5 biểu hiện của nhân viên cần cân nhắc sa thải

45133

Có nhiều lý do để người quản lý buộc thôi việc nhân viên mình. Đó có thể dựa trên những đánh giá từ kết quả công việc, sự phù hợp – tính ổn định về lâu dài, phẩm chất nhân viên,… hay bất cứ một lý do nào đó.

Thực tế đã cho thấy, chuyện chấm dứt hợp đồng làm việc với nhân viên mình chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng với các nhà quản lý. Tuy nhiên, với một nhân viên có những biểu hiện sau, việc sa thải là điều hiển nhiên phải thực hiện.

  Bí mật giúp tạo động lực và tăng năng suất cho nhân viên!
  Công nghệ gắn kết nhân viên - vũ khí mới của HR trong thời đại mới

1. Thường xuyên phàn nàn hay đòi hỏi

Những nhân viên tệ trong quá trình làm việc sẽ có xu hướng phàn nàn, than vãn về nhiều việc diễn ra xung quanh. Có thể là đồng nghiệp, môi trường làm việc, khối lượng công việc đảm nhận và trong mắt họ, không có gì là hoàn hảo. Và nếu để kéo dài, họ có thể là những tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến với sự phát triển của tổ chức/doanh nghiệp.

5 biểu hiện của nhân viên cần cân nhắc sa thải

Cụ thể họ có những biểu hiện hành vi như sau:

1. Thường xuyên tìm kiếm nhiều điều để khiếu nại, phàn nàn về những sai lầm của đồng nghiệp. 

2. “Tạo sóng” bằng cách lan truyền những tin đồn tạo ra sự thị phi

3. Nói xấu sau lưng đồng nghiệp.

Không những thế, những nhân viên này đôi khi còn đòi hỏi quá nhiều điều về các nhu cầu khác nhau. Có thể họ sẽ đòi hỏi về mức lương trong khi bản thân mình không tự đánh giá được khả năng của mình hoặc đòi hỏi những nhu cầu mà họ xem là cấp thiết như: các thiết bị hỗ trợ, chính sách phúc lợi xã hội,..

2. Thiếu tinh thần trách nhiệm

Không một công ty nào mong muốn nhân viên của mình thiếu trách nhiệm với công việc cả. Và để tránh làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của mọi người và ảnh hưởng lớn đến chiến lược xây dựng và sự phát triển chung của công ty thì những đối tượng nhân viên có các biểu hiện sau đây cần được xem xét “thanh lọc” sớm: 

  • Hay đổ lỗi cho hoàn cảnh khi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đỗ lỗi cho người khác
  • Thực hiện và giải quyết công việc hời hợt, không tập trung
  • Luôn viện cớ bào chữa cho những hạn chế, sai phạm do bản thân gây ra 
  • Không hề có sự biểu hiện nào của sự cố gắng
  • Chiếm dụng quỹ thời gian để làm việc riêng

3. Thiếu tập trung và thái độ

Ngoài năng lực chuyên môn, thái độ sống tích cực thì nhiệt huyết và sự đam mê trong công việc rất quan trọng. 

5 biểu hiện của nhân viên cần cân nhắc sa thải

Cụ thể khi một dự án mới được triển khai, họ thường tỏ ra không mấy hứng thậm chí uể oải khi tiếp nhận thông tin. Ngược lại, họ lại tỏ thái độ thiếu hợp tác và họ thuộc kiểu người dễ nản chí khi gặp một chút khó khăn. Chính vì vậy mà nếu tiếp diễn lâu dài họ sẽ truyền đi năng lượng xấu cho các nhân viên khác và ảnh hưởng xấu đến bầu không khí làm việc chung của mọi người.

Sự thiếu nhiệt huyết đôi khi còn được thể hiện thông qua sự lười biếng hoặc thậm chí nhân viên đó nghỉ việc quá nhiều. Một nhân viên tự ý nghỉ việc không lý do chính đáng, thiếu nhiệt huyết trong công việc thì khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4. Không có tinh thần làm việc nhóm

Việc tập trung vào công việc của mình là tốt, đó cho thấy bạn thật sự có trách nhiệm với phần việc của mình đồng thời cũng là một cách hiệu quả để rèn luyện khả năng tư duy độc lập. Tuy vậy, để phát triển sự nghiệp lâu dài, bạn không phải làm việc độc lập một mình mà cần sự hợp tác nhóm, nên việc giúp đỡ, trao đổi với ai đó là điều cần thiết.

Đặc biệt hơn không riêng gì giới nhân sự, nếu muốn phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp thì việc nhân viên phải cọ xát và trải nghiệm nhiều vai trò, vị trí để nắm bắt tốt suy nghĩ, mong muốn của họ là điều thật sự cần thiết. Và làm việc nhóm chính là cơ hội để nhân viên thử sức học hỏi những điều này.

Nếu cứ chỉ chăm chăm làm việc của mình mà không quan tâm đến thành quả chung mang tính đồng đội, không hiểu giá trị của sự cộng tác thì bạn sẽ mãi chậm chân tại chỗ, mãi vẫn là một ngôi sao không bao giờ sáng.

5. Thiếu sự chủ động và sự sáng tạo

Môi trường làm việc năng động và không ngừng cập nhật những xu hướng mới. Vì thế, việc nhân viên cần phải chủ động và rèn luyện tính sáng tạo trong công việc là một điều cần thiết.

Sự chủ động có thể hiểu là sự linh hoạt trong suy nghĩ dẫn đến biểu hiện cụ thể qua hành động. Ví dụ như bạn bày tỏ những quan điểm, sáng kiến mới về vấn đề, mạnh dạn đóng góp những ý kiến, đánh giá, đề xuất của cá nhân trong các cuộc họp của tổ chức,…. Ngoài ra, việc tự trau dồi thêm  kiến thức bổ trợ từ các khóa học chuyên sâu cũng là cách để phát triển năng lực của mình. Tương tự, để có thể tiếp tục theo đuổi công việc, bạn cần có sự sáng tạo để có những lối tư duy mới, tránh những đường hướng cũ. Cá nhân mọi tổ chức doanh nghiệp đều mong muốn nhân viên của họ có tính chủ động và sáng tạo trong công việc.

Đôi khi bạn có thể chưa sáng tạo nhưng sự chủ động có thể thay thế và ngược lại đồng thời, bạn phải có sự thích ứng tốt với công việc, luôn tìm tòi, học hỏi và tự phát triển bản thân theo lộ trình riêng. Hãy thể hiện cho người quản lý thấy sự nỗ lực của bạn như thế nào, sự thay đổi tích cực của bạn ra sao thông qua các thành quả thay vì chỉ mãi thụ động và chậm chân tại chỗ.

Có rất nhiều biểu hiện cho thấy đó là một nhân viên không phù hợp. Tuy nhiên, các nhà quản lý cần sáng suốt trong việc đưa ra những chiến lược để giải quyết kịp thời trước những thái độ của nhân viên. Một chiến lược hợp lý và thể hiện được ủy quyền của nhà quản lý sẽ là bài học sâu sắc cho mỗi cá nhân nhân viên nhìn nhận lại sự thiếu sót của mình, giúp họ hoàn thiện hơn trên hành trình nghề nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev