Ứng dụng của phép toán Bitwise

4886

Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Văn Dem

Trong chương trình giảng dạy IT của các trường đại học, cao đẳng hay trung tâm dạy nghề chúng ta đều được học các phép tính toán sau :

  • Số học (+,-*,/,%)
  • Logic (&&,|| )
  • Bitwise (&,|,~,^,>>,<<)

Trong khi phép toán Số học và Logic được ưng dụng rộng rãi trên hầu hết các hệ thống phần mềm cũng như bài tập trên trường lớp. Phép toán Bitwise có vẻ được ít các bạn lập trình viên quan tâm và rất ít người áp dụng được phép toán này trong các hệ thống phần mềm.

Bitwise là một phép toán cực quan trọng nếu nắm bắt được nó bạn có thể hiểu được một số tư tưởng của một số thuật toán tạo ID cũng như các opensource sử dụng nó. Áp dụng Bitwise vào trong hệ thống phần mêm của bạn sẽ giúp phần mềm của bạn trở lên tốt hơn cũng như giải quyết được nhiều bài toán khó.

Bài toán tạo ID

Ứng dụng hay được sử dụng nhất và cũng là ứng dụng nổi bật nhất của phép tính toán Bitwise là tạo một ID chứa nhiều thông tin bên trong.

Thông thường mọi người sẽ lưu ID dưới dạng số tăng dần vào các RDMS như : mysql, oracle , mariadb, postgresql ,… Sử dụng cơ chế auto increment hay sequence của các loại DB này để thực hiện tạo ID. Cách này sẽ làm tăng tải cho DB khi thực hiện insert dữ liệu. Kèm theo cách này thì thông tin của ID cung cấp cho chúng ta là không nhiều chỉ là đã tạo được bao nhiêu bản ghi nhưng nếu chúng ta xóa 1 row đi thì thông tin của ID mang lại hầu như không sử dụng được.

Trên thực tế với các phầm mềm mình đã làm và được nhận lại từ các chuyên gia thì họ thường sẽ không tạo ID kiểu vậy và sẽ sử dụng phép tính toán Bitwise để lưu thông tin.

Trong bài blog này mình sẽ lấy ví dụ và giải thích chi tiết thuật toán snowflake để các bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của phép toán bitwise cũng như mình sẽ cung cấp một số common function để làm việc với bitwise. Hy vọng sau bài này các bạn sẽ luyện tập và tạo được ID theo ý và chứa nhiều thông tin hơn một số tự tăng.

Tạo ID theo thuật toán snowflake

Đối với các hệ thống phân tán ( distributed system ) việc tạo ID sao cho unique giữa các service cũng như ID chứa nhiều thông tin là một thách thức rất lớn nếu chúng ta không sử dụng phép Bitwise.

Thuật toán nổi tiếng nhất để tạo ID cho hệ thống này là snowflake. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều implement trên mạng và tại blog này tôi cũng có 1 implement tại class IdGenerator trong project common cụ thể như sau:

package blog.common.id;

import java.time.Instant;
import java.util.Date;

public class IdGenerator {

    private static final int NODE_ID_BITS = 10;
    private static final int SEQUENCE_BITS = 12;

    private static final int maxSequence = (int) (Math.pow(2, SEQUENCE_BITS) - 1);

    private static final long CUSTOM_EPOCH = 1420070400000L;

    private long lastTimestamp = -1L;
    private long sequence = 0L;

    public static IdGenerator instance = new IdGenerator();

    public synchronized long nextId() {
        long id = nextId(188);
        return id;
    }


    private synchronized long nextId(int nodeId) {
        long currentTimestamp = timestamp();

        if (currentTimestamp < lastTimestamp) {
            throw new IllegalStateException("Invalid System Clock!");
        }

        if (currentTimestamp == lastTimestamp) {
            sequence = (sequence + 1) & maxSequence;
            if (sequence == 0) {
                // Sequence Exhausted, wait till next millisecond.
                currentTimestamp = waitNextMillis(currentTimestamp);
            }
        } else {
            // reset sequence to start with zero for the next millisecond
            sequence = 0;
        }

        lastTimestamp = currentTimestamp;

        long id = currentTimestamp << (NODE_ID_BITS + SEQUENCE_BITS);

        id |= (nodeId << SEQUENCE_BITS);
        id |= sequence;
        return id;
    }


    private static long timestamp() {
        return Instant.now().toEpochMilli() - CUSTOM_EPOCH;
    }

    private long waitNextMillis(long currentTimestamp) {
        while (currentTimestamp == lastTimestamp) {
            currentTimestamp = timestamp();
        }
        return currentTimestamp;
    }

    public short getNodeIdById(long id) {
        return (short) ((id >> SEQUENCE_BITS) & 0x2ff);
    }

    public long getTimestampById(long id) {
        return (id >> 22) + CUSTOM_EPOCH;
    }
}

Nếu bạn không hiểu nhiều về phép bitwise thì bạn có thể không hiểu lý do tại sao cách tạo ID theo thuật toán snowflake sẽ cho chúng ta các ID khác nhau trên một hệ thống phân tán. Và các thông tin chứa trong ID đó là gì. Chúng ta sẽ phân tích snowflake bằng cách implement trong bài blog này.

