Giới thiệu về GraphQL. Cách giải quyết những hạn chế của RESTful API

16818

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Hữu Khanh

Khi làm việc với RESTful APIs, cho một đối tượng data, chúng ta thường phải expose nhiều request URLs khác nhau. Ví dụ, bạn đang làm việc với ứng dụng quản lý thông tin sinh viên, để provide thông tin sinh viên thông qua RESTful APIs, chúng ta có thể sẽ phải expose một số request URLs sau:

  • Danh sách toàn bộ sinh viên với đầy đủ các trường thông tin
  • Danh sách tên của tất cả sinh viên
  • Danh sách sinh viên của một lớp học nào đó

Cứ mỗi một nhu cầu lấy thông tin khác nhau của thông tin sinh viên này, chúng ta lại phải expose thêm mới một request URL. Thêm nữa, cho một request URL, ví dụ như request URL để lấy thông tin toàn bộ sinh viên với đầy đủ các trường thông tin, thì cũng không phải tất cả các trường thông tin của sinh viên đều được sử dụng, chúng ta có thể chỉ cần thông tin tên, tuổi của sinh viên để hiển thị, các thông tin khác như địa chỉ, lớp học thì không cần. Việc return các thông tin này là dư thừa và không cần thiết.

Làm thế nào để giải quyết những hạn chế của RESTful API ở trên? Các bạn có thể sử dụng GraphQL.

Giới thiệu GraphQL

GraphQL là ngôn ngữ dùng để thao tác và truy vấn dữ liệu cho API, cung cấp cho client 1 cách thức dễ dàng để request chính xác những gì họ cần, giúp việc phát triển API dễ dàng hơn.

Với GraphQL, chúng ta chỉ cần expose một API cho thông tin sinh viên, client có thể sử dụng API này để query đúng thông tin cần thiết. Cụ thể như thế nào? Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn về GraphQL, cách nó làm việc để giải quyết những hạn chế của RESTful API như thế nào các bạn nhé!

So sánh RESTful API và GraphQL

Để thấy rõ sự khác nhau giữa RESTful API và GraphQL, mình sẽ tạo mới một Spring Boot project và implement cả RESTful API và GraphQL để thao tác với thông tin sinh viên mà mình đã đề cập ở trên:

Kết quả:

Ví dụ sử dụng RESTful API

Mình sẽ hiện thực RESTful API trước.

Mình sẽ định nghĩa các request URL trên sử dụng OpenAPI và sử dụng Maven plugin của OpenAPI để generate API contract. Nội dung tập tin student.yaml trong thư mục src/main/resources/api như sau:

openapi: 3.0.3
info:
  title: Student Information Management System
  version: 1.0.0
servers:
- url: https://localhost:8081/api
paths:
  /students:
    get:
      operationId: getStudents
      summary: Get all students information, can be filtered by clazz name
      parameters:
      - name: clazz
        in: query
        description: Class of students
        required: false
        schema:
          type: string
      responses:
        200:
          description: Get all students information
          content:
            application/json:
              schema:
                type: array
                items:
                  $ref: '#/components/schemas/Student'
              example:
              - id: 1
                code: '001'
                name: Khanh
                age: 30
                address: 'Binh Dinh'
                clazz: A
              - id: 2
                code: '002'
                name: Quan
                age: 25
                address: 'Ho Chi Minh'
                clazz: B
  /students/names:
    get:
      operationId: getStudentNames
      summary: Get student names
      responses:
        200:
          description: Get student information
          content:
            application/json:
              schema:
                type: array
                items:
                  type: string
                  
components:
  schemas:
    Student:
      type: object
      properties:
        id:
          type: integer
          format: int64
        code:
          type: string
        name:
          type: string
        age:
          type: integer
          format: int64
        address:
          type: string
        clazz:
          type: string

Các bạn hãy làm theo các bước mà mình đã hướng dẫn trong bài viết Generate API contract sử dụng OpenAPI Generator Maven plugin để generate source code các bạn nhé!

