Bài học của CEO Na Uy giúp các lập trình viên đột phá hơn trong từng dòng code

5415

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt sau trào lưu IoT là sự bùng nổ của một thời kỳ ” nhà nhà, người người làm phần mềm”. Tuy nhiên, thực trạng thiếu hụt về nhân lực công nghệ, nhiều công ty công nghệ đã chuyển sang thuê ngoài dịch vụ thay vì tự phát triển sản phẩm của riêng mình, nhằm tiết kiệm chi phí, giải phóng bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhân lực nội bộ. Chưa bao giờ thị trường Outsourcing lại trở nên nhộn nhịp như hiện nay, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Outsourceit- Facilitated Work Hub là một trong những công ty chuyên về cung cấp các dịch vụ outsourcing cho lĩnh vực IT. Hãng đã hoạt động được tại Việt Nam 11 năm với rất nhiều projects khác nhau cả thị trường trong và ngoài nước. Qua đó thể hiện chất lượng mà các dịch vụ và sản phẩm của Outsourceit- Facilitated Work Hub luôn được các đối tác tin tưởng. Trong đó, có sự đóng góp vô cùng to lớn từ đội ngũ các developers Việt Nam đầy tài năng cũng như táo báo trong suy nghĩ.

Hôm nay, TopDev đã có buổi phỏng vấn trao đổi với ØYSTEIN BAEKO, CEO của Outsourceit- Facilitated Work Hub về tầm nhìn của ông về developer Việt Nam nói riêng cũng như làm thể nào để đột phá tư duy và sáng tạo trong IT.

Anh có thể giới thiệu đôi chút về công ty của mình không?

Thời điểm 2001, tôi vẫn còn đang đảm nhiệm vai trò là developer cho một khách hàng cần outsourcing. Công việc thì luôn quá nhiều và thường xuyên phải làm thêm giờ. Lúc đấy, tôi chợt nghĩ là sao lại không nhờ một người quen, cũng có kĩ năng và sử dụng công nghệ giống nhau, phụ giúp làm công việc của tôi. Anh ta có thể ngồi ở bất cứ nơi đâu, từ bất cứ quốc gia nào trên thế giới và vẫn có thể làm được 90% khối lượng công việc của project. Điều quan trọng là 10% còn lại sẽ bắt buộc phải làm onsite, bởi chính các thành viên chủ chốt.

Với sự phối hợp từ hai bên, giữa làm onsite và outsourcing tại các nước như Việt Nam, sẽ cho phép nhận được lợi ích từ cả hai và tạo ra các sản phẩm tốt nhất. Như vậy, Outsourceit- Facilitated Work Hub đã ra đời tại Oslo, thủ đô của Na Uy.

Năm 2003, công ty đã từng làm nhiều project với các nước khác nhau như Ấn độ, Việt Nam, Thái Lan. Ngay lập tức, tôi đã bị thu hút bởi sự thẳng thắn, rõ ràng cũng như là sự thân thiện của con người nơi đây. Do đó mà công ty quyết định mở văn phòng tại Việt Nam vào năm 2007.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực outsourcing, anh nghĩ như thế nào về sự phát triển trong tương lai 10 năm nữa? Cũng như ảnh hưởng của nó với các nước có chi phí lao động rẻ như Việt Nam?

Tôi nghĩ câu trả lời cũng như 10 năm trước. Vào năm 2007, thị trường Việt Nam nổi bật bởi hiệu năng cao cũng như chi phí lao động rẻ. Kể từ đó đến nay, mức lương của developer Việt Nam đã tăng ít nhất gấp 2 tới 3 lần. Nhưng điều đó cũng có nghĩa Việt Nam đang mất dẫn ưu thế nếu họ chỉ tập trung thế mạnh vào chi phí rẻ. Thay vào đó, Việt Nam cần phải tìm kiếm những giá trị khác. Singapore là một ví dụ điển hình khi từ một đất nước nghèo đã nhảy vọt và gắn liền với hình ảnh các sản phẩm cao cấp, chất lượng.

