô cũng được xem là tester quan trọng nhất trong team.

Đặt ra mục tiêu, cách thức, giao tiếp rõ ràng

Jeff luôn đề ra mục tiêu và xác định như thế nào là thành công đối với sản phẩm của cô cho team mình. Chúng bao gồm truyền cảm hứng, chất lượng và thực tiễn. Đây cũng là mục tiêu mà mọi người trong team của Jeff tin tưởng và muốn đạt được.

Hiểu rõ thị trường

Cô bạn tôi am hiểu về thị trường của sản phẩm mình. Không chỉ thế, còn biết rõ về đối thủ của mình và dùng sản phẩm của họ hằng ngày. Vì thế, Jeff thường xuyên chia sẻ và trao đổi thông tin và suy nghĩ của mình với các thành viên trong team về sản phẩm trên thị trường. Nhờ đó, mà cô hiểu được hướng đi cần thiết cho sản phẩm của Jeff.

Tìm người chỉ dạy, chỉ dạy cho người khác

Jeff tin rằng cách học tốt nhất là từ sự chỉ dạy của người đi trước. Cô tạo mối quan hệ với họ, không ngại bỏ công và tiền giúp đỡ họ. Ngoài ra, Jeff cũng đi chỉ dạy cho những người muốn học hỏi từ cô. Nhờ đó, quan điểm và tầm nhìn của Jeff ngày càng được mở rộng.

Xây dựng sự tin tưởng

Jeff được ngưỡng mộ bởi sự trung thực, khả năng đem lại sự tin cậy cho người khác. Jeff hiểu rõ sự khác biệt giữa lòng tin đích thực và tin tưởng mù quáng, nên luôn ưu tiên xây dựng một môi trường làm việc mà mọi người đều có thể giúp đỡ lẫn nhau. Lấy mình làm hình mẫu, Jeff lắng nghe và cố gắng thấu hiểu suy nghĩ, quan niệm và cách nhìn nhận của người khác.

 

Hiểu rõ cách làm

Jeff luôn hướng team về những ý tưởng thực tiễn, có khả năng thực hiện được. Nhờ vào kiến thức kĩ thuật của mình, Jeff giúp tạo ra một vòng lặp vô cùng hiệu quả giữa đưa ra ý tưởng và thực hiện nó.

Jeff không muốn dùng tới Machine Learning nếu có thể bởi sự phức tạp của nó nhưng vẫn rất quan tâm tới sự phát triển của công nghệ và ngay lập tức sử dụng nếu cảm thấy phù hợp với team.

Hãy đối đầu với khó khăn

Rất nhiều phương pháp giải quyết vô cùng sáng tạo được sinh ra từ những khó khăn tưởng chừng như vô vọng. Jeff hiểu rõ sự quan trọng của lựa chọn và việc tự cho rằng mình có thể làm mọi việc sẽ bị phản tác dụng. Vì thế mà cô tin rằng chỉ có vấn đề và khó khăn mới có thể kích thích sự phát triển và phá vỡ giới hạn để đạt được đỉnh cao mới.

Đầu tư chính là sức mạnh

Jeff không phải là con người toàn năng, thay vào đó lại có những thế mạnh riêng biệt để làm nổi bật mình. Jeff luôn đầu tư để phát triển chúng, cô hiểu rõ các ngành khác có thế mạnh là gì những vẫn giữ cho mình không bị cuốn vào chúng. Jeff có tài năng kết nối những thế mạnh của mình để làm nên sự độc đáo của bản thân.

Đặt ra ưu tiên

Jeff còn rất giỏi trong việc quản lí và đặt ra mục tiêu. Cô từng giải quyết được rất nhiều vấn đề chỉ bằng cách viết ra những việc cần phải làm và sắp xếp chúng theo độ quan trọng. Nói cách khác, Jeff là một chuyên gia về việc đặt ra mục tiêu và ưu tiên dựa theo tình huống. Cô không ngần ngại cắt bỏ các tính năng nếu nó giúp ứng dụng chạy tốt hơn (kể cả tính năng tốn rất nhiều công sức của team)

Jeff hiểu rõ việc cắt bỏ tính năng là chuyện không lạ lẫm gì, thế nhưng phải bắt cắt ở đâu. Để thực hiện được bước này, cô thường tự dự đoán những tình huống có thể xảy ra nhằm xác định được cách giải quyết tốt nhất.

 

Hãy dám xin lỗi chứ đừng chờ đợi

Project lớn luôn đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những nguy cơ lớn. Jeff luôn chủ động trong việc chấp nhận phần lỗi về phía mình và xin lỗi ngay khi có thể chứ không chờ đợi. Mặc khác, cô tự lấy mình ra làm hình mẫu cho các thành viên trong nhóm làm theo, nhờ đó mà môi trường làm việc của công ty Jeff luôn được đánh giá rất cao.