Khi tạo ID theo implement thì trong ID sẽ chứa các thông tin sau:

  • Thời gian ID đó được tạo ra
  • Node nào tạo ra ID đó theo NodeID
  • sequence: thứ tự ID được tạo trong một milliseconds nếu có nhiều ID được tạo trong cùng thời gian. Thông tin này không quá quan trọng với logic sau này.

Cách kết hợp 3 thông tin trong cùng ID

Như chúng ta biêt số long trong java sẽ la 8 bytes và là 64 bits. Việc cần làm ở đây là quy định các thông tin chứa trong ID sẽ chiếm bao nhiêu bits và sẽ nàm ở vị trí nào trong 64 bits này, vì bit đầu là bit dấu nên chúng ta chỉ dùng được 63 bits. Với cách implement trên thì chúng ta sắp xếp như sau:

  • Thời gian tạo ID : 41 bits đầu tiên Với 41 bits này thì chúng ta có thể tạo ID trong khoảng 69 năm tính từ thời điểm CUSTOM_EPOCH. Bởi vì nếu vượt qua 69 năm thì Instant.now().toEpochMilli() - CUSTOM_EPOCH; sẽ vượt qua 41 bits khiến cho ID tạo ra không còn đảm bảo đúng được nữa.
  • Định danh service tạo ID (nodeId) : 10 bits. Có thể chứa tới 1024 định danh của các service khác nhau. Mình chưa bao giờ thấy service nào có nhiều instance đến thế.
  • Số tăng dần sequence : 12 bit . sẽ tạo ra 4096 ID khác nhau trong một millisecond. Nếu thời gian gọi tạo ID của service là trùng nhau ở mức millisecond thì sequence sẽ có tác dụng tạo ra các ID tăng dần khác nhau.

Ví dụ

Lý thuyết là thế sau đây mình sẽ làm một ví dụ cho các bạn hiểu thêm về cách hoạt động của snowflake.

Thời điểm mình tạo ID tính theo millisecond sẽ là 1649991105180L sau khi trừ đi CUSTOM_EPOCH sẽ được số 229920705180. Đổi số này thành dạng nhị phân dưới dạng long ta sẽ được số 00000000 00000000 00000000 00110101 10001000 01010111 10001010 10011100

Sau khi dịch sang trái 22 bit thì ta sẽ được số dạng nhị phân sau: 00001101 01100010 00010101 11100010 10100111 00000000 00000000 00000000

Mình đang hard code NodeID là : 18, đổi số này sang sạng binary long sẽ được số sau : 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00010010

Dịch sang trái 10 bit ta được số sau : 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 01001000 00000000

Sequence đang là “0” ta sẽ được số sau : 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000

ta thực hiện phép toán | để gộp 3 số sau thành 1 số long mới ta được

 00001101 01100010 00010101 11100010 10100111 00000000 00000000 00000000
|
 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 01001000 00000000
|
 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000 00000000
-----------------------------------
 00001101 01100010 00010101 11100010 10100111 00000000 01001000 00000000

Đổi ra số dạng decimal được : 964357333419313152

Tìm việc làm Java mọi cấp độ tại đây!

Lấy các thông tin được lưu trong ID ra

Ta chỉ cần làm các động tác ép kiểu và bitwise ngược lại thì sẽ lấy ra được thông tin như thời gian tạo IDservice nào tạo ID. Trong code Demo bên trên mình đã code sẵn các hàm giúp các bạn lấy ra thông tin này.

    public short getNodeIdById(long id) {
        return (short) ((id >> SEQUENCE_BITS) & 0x2ff);
    }

    public long getTimestampById(long id) {
        return (id >> 22) + CUSTOM_EPOCH;
    }

Phần giải thích tại sao lại lấy ra thông tin bằng các hàm này mình sẽ nhường các bạn để hiểu hơn về cách hoạt động của bitwise sau này có thể tùy chỉnh thuật toán snowflake theo ý.

Việc lấy ra các thông tin này cung cấp cho chúng ta khả năng thực hiện các validate dữ liệu mà không cần phải vào Database lấy các thông tin này ra. Trên thực tế nếu tạo ID kiểu này mình thường lấy thời gian ra để thực hiện một số nghiệp vụ validate timeout,…

Tự tạo thuật toán sinh ID

Việc nắm rõ cách hoạt động của một số bitwise cơ bản như (<<,>>,|,&) sẽ giúp các bạn không chỉ tạo ID theo thuật toán snowflake mà giúp các bạn tạo ra các loại ID có nhiều thông tin theo ý muốn của bạn. Ví dụ bạn muốn tạo một customerID chứa thông tin của quốc gia của customer đó thì bạn có thể tạo một customerID dạng integer với 9 bits đầu để lưu mã quốc gia (vì một bit đầu tiên là bit dấu mà có hơn 200 quốc gia trên toàn thể giới) và 23 bit sau thì lưu sequence.

    public static int generateCustomerId(short nationalId, int sequence) {
        int id = ((int) (nationalId & 0x1ff)) << 23;
        id |= sequence & 0x007FFFFF;
        return id;
    }

    public static short getNationalId(int customerId) {
        short id = (short) ((short) (customerId >> 23) & 0x1ff);
        return id;
    }

Một số ứng dụng khác khi dùng bitwise

Các ứng dụng này sẽ là các cải thiện về hiệu năng của chương trình khi chạy nhưng nó chỉ cải thiện rất nhỏ vì các cách khác cũng đủ nhanh rồi.