Tôi tin rằng Việt Nam cũng đang trong quá trình tương tự, các bạn sẽ cần tìm kiếm được một thế mạnh mới.

Theo anh, Việt Nam có phải là một điểm đến của những đổi mới công nghệ trong thời gian tới không?

Tôi không nghĩ là Việt Nam được biết nhiều tới bởi sự đổi mới sáng tạo vượt bậc về công nghệ trên mặt trận toàn cầu, mà được biết đến với hiệu quả năng suất rất cao đồng thời chi phí lại thấp. Ở Việt Nam, chúng ta có lợi thế là phải luôn nghĩ ra nhiều giải pháp để giải quyết 1 vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải hướng mình tới đổi mới sáng tạo công nghệ nhiều hơn trong tương lai để có thể duy trì sự phát triển trong kinh tế dài lâu.

Anh nghĩ mindset như thế nào là cần thiết cho các developers Việt Nam cho sự thay đổi cũng như các xu hướng mới trong tương lai để hướng đến việc phát triển làm product nhiều hơn thay vì chỉ tập trung vào outsourcing?

Việt Nam hiện tại đa phần vẫn còn tập trung làm về outsourcing mà như vậy thì không thể gọi là đổi mới sáng tạo, bởi chỉ đơn giản là làm những thứ mà người khác đã nghĩ ra. Và tôi nghĩ để đạt được những cột mốc mới, điều quan trọng nhất chúng ta cần phải tìm hiểu và học hỏi thêm rất nhiều.

Hãy tự hỏi bản thân vì sao phải làm cách này? Tại sao không phải là cách khác? Sao mọi người lại nghĩ theo hướng như vậy? Cũng như có đủ sự tự tin để có thể làm điều mới lạ. Có thể tranh luận lại với sếp cũng như là việc người lớn tuổi hơn cho phép giới trẻ tự do hơn. Vì vậy mà tôi nghĩ nó sẽ là một quá trình lâu dài để tạo ra sự tự tin đấy.

Vậy để có được sự tự tin cũng như khả năng đưa ra quyết định thì developer cần có những kĩ năng mềm hay kinh nghiệm gì?

Bạn cần phải dám chấp nhận mạo hiểm. Bởi vì việc nghe và làm theo người khác hàng ngày vốn rất là dễ nhưng nó sẽ không làm cho ta phát triển thêm được. Vì vậy hãy nắm bắt cơ hội, dám làm dám mạo hiểm và thử nghiệm điều mới lạ.

Hẳn đây cũng là những điều mà anh đã áp dụng cho công ty của mình?

Chính xác là vậy! Chúng tôi luôn khuyến khích và tạo cơ hội nhân viên của mình cũng như tạo cơ hội và cho họ sự tự tin để dám mạo hiểm và thử thách bản thân. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng việc tạo động lực không hề đơn giản cũng như vô cùng quan trọng. Bởi cơ hội xuất hiện thì cần phải có động lực để nắm bắt nó. Đó cũng là phẩm chất mà công ty luôn nhắm tới trong tuyển dụng. Đặc biệt là với những bạn muốn phát triển và đạt tới tầm cao mới.

Nhưng như vậy cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi có nhiều ý tưởng khác nhau được đưa ra. Không biết là anh cũng như công ty đã có giải pháp gì không?

Tất nhiên đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi thường xuyên phải đối mặt (cười). Đầu tiên thường là tôi sẽ tập trung vào mục tiêu của những sản phẩm đó đối với khách hàng. Vì vậy, mà miễn là ý tưởng của bạn đáp ứng được những tiêu chí trên thì nó đáng để áp dụng. Ngoài ra, khi có nhiều ý tưởng tốt và nhóm cần phải đưa ra quyết định thì bên tôi sẽ bỏ vào một cái hộp và chọn ngẫu nhiên từ chúng.