Kết quả của mình như sau:

Để thao tác với table Student trong database với cấu trúc như sau:

CREATE TABLE student (
  id bigint NOT NULL,
  code varchar(10) NOT NULL,
  name varchar(50) NOT NULL,
  age bigint NOT NULL,
  address varchar(100) DEFAULT NULL,
  class varchar(20) NOT NULL,
  PRIMARY KEY (id)
)

mình sẽ cấu hình thông tin database trong tập tin application.properties như sau:

spring.datasource.url=jdbc:postgresql://localhost:5432/example
spring.datasource.username=khanh
spring.datasource.password=1

Cùng với đó, mình cũng sẽ tạo một class StudentRepository:

package com.huongdanjava.graphql.repository;

import java.util.List;
import org.springframework.data.jpa.repository.JpaRepository;
import com.huongdanjava.graphql.repository.model.StudentModel;

public interface StudentRepository extends JpaRepository<StudentModel, Long> {

  List<StudentModel> findByClazz(String clazz);

  List<NamesOnly> findBy();

  interface NamesOnly {
    String getName();
  }
}

với class StudentModel có nội dung như sau:

package com.huongdanjava.graphql.repository.model;

import javax.persistence.Column;
import javax.persistence.Entity;
import javax.persistence.Id;
import javax.persistence.Table;
import lombok.Data;

@Data
@Entity
@Table(name = "student")
public class StudentModel {

  @Column
  @Id
  private Long id;

  @Column
  private String code;

  @Column
  private String name;

  @Column
  private Long age;

  @Column
  private String address;

  @Column(name = "class")
  private String clazz;

}

Bây giờ thì mình sẽ tạo mới một class StudentsApiDelegateImpl implement generated interface StudentsApiDelegate như sau”

package com.huongdanjava.graphql.web.impl;

import java.util.ArrayList;
import java.util.List;
import org.springframework.beans.BeanUtils;
import org.springframework.beans.factory.annotation.Autowired;
import org.springframework.http.ResponseEntity;
import org.springframework.stereotype.Service;
import com.huongdanjava.graphql.dto.Student;
import com.huongdanjava.graphql.repository.StudentRepository;
import com.huongdanjava.graphql.repository.StudentRepository.NamesOnly;
import com.huongdanjava.graphql.repository.model.StudentModel;
import com.huongdanjava.graphql.web.StudentsApiDelegate;

@Service
public class StudentsApiDelegateImpl implements StudentsApiDelegate {

  @Autowired
  private StudentRepository studentRepository;

  @Override
  public ResponseEntity<List<Student>> getStudents(String clazz) {
    List<Student> students = new ArrayList<>();
    List<StudentModel> studentModels = findStudentModels(clazz);

    for (StudentModel sm : studentModels) {
      Student student = toStudent(sm);
      students.add(student);
    }

    return ResponseEntity.ok(students);
  }

  private Student toStudent(StudentModel sm) {
    Student student = new Student();
    BeanUtils.copyProperties(sm, student);

    return student;
  }

  private List<StudentModel> findStudentModels(String clazz) {
    if (clazz == null) {
      return studentRepository.findAll();
    }

    return studentRepository.findByClazz(clazz);
  }

  @Override
  public ResponseEntity<List<String>> getStudentNames() {
    List<String> studentNames = new ArrayList<>();

    List<NamesOnly> studentNamesOnly = studentRepository.findBy();
    studentNamesOnly.forEach(n -> studentNames.add(n.getName()));

    return ResponseEntity.ok(studentNames);
  }

}

Giả sử bây giờ trong database, mình đang có những data như sau:

thì khi lấy thông tin tất cả sinh viên, kết quả sẽ như sau:

Chỉ lấy danh sách sinh viên của lớp A sẽ trả về kết quả như sau:

Danh sách tên của tất cả sinh viên sẽ trả về kết quả như sau:

Tin tuyển dụng Java Developer đãi ngộ hấp dẫn tại đây!

Ví dụ sử dụng GraphQL

Bây giờ, chúng ta sẽ hiện thực tất cả các nhu cầu ở trên chỉ với 1 request URL sử dụng GraphQL các bạn nhé!

Để làm việc với GraphQL, điều đầu tiên chúng ta cần làm là định nghĩa một tập tin schema. Nói nôm na thì tập tin schema này định nghĩa những thông tin mà GraphQL server có thể cung cấp cho client truy vấn data. Nó cũng giống như việc chúng ta định nghĩa API specs sử dụng tập tin .yaml trong OpenAPI vậy các bạn!