Số chắn số lẻ

// Returns true if n is even, else odd
static boolean isEven(int n)
{
    // n&1 is 1, then odd, else even
    return ((n & 1)!=1);
}

   // Returns true if n is even, else odd
    static boolean isEven1(int n)
    {

        // n^1 is n+1, then even, else odd
        if ((n ^ 1) == n + 1)
            return true;
        else
            return false;
    }

Binary serialize Một ứng dụng tuyệt vời khác của bitwise là dùng để serialize dữ liệu thành array byte sau đó được ghi vào các file nhị phân (các loại database đều dùng binary file), hoặc truyền các array byte này thông qua mạng đến các service. Vì đọc file nhị phân hay deserialize array byte sẽ nhanh hơn và tiết kiệm tài nguyên hơn rất nhiều so với json nên nó nâng cao tốc độ của service của bạn.

Các thư viện giúp bạn làm điều này như : proto, thrift, kryo,… Hoặc các bạn cũng có thể tự tạo cho mình một cách serialize dữ liệu bằng cách sử dụng bitwise và nên tuân theo cách big-endian (BE) or little-endian (LE). Mình cũng đã từng chia sẻ sơ qua về cách này tại blog How to serialize data in java like protobuf. Nếu các bạn quan tâm thì vào đọc ủng hộ giúp mình nhé.

Đây là cách mình dùng bitwise để serialize một số int thành 1-5 bytes thay vì 4 bytes.

default void writeIntOptimise(int value) {
        if ((value < 0)) throw new IllegalArgumentException("pack int: " + value);
        int x;
        while (true) {
            x = value & 0x7F;
            value >>>= 7;
            if (value != 0) {
                this.writeByte((byte) (x | 0x80));
            } else {
                this.writeByte((byte) x);
                break;
            }
        }
    }

Chi tiết các bạn tham khảo code phần serilize này tại link github

Bitwise number common fuction

Tại hệ thống mình làm khi giao tiếp với phần mềm bên thứ 3 họ chỉ chấp nhận số lớn nhất là int nhưng ID của hệ thống mình là một số long vậy nên bọn mình đã sử dụng bitwise để tách 1 số long thành 2 số int và khi nhận về 2 số int sẽ ghép thành 1 số long để 2 hệ thống kết hợp với nhau tốt hơn. Do đó mình xin chia sẻ cho anh em các hàm common chuyên sử dụng để tách các số như vậy.

package blog.common.id;

public class Numbers {

    // phan tach so long thanh int va nguoc lai
    public static final long toLong(final int v1, final int v2) {
        return (((long)v1 << 32) & 0xFFFFFFFF00000000L) | ((long)v2 & 0x00000000FFFFFFFFL);
    }

    public static int lowInt(long value) {
        return (int)(value & 0xFFFFFFFFL);
    }

    public static int highInt(final long value) {
        return (int)((value >>> 32) & 0xFFFFFFFFL);
    }


    // phan tach so int thanh short va nguoc lai
    public static final int toInt( short v1, short v2 ) {
        return ((v1 << 16) & 0xFFFF0000) | (v2 & 0x0000FFFF);
    }

    public static short lowShort(int value) {
        return (short)(value & 0xFFFF);
    }

    public static short highShort(final int value) {
        return (short)((value >>> 16) & 0xFFFF);
    }


    // phan tach so short thanh byte va nguoc lai
    public static final short toShort(byte v1, byte v2) {
        return (short)(((v1 << 8) & 0xFF00) | (v2 & 0x00FF));
    }

    public static byte lowByte(short value) {
        return (byte)(value & 0xFF);
    }

    public static byte highByte(short value) {
        return (byte)((value >>> 8) & 0xFF);
    }
}

Tổng kết

Nắm vững kỹ thuật bitwise này sẽ giúp ứng dụng của bạn trở lên thông minh hơn. ID sẽ trở lên có ý nghĩa hơn. Trong bài mình sử dụng java để thực hiện viết demo thuật toán cũng như common nhưng bitwise sẽ sử dụng trong tất cả các ngôn ngữ lập trình. Hiện tại mình đang học và lập trình ngôn ngữ C++ và vẫn áp dụng phép tính toán này bình thường. Hy vọng sau khi làm quen với C++ thì mình sẽ có một số bài blog chia sẻ về ngôn ngữ này.

Nếu bài viết này hay thì mình xin một sao github cho có động lực update thêm bài tiếp theo nhé.

Link GitHub xin sao: github.com/trandem/blog/blob/main/common/bi..

Bài viết gốc được đăng tải tại demtv.hashnode.dev

Xem thêm:

Tham khảo hàng loạt tin tuyển dụng IT hấp dẫn tại TopDev