Điều quan trọng ở đây là việc mọi người cố gắng bàn luận và trao đổi với nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Vậy công ty có những chương trình hay workshop để giúp developer phát triển sự nghiệp của họ không?

Hiện tại chúng tôi vẫn chưa thật sự có workshop đúng nghĩa. Nhưng Outsourceit- Facilitated Work Hub cũng đang có gắng khuyến khích các bạn ấy tự đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề cũng như là tìm hiểu về xu hướng công nghệ mới. Bản thân tôi cũng là người thường đưa ra các ý tưởng bởi bản thân khá thích tìm hiểu và trao đổi với mọi người nên khi có gì mới là tôi luôn cố gắng đưa nó vào cuộc bàn luận với nhóm.

 

Tôi tin rằng không có ai là có quyền áp đặt bắt buộc bạn cái gì đúng hay sai. Cũng như việc phải luôn cầm tay chỉ việc cho họ sẽ chỉ khiến các developer không thể phát triển tốt nhất được. Chúng ta cần những người có khả năng tự đưa ra quyết định của riêng tôi.

Anh có thể nêu ra những thách thức mà các developer Việt Nam phải vượt qua khi làm việc trong một công ty có văn hóa nước ngoài?

Tôi nghĩ là việc đầu tiên là phải giải thích và giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa của nhau cũng như môi trường làm việc. Công ty cũng muốn tạo động lực cho họ để làm việc cũng như giao tiếp với nhau.

Quan trọng nhất là kinh nghiệm làm việc nhóm. Với tôi thì nó rất khác biệt so với việc các thành viên chỉ đơn giản làm những task được giao sẵn. Thay vào đó, các thành viên được giao cho những task lớn và họ phải làm việc với nhau để tìm ra giải pháp. Bởi vì ai cũng có điểm mạnh và yếu nên một team tốt thì các thành viên sẽ luôn gắn kết và trợ giúp lẫn nhau trong việc giải quyết vấn đề thay vì chỉ nhận lệnh từ leader một cách máy móc. Bạn sẽ cần một team có sự hợp tác như vậy để giải quyết những vấn đề hóc búa.

Theo anh thì đâu là những ưu điểm của developer Việt Nam khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài?

Đầu tiên là việc được mở rộng tầm nhìn cũng như hiểu rõ hơn về sự khác biệt trong văn hóa làm việc khi được làm trong một môi trường mới.

Ngoài ra, developer Việt Nam cũng sẽ có cơ hội học và rèn luyện tiếng anh. Theo tôi đó cũng là một ưu thế nổi bật.

Hơn nữa, mặc dù cả hai nước đều có sự khác biệt rất lớn về địa lí nhưng khoảng cách ấy lại trở nên rất nhỏ đối với việc hợp tác với nhau. Như hai mảnh ghép của cùng một bức tranh lớn. Chính sự khác nhau ấy đã tạo ra sự hòa hợp giữa 2 team.

Anh có thể nói rõ thêm về sự khác biệt văn hóa trong công ty của mình so với những nơi khác?

Tôi nghĩ là công ty khá khác biệt so với những môi trường làm việc tại Việt Nam cũng như Mỹ. Sự khác biệt nằm ở việc có rất nhiều tự do. Đi kèm với đó là tinh thần trách nhiệm. Mọi người có thể nói là ngang bằng nhau, không có nhiều khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Chỉ có ý tưởng và kĩ năng của bạn là quan trọng. Tuổi tác và cấp bật không quan trọng, đặc biệt là với công ty của tôi. Và hai nhóm làm rất tốt điều này.

Tuy nhiên, tôi nghĩ là các bạn Việt Nam vẫn chưa thật sự quen như vậy khi làm với đồng nghiệp cùng quốc tịch với họ.

Vậy công ty có gặp phải những vấn đề khó khăn gì khi họ mới tham gia vào môi trường là việc mới mẻ này không?

