5 thói quen xấu khiến developer bị sa thải

4143

Có thể nói chuyện thành hay bại của một phần mềm bắt đầu từ việc ” Gãi đúng chỗ ngứa ” ” Ravi, thật tệ quá, bạn đang gặp vấn đề mỗi ngày đấy” Jim người quản lý của tôi nói

Tôi đã rất ngạc nhiên ,hay nói chính xác hơn là hoàn toàn bị sốc vì những lời nói đó.

” Jim à, tôi không chắc tại sao anh lại nghĩ như vậy” Tôi đáp trả bằng một giọng điệu mỉa mai

“Tôi là một developer tuyệt vời và là một nhân tài của team của chúng ta. Khách hàng hoàn toàn hài lòng với tôi và nếu nói không ngoa thì năng lực của tôi vượt xa những đồng nghiệp khác” . Tôi đã thực sự tức giận

200+ vị trí hot Android Developer không nên bỏ lỡ

” Chính suy nghĩ này là vấn đề của bạn, Ravi à. Nếu bạn không nhanh chóng khắc phục, bạn sẽ không bao giờ đạt đến được đỉnh cao của sự nghiệp” Jim nhìn thẳng vào mắt tôi và nói.

Quá nhiều cảm xúc diễn ra cùng một lúc: ngớ ngẩn, tức giận và bối rối, tất cả cùng một lúc, và nhận ra sự thô lỗ trong câu nói của anh ấy.

Tôi cố gắng kìm nén để tránh bộc phát và lắng nghe những lí do anh ta đưa ra:

” Code của tôi là tuyệt nhất “

Friedrich Nietzsche đã nói sau khi hoàn thành.

Bất kể tôi làm việc gì, tôi đều bị CÁI TÔI ám ảnh quá lớn

Người mà team thực sự cần là những người khiêm tốn, cầu tiến và thông minh: khiêm tốn đồng nghĩa với giảm bớt cái “tôi” cá nhân lại, quan tâm nhiều hơn đến “ta” chung. Cầu tiến nghĩa là họ có đạo đức nghề nghiệp, luôn cố gắng hoàn thành mọi thứ, và đóng góp bằng tất cả những gì họ có thể. Thông minh không có nghĩa là thông minh về mặt trí tuệ mà là nhạy bén trong xử lý tình huống.

Đừng chỉ trích code của người khác, một phần của nó có thể là của bạn. Thay vào đó, hãy cố gắng làm cho các đánh giá trở nên khách quan và chuyên nghiệp. Hãy khiêm tốn và cố gắng học hỏi từ mọi người xung quanh bạn.

Hãy luôn luôn nhớ, cái tôi là một trở ngại đối với công việc của bạn. Nếu bạn tin vào sự vĩ đại của bạn, nó sẽ là điểm chấm hết cho sự sáng tạo của bạn. Sự nghiệp cải thiện bản thân sẽ dừng lại khi bạn tin rằng không còn gì để học trên đời này.

” Tôi có thể sửa cái này trong tích tắc “

Angela Duckworth đã từng nói:

Không có con đường tắt nào dẫn đến thành công

Hãy tự cứu rỗi bản thân. Hãy tự cho phép mình tận hưởng cuộc sống này. Nếu bạn đang dành cả tuổi thanh xuân chỉ để làm những chuyện lặt vặt, bạn đã đi sai hướng rồi. Đi đường tắt không có nghĩa là sẽ đến đích nhanh hơn.

Đi đường tắt rất nhiều cám dỗ, mọi người đều đã từng làm điều đó. Thật ra có một số trường hợp cần phải làm điều đó, nhưng nhìn chung, nó rất nguy hiểm, rất rất nguy hiểm và nên tránh càng xa càng tốt. Một đường tắt sai lầm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài giờ nhưng có thể sẽ phải đánh đổi bằng cả danh dự của chính bạn.

Hãy suy nghĩ kĩ lời khuyên của tôi. Tôi đã học được rằng việc đi đường tắt và sống buông thả không có nghĩa là bạn đang được sống trong tự do. 

” Tôi nhớ mọi thứ. Tôi không cần ghi chép gì cả “

Dick Brandon đã từng nói.

Việc ghi chép giống như tình dục; Khi làm tốt, nó sẽ rất tuyệt, và ngay cả khi làm tệ thì nó có vẫn còn hơn không

Việc ghi chép là ” chất bôi trơn ” của việc lập trình. Các nhà quản lý đều nghĩ rằng việc đó tốt với các lập trình viên những lập trình viên lại ghét nó!

Nhưng mọi người đều biết, những developers XUẤT SẮC đều làm cho thói quen hằng ngày trở nên thực tế hơn. 