Với Spring Boot application thì các bạn có thể định nghĩa một tập tin schema.graphqls nằm trong thư mục src/main/resources/graphql. Cho ví dụ của bài viết này, mình sẽ định nghĩa tập tin schema này với nội dung như sau:

type Query {
  students(clazz: String): [Student]
}

type Student {
  id: ID
  code: String
  name: String
  age: Int
  address: String
  clazz: String
}

Trong tập tin schema của GraphQL, chúng ta sẽ định nghĩa nhiều loại type khác nhau. Ngoài các type định nghĩa cho các đối tượng data mà chúng ta sẽ provide cho client, trong ví dụ của mình là đối tượng Student, GraphQL còn có 3 type đặc biệt là Query, Mutation và Subscription. Type Query dùng để truy vấn data, type Mutation dùng để thêm, sửa, xoá data còn type Subscription thì tương tự như type Query nhưng kết quả trả về sẽ thay đổi theo thời gian (tương tự như Server Send Event đó các bạn). Trong ví dụ của mình, mình đã định nghĩa type Query với field là students cùng với tham số clazz để filter, kết quả trả về sẽ là một danh sách data với type là Student.

Chúng ta cần implement một Controller để định nghĩa cách mà Spring sẽ lấy data cho chúng ta như sau:

package com.huongdanjava.graphql;

import java.util.List;
import org.springframework.beans.factory.annotation.Autowired;
import org.springframework.graphql.data.method.annotation.Argument;
import org.springframework.graphql.data.method.annotation.QueryMapping;
import org.springframework.stereotype.Controller;
import com.huongdanjava.graphql.repository.StudentRepository;
import com.huongdanjava.graphql.repository.model.StudentModel;

@Controller
public class StudentGraphQLController {

  @Autowired
  private StudentRepository studentRepository;

  @QueryMapping
  public List<StudentModel> students(@Argument("clazz") String clazz) {
    if (clazz == null) {
      return studentRepository.findAll();
    }

    return studentRepository.findByClazz(clazz);
  }
}

Spring sẽ tự động mapping Query type với annotation @QueryMapping và tên của method chính là tên của query. Ở đây, các bạn còn có thể truyền argument của query sử dụng annotation @Argument.

Để hỗ trợ cho việc testing, Spring cung cấp cho chúng ta một GUI tên là GraphiQL để làm việc với GraphQL, nhưng mặc định GUI này bị disable. Các bạn có thể enable nó bằng cách cấu hình property spring.graphql.graphiql.enabled trong tập tin application.properties như sau:

spring.graphql.graphiql.enabled=true

Bây giờ thì các bạn có thể chạy ứng dụng của chúng ta lên và kiểm tra kết quả rồi!

Khi đi đến địa chỉ http://localhost:8081/graphiql, các bạn sẽ thấy kết quả như sau:

Trong cửa sổ này, bên trái là nơi cho phép chúng ta viết câu truy vấn, còn bên phải là nơi sẽ hiển thị kết quả đó các bạn!

Chúng ta sẽ sử dụng GraphQL query để truy vấn dữ liệu. Một GraphQL query sẽ bắt đầu với “{” và chúng ta sẽ khai báo field mà chúng ta muốn truy vấn. Ví dụ để lấy thông tin tất cả sinh viên với GraphQL, mình sẽ viết query như sau:

{
  students {
    id
    code
    name
    age
    address
    clazz
  }
}

Kết quả:

Để lấy danh sách sinh viên của lớp A, mình sẽ viết query như sau:

{
  students(clazz: "A") {
    id
    code
    name
    age
    address
    clazz
  }
}

Kết quả:

Còn danh sách tên của tất cả sinh viên thì mình chỉ cần remove các sub-field khác, chỉ giữ lại sub-field name như sau:

{
  students(clazz: "A") {
    name
  }
}

Kết quả:

Như các bạn thấy, chỉ với một query mapping của GraphQL cho đối tượng data Student, chúng ta có thể lấy hết thông tin mà chúng ta muốn và thông tin trả về cũng có thể được giới hạn tuỳ theo nhu cầu.

Bài viết gốc được đăng tải tại huongdanjava.com

Xem thêm:

Tin tuyển dụng IT mọi cấp độ trên TopDev đang chờ bạn ứng tuyển!