Vấn đề khó nhất nằm ở việc họ phải tự biết để làm gì. Tôi thấy rất nhiều người gặp khó khăn và không biết làm gì vì không được nhận task từ client. Điều này là hoàn toàn bình thường và tại công ty tôi thì mọi người  thường sẽ tự tìm ra những task mới để làm trước khi đạt được mục tiêu. Bởi tôi hiểu rõ sự quan trọng của việc luôn có mục tiêu và không bị lạc hướng.

Một phần khác thì các bạn sẽ cần phải muốn thay đổi cũng như kiên trì trong việc đó. Cái này thì tôi cũng không biết chỉ sao bởi bạn cần phải tự có động lực thì mới thay đổi được.

Vì sao những công ty lớn ở thị trường Nhật hay Na Uy lại thích dùng những công nghệ cũ để xây dựng sản phẩm thay vì những công nghệ mới?

Đây là một câu hỏi khó! Điều cần lưu ý là các công nghệ không kể mới hay cũ đều rất thú vị trong mắt các developer cũng như công ty. Vấn đề nằm ở việc khi bạn phát triển một sản phẩm cho công ty, bạn sẽ muốn nó sống được khoảng 10~20 năm. Tuy vậy, công nghệ mới cũng đồng nghĩa với nguy hiểm cao. Ví dụ như Angular 1, vốn được nhiều người yêu thích và sử dụng vài năm trước. Tuy nhiên, Google nhận ra nó có nhiều hạn chế nên đã làm ra Angular 2. Sự giống nhau giữa chúng chỉ là cái tên, mọi thứ khác đều đã bị thay đổi. Nói cách khác, công nghệ mới đến và đi với tần suất đến chóng mặt cũng như tuổi đời càng ngày ngắn. Do đó mà các công nghệ đã ổn định sẽ càng ngày trở nên quan trọng hơn như Java, .Net, PHP. Chúng đã có tồn tại từ lâu và sẽ tiếp tục như thế. Đó là một giải pháp đầu tư an toàn cho các công ty lớn.

Ngoài ra, các công nghệ mobile như Android cũng như các công nghệ mới như AI, Big Data, IoT sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nhưng cách thức sử dụng chúng chắc cũng sẽ thay đổi nhiều lần trong tương lai trước khi có thể trở nên ổn định hơn.

Do đó mà khả năng thích nghi cũng như học hỏi nhanh sẽ rất quan trọng. Ngoài ra trong quá trình phát triển, chúng ta cũng cần phải có khả năng đưa ra quyết định cũng như biết rõ rằng các cấu trúc sẽ thay đổi chỉ trong vòng 2 năm. Hãy luôn có sự chuẩn bị. Mặt khác đừng quá sa lầy vào quá trình manual testing bởi nó mất rất nhiều thời gian cũng như phức tạp.

Sau tất cả những lời khuyên của anh dành cho developer tại Việt Nam, theo anh thì các bạn cần phải làm gì để có thể có những đột phá trong sự nghiệp của mình?

Theo tôi, đổi mới sáng tạo cũng như sự đột phá nằm nhiều ở tư duy. Như đã nói ở trên, trước nhất, bạn phải “DÁM” (dare) thực hiện những ý tưởng của mình. Nó còn là việc bạn tự tin làm ra được một thứ hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện ở bất cứ đâu. Gọi vui là bạn không thể Google Search được nó. Nói một cách khác, ý tưởng của bạn phải lạ và chưa hề có ai nghĩ ra.

Những ý tưởng đó không đến từ việc bạn làm việc nhiều ở công ty A,B,C hay D mà là đến từ việc bạn dám đặt mình ra khỏi vùng an toàn, tìm cho mình những thách thức mới về mindset, về công nghệ hay về tư duy làm sản phẩm. Đó thật sự là một điều mà không phải lập trình viên nào cũng dám thử thách bản thân mình. Chúng ta cần rất nhiều sự tự tin và lòng can đảm để đem đến những đổi mới có sức ảnh hưởng toàn diện.

TopDev

Tìm việc IT lương cao, đãi ngộ tốt trên TopDev ngay!