Những lập trình viên giỏi nhất thế giới đương đại – Phần 1

1820

Bài viết được sự cho phép của smartjob.vn

Ngày này có rất nhiều lập trình viên thực sự rất giỏi nhưng bạn có bao giờ tự đặt ra câu hỏi ai là lập trình viên xuất sắc nhất? Mặc dù không có cách nào để khẳng định ai là người giỏi nhất nhưng ITWorld đã lùng sục những coder đình đám nhất và đưa lên các diễn đàn cũng như lấy ý kiến các chuyên gia để thảo luận. Và sau cuộc nghiên cứu với nhiều tiêu chí khác nhau, 15 gương mặt xuất sắc nhất đã lộ diện.

  10 Kỹ năng quan trọng cần có của Front-end để tìm công việc dễ dàng hơn
  Top 7 phương pháp tự học lập trình tốt nhất dành cho Developer

Lập trình viên Margaret Hamilton – Bộ óc siêu đẳng sau sự phát triển của Apollo

Những lập trình viên giỏi nhất thế giới đương đại – Phần 1

Bà là giám đốc Bộ phận kỹ thuật phần mềm tại phòng thí nghiệm Charles Stark Draper sau đó được phân công vào đội thiết kế và xây dựng phần mềm điều khiển bay của NASA của Apollo và thực hiện nhiệm vụ của Skylab. Dựa trên những gì đã trải nghiệm ở Apollo, say này Hamilton đã phát triển ngôn ngữ lập trình Universal Systems Language dựa trên biến hệ của Development Before the Fact (DBTF). Đó còn là người đi tiên phong trong những khái niệm “phần mềm không đồng bộ, lập kế hoạch ưu tiên và thiết kế phần mềm mang tính ứng dụng cao”. Đặt ra thuật ngữ “kỹ thuật phần mềm” (software engineering), đoạt giải Lovelace Augusta Ada vào năm 1986 và giành Giải thưởng hoạt động trong không gian đặc biệt của NASA năm 2003.

Nhận xét:

“Hamilton đã có rất nhiều phát minh, thử nghiệm thành công. Đó chính là cô gái rất phù hợp với danh hiệu Kỹ sư máy tính của Hoa Kỳ.” Ford_beeblebrox

“Tôi nghĩ rằng trước khi cô ấy xuất hiện (không được thừa nhận bao gồm cả Knuth), lập trình máy tính ở mức độ nào đó vẫn là một nhánh của toán học. Tuy nhiên một hệ thống điều khiển bay cho tàu vũ trụ hoàn toàn là mô hình khác.” Dan Allen

“Cô ấy là người đầu tiên đưa ra cụm từ “kỹ thuật phần mềm” và đã cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời về việc làm cách nào để thực hiện điều đó.” David Hamilton

Lập trình viên Donal Knuth – Tác giả của Nghệ thuật lập trình máy tính

Tên đầy đủ là Donal Ervin Knuth, một nhà khoa học máy tính nổi tiếng tại Đại học Standford (Mỹ). Người viết cuốn sách Definition trên lý thuyết lập trình, tạo TeX hệ thống sắp chữ kỹ thuật số. Người giành giải thưởng Hopper Grace Murray của Hiệp hội máy tính ACM năm 1971. Đoạt giải ACM AM Turning năm 1974, Huy chương Khoa học Quốc gia vào năm 1979 và huy chương IEEE của Neumann John von năm 1995.

Nhận xét:

“…đã viết  Nghệ thuật lập trình máy tính và có lẽ đó là cuốn sách toàn diện nhất cho tới bây giờ” Anonymous

“Đó là chương trình máy tính lớn nhất mà tôi đã từng sử dụng với tỷ lệ lỗi là 0% – Don Knuth TeX” Jaap Weel

“Đó là người tuyệt với nhất nếu bạn hỏi tôi” Mitch Rees-Jones

Lập trình viên Ken thompson: Đồng sáng chế của Unix

Những lập trình viên giỏi nhất thế giới đương đại – Phần 1

Ông được biết đến với cái tên Ken trong giới hacker. Đồng sáng tạo (cùng với Dennis Ritchie) của Unix; tác giả của ngôn ngữ lập trình B, các chương trình mã hóa kỹ tự UTF-8, biên tập văn bản ed, đồng phát triển ngôn ngữ lập trình Go. Đồng đoạt giải AM Turning (cùng với Ritchie) vào năm 1983, Huy chương Quốc gia về công nghệ năm 1998,….

Nhận xét:

“ … có lẽ đó là lập trình viên xuất sắc nhất mà nhân loại từng có. Unix kernel, Unix tool, chương trình vô địch thế giới cờ vua Belle, kế hoạch 9, ngôn ngữ Go” Pete Prokopowicz

“Những đóng góp của Ken nhiều hơn bất cứ ai khác có thể nghĩ ra. Chúng rất cơ bản, thực tế và có sức sống vượt thời gian; vẫn luôn được chúng ta sử dụng hàng ngày” Jan Jannink

Lập trình viên Richard Stallman: Đấng tạo hóa của Emacs, GCC

RMS sinh năm 1953 tại New York, Mỹ. Ông đặt nền móng cho dự án GNU và tạo ra nhiều phần mềm như Emacs nguyên thủy, GDB (trình gỡ rối GNU), GCC (trình biên dịch GNU) đồng thời tạo ra phong trào phần mềm tự do. Đoạt giải Hopper Grace Murray của ACM năm 1990 và các giải thưởng của EFF vào năm 1998.

Ngoài ra, ông còn là người đứng đầu Tỏ chức phần mềm Tự do (Free Software Foundation – FSF) nhằm thu hút những lập trình phần mềm tự do và tạo ra một cơ sở hạ tầng hợp pháp cho phần mềm tự do.

Nhận xét:

“ Tôi có thể không đồng tình nhiều thứ về người đàn ông to lớn này nhưng tôi luôn cho rằng đó là lập trình viên hàng đầu dù ông ta còn sống hay đã chết” Marko Poutiainen.

“Thông qua những kiến thức tuyệt vời của mình về lập trình cùng với ý chí, nghị lực phi thường, ông đã tạo ra toàn bộ văn hóa lập trình và máy tính” Dan Dunay.

Lập trình viên Anders Hejlsberg – Cha đẻ của Turbo Pascal

Anders Hejlberg sinh năm 1960 tại Đan Mạch. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã tham gia rất nhiều dự án thiết kế nhiều ngôn ngữ lập trình như Turbo Pascal, C#, J++, Delphi. Hiện tại ông đang đảm nhiệm chức vụ Thiết kế trưởng và kiến trúc sư của ngôn ngữ C# tại Microsoft. Năm 2001, ông đã vinh dự đoạt giải thưởng về lập trình Dobb’s Excellence.

Nhận xét:

“Ông đã viết, biên dịch hợp ngữ cho cả hai hệ điều hành máy tính chủ đạo (DOS và CPM). Nó được thiết kế để biên dịch, liên kết và chạy một chương trình trong vài giây thay vì vài phút.” Steve Wood.

“Tôi rất ngưỡng mộ người đàn ông này – ông đã tạo ra các công cụ phát triển mà tôi rất yêu thích qua 3 giai đoạn chính trong suốt quãng thời gian tôi phấn đấu thành một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp.” Stefan Kiryazov

Bài viết được dịch và tổng hợp từ ITWorld

Bài viết gốc được đăng tải tại smartjob.vn

Có thể bạn quan tâm:

Tìm việc IT lương cao, đãi ngộ tốt trên TopDev