Như trong bất cứ lĩnh vực nào, lập trình viên có thể chuyển đổi công việc, di chuyển từ phòng ban này sang phòng ban khác hoặc nghỉ hưu. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh tật, thương tích hoặc tử vong có thể làm giảm số lượng thành viên trong nhóm – điều mà bạn không mong đợi. Code cũng vậy. Các developers có thể dễ dàng quên code của họ hoạt động như thế nào nếu họ không đụng vào nó trong vòng một năm hoặc nhiều hơn.

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc truy cập vào các tài liệu thiết kế, thông số kỹ thuật API, hướng dẫn sử dụng và các nhận xét code cho thấy sự khác biệt giữa sản phẩm và deadline. 

Và thái độ này khiến họ trở nên quan trọng hơn với team. Đừng cố gắng trở thành người ” không thể thay thế ” trong team của bạn bằng việc không ghi chép. Tất cả những điều bạn nên làm là thể hiện hết trách nhiệm với team của bạn.

” Đó không phải do tôi ” 

Bruce Lee đã từng nói :

Mọi lỗi lầm đều được tha thứ, nếu người có lỗi đủ can đảm nhận sai

Câu nói trên đề cao một trong những đức tính quan trọng nhất của một developer VĨ ĐẠI thực sự.

Chúng ta luôn có những lý do … Trong những điều kiện bình thường, chúng ta sẽ không bao giờ phạm sai lầm, nhưng thật lòng, điều đó khó xảy ra.

Các developers tệ hay đổ lỗi cho khách hàng vì không sử dụng các sản phẩm đúng cách. Họ ít khi chịu trách nhiệm cho sản phẩm và các lỗi. Họ đảm bảo rằng mọi người đều biết chính xác người chịu trách nhiệm là ai khi có lỗi do người khác tạo ra.

Để tránh bị sao lãng và mất thời gian của mọi người trong quá trình này?

Giữ thái độ lành mạnh khi chúng ta còn có thể và nói những điều như: ” Tôi xin lỗi, bây giờ chúng ta cần làm điều này để khắc phục vấn đề này, đó là lỗi của tôi” sẽ giúp bạn gây dựng lại lòng tin, và sự tín nhiệm từ mọi người. Bạn càng sớm thừa nhận những sai lầm của bạn, bạn càng phải học và sửa sai nhiều hơn. Đơn giản như thế!!!

Hai từ ” Hoàn thành ” của bạn vẫn chưa đủ

Rick Lemons đã từng nói.

Đừng bắt người dùng cung cấp thông tin đã có trên hệ thống

Nếu lập trình là tình dục, sẽ có rất nhiều máy tính ” không thoả mãn “. Tôi nhận ra khá nhiều người đang nhầm lẫn về khái niệm ” Đã hoàn thành”

Hãy nhớ rằng ” Đã hoàn thành ” nghĩa là: Được thử nghiệm và được chấp nhận bởi người dùng theo yêu cầu của họ. Kết thúc theo suy nghĩ của bạn không có nghĩa là mọi thứ đã thật sự hoàn thành.

Một developer xuất sắc luôn mong muốn học hỏi những điều mới. Họ tìm tòi để hiểu cách các phần tử kết hợp với nhau và tình trạng của chúng. Họ đặt các câu hỏi về thiết kế và ý tưởng bên cạnh các tính năng để tìm kiếm giải pháp. Họ biết điều gì sẽ mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Mặt khác, một developer kém chỉ “tôn sùng” công nghệ họ yêu thích. Họ nghĩ rằng phương pháp hoặc quá trình của họ là ” lý tưởng” , và họ cho rằng trải nghiệm người dùng và các tình huống khác nhau không thể thay đổi quyết định đó. Họ đưa vào dự án các biến phụ thuộc không cần thiết để phù hợp với sở thích của họ. 

Các dự án thành công là những dự án được chấp nhận bởi người dùng và trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Kết luận  

Vậy có từ nào tổng hợp được tất cả các ý ở trên?

Câu trả lời là Thái Độ

Một thái độ tốt quan trọng hơn số năm kinh nghiệm.

Chỉ làm việc thôi chưa đủ, bạn phải có thái độ tốt trong công việc và thay vì có kỹ năng tốt, thái độ tốt vẫn quan trọng hơn nhiều. Nếu bạn chọn việc bạn thích là nghề nghiệp của bạn, nhìn chung bạn sẽ thích làm việc đó và công việc sẽ không bao giờ đơn điệu. Là một nhân viên, điều quan trọng là bạn phải thể hiện đúng thái độ tại nơi làm việc.

Như Zig Ziglar đã tổng kết.

” Thái độ, sẽ quyết định thành công của bạn. “

TopDev via 

  5 thói quen xấu khiến developer bị sa thải
: Những con số hấp dẫn về lương của Software Engineer”]

Source: Hackernoon