Đừng sợ sự thay đổi

Jeff chấp nhận sự thay đổi như một phần tất yếu của quá trình sáng tạo, thường giúp đỡ và khuyến khích các thành viên trong nhóm thỏa sức sáng tạo và suy nghĩ một cách thoáng hơn.

Tò mò là tài sản vô giá của bạn

Jeff rất tò mò và ham học hỏi, không quan tâm là mình đúng mà chỉ thích thú với câu trả lời đúng. Vì thế mà Jeff rất quan tâm tới nhiều ý kiến và cách nhìn nhận khác nhau về cùng một vấn đề.

Data chính là sự thật

Mỗi khi phải đưa ra quyết định quan trọng, Jeff luôn ưu tiên việc thu thập thông tin và phân tích chúng. Cô làm một cách nghiêm túc, rất hiệu quả và sử dụng những tool trợ giúp mỗi khi có thể. Jeff hiểu Data chỉ sẽ cho ta biết một phần của câu chuyện và việc thu thập thông tin sẽ chỉ đạt được được một phần nào đó trước khi nó bắt đầu trở nên thiếu hiệu quả và lúc đó Jeff sẽ đưa ra quyết định của mình.  

 

Đơn giản hóa mọi thứ

Khi gặp phải một vấn đề, Jeff sẽ chia nó thành nhiều phần nhỏ và đưa ra từng giải pháp cho chúng. Mỗi khi bắt đầu một bài diễn thuyết hoặc chia sẻ thông tin, cô luôn tự hỏi người nghe cần biết những gì? thay vì là tôi có thể nói cho họ nghe những điều đó không?. Jeff luôn tính trước những khó khăn mà cô có thể gặp phải nhưng tập trung nhiều hơn về những nguy cơ tiềm ẩn hơn là tự hỏi điều gì sẽ xảy ra.

Giá trị hơn là nói nhiều, ảnh hưởng hơn là số lượng, sáng tạo hơn là bắt lỗi

Jeff là một người rất chủ động, cô luôn là đưa ra hành động đầu tiên và kết thúc những cuộc tranh luận dài dòng ngay khi có thể. Jeff ưu tiên những giải pháp mang tính thiết thực và tốn ít thời gian nhất có thể. Cô cho rằng một ý tưởng mà lại thực tiễn luôn tốt hơn một ý tưởng tuyệt vời mà lại viễn vông. Jeff không ngại việc khó và sẵn sàng bắt tay vào làm mỗi khi team cần mình.

 

Quan sát từ nhiều khía cạnh

Hay còn gọi là “Systems Thinking”, Jeff có khả năng chú ý đến chi tiết một cách đáng kinh ngạc nhưng vẫn nhận ra được bức tranh toàn cục. Cô xác định được mục tiêu không chỉ ở ngắn hạn mà còn trong tương lai. Nhờ đó mà khả năng lãnh đạo của Jeff được đánh giá rất cao.

Có cách nhìn nhận, quan điểm rõ ràng nhưng không cứng đầu bám giữ nó

Lúc đương đầu với khó khăn cũng chính là khi quan điểm của chúng ta bị đem ra thử thách. Jeff có cách nhìn nhận rất rõ ràng, tuy đó là quan điểm của cô nhưng Jeff không bám víu lấy nó. Nhờ đó mà việc trao đổi diễn ra trong team rất dễ dàng và luôn có trật tự. Mỗi khi phải đưa ra ý tưởng mới, Jeff sẽ cùng với các thành viên trao đổi cũng như thử đặt mình vào quan điểm của người khác. Nhờ đó, với lượng thông tin và bằng chứng phù hợp, cô sẽ chọn ra được ý tưởng tốt nhất.

Tạo ra những sản phẩm hay, phù hợp với mục đích của mình

Jeff được xem là một chuyên gia tạo ra content – không chỉ là để ghi chép mà còn giúp đỡ, chia sẻ cũng như hỗ trợ ý tưởng. Cô hiểu tầm quan trọng của các thiết bị và tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh và vị trí của mình mà sẽ có một tool/sản phẩm phù hợp nhất để sử dụng. Vì thế, cô luôn sử dụng những thứ đơn giản nhất có thể và nó phải phù hợp với mục đích của Jeff.

Luôn đón nhận Feedback cũng như đưa ra feedback

Hãy cố gắng đưa ra những lời nhận xét càng chi tiết càng tốt. Ngoài ra, feedback nên hữu ích cho người nghe và đừng nên vì một động cơ nào cả. Câu hỏi bạn cần phải trả lời là liệu nó có giúp ích được không? chứ không phải là nên nói gì? Nhờ vào feedback mà sản phẩm không chỉ được cải thiện mà nó còn trở thành tâm điểm, lôi kéo sự chú ý. Vì thế Jeff luôn chia sẻ thông tin về công việc của mình sớm nhất có thể nhằm tránh việc ảnh hưởng tiêu cực từ việc thay đổi trong sản phẩm.

Nguồn: blog.topdev via Hackernoon