Tìm hiểu Currying function trong Javascript

14299

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cái cà-ri – currying function này, nó chạy ra sao, hữu dụng thế nào.

Bạn sẽ gặp kiểu lập trình truyền vào function như một argument (callback) cho một function khác không chỉ trong Javascript mà còn có thể thấy ở Haskell, Clojure, Erlang và Scala

Việc sử dụng function như một argument đẻ ra thêm một số khái niệm khác: Pure function*, **CurryingHigher-Order Function

Tham khảo tuyển dụng javascript lương cao trên TopDev

Thế nào gọi là Carrying?

Thay vì truyền vào cho function 1 lúc nhiều argument, chúng ta lại chuyển kiểu viết đó thành 1 function chỉ nhận 1 argument, nhưng bên trong đó chúng ta lòng các function con bên trong, và return về function con này.

Ví dụ cho dễ hiểu hé. Đây là kiểu viết truyền nhiều argument ai cũng biết.

function multiply(a, b, c) {
    return a * b * c;
}
multiply(1,2,3); // 6

Đây là phiên bản cà-ry của function multiply ở trên, kết quả cuối cùng cũng ko thay đổi.

function multiply(a) {
    return (b) => {
        return (c) => {
            return a * b * c
        }
    }
}

log(multiply(1)(2)(3)) // 6

Bạn có thể chửi viết chi mà phức con mẹ nó tạp vậy, callback hell. Nhưng lợi ích của nó là giúp chúng ta gọi được hàm multiply theo kiểu multiply(1)(2)(3) thay vì `multiply(1,2,3). Vẫn chưa thấy lợi ích? Hy vọng viết thế này bạn sẽ thấy được công năng của nó

const mul1 = multiply(1);
const mul2 = mul1(2);
const result = mul2(3);
// result : 6

Tận dụng scope mà mul2 có thể truy xuất đến kết quả của mul1. Dù đã được gọi nhưng kết quả của multiply sẽ ko chết liền mà vẫn tồn tại cho đến khi chạy đến lần gọi sau cùng.

Bạn cũng có thể viết Currying function theo kiểu sau

function volume(a) {
    return (b, c) => {
        return a * b * c
    }
}
volume(70)(90,30);
volume(70)(390,320);
volume(70)(940,340);

Currying có hữu dụng không?

Thí dụ bạn có một hàm để tính giá trị discount, giảm ngay 10% cho khách hàng thân thiết.

function discount(price, discount) {
    return price * discount
}
// Giảm ngay 50 đồng khi khách hàng đã tiêu 500 đồng.
const price = discount(500,0.10); // $50 
// $500  - $50 = $450

Khách hàng tiêu tiền điên cuồng, chúng ta gọi hàm này say mê

const price = discount(1500,0.10); // $150
// $1,500 - $150 = $1,350
const price = discount(2000,0.10); // $200
// $2,000 - $200 = $1,800
const price = discount(50,0.10); // $5
// $50 - $5 = $45
const price = discount(5000,0.10); // $500
// $5,000 - $500 = $4,500
const price = discount(300,0.10); // $30
// $300 - $30 = $270

Chúng ta có thể đưa vào giá trị discount ở lần đầu tiên, đến các lần gọi tiếp theo, chúng ta ko cần truyền giá trị 10% này nữa

function discount(discount) {
    return (price) => {
        return price * discount;
    }
}
const tenPercentDiscount = discount(0.1);
tenPercentDiscount(500); // $50
const twentyPercentDiscount = discount(0.2);
twentyPercentDiscount(500); // 100
// $500 - $100 = $400
twentyPercentDiscount(5000); // 1000
// $5,000 - $1,000 = $4,000
twentyPercentDiscount(1000000); // 200000
// $1,000,000 - $200,000 = $600,000

Nói một cách ngắn gọn, khi cần truyền vào 1 argument ít thay đổi, cố định trong đa số các trường hợp, nghĩ đến carrying.

Chuyển bất cứ hàm nào thành hàm Currying

Chúng ta sẽ viết một cái hàm, nhiệm vụ của nó là biến một hàm bất kỳ và trả về một phiên bản currying của function đó.

function curry(fn, ...args) {
    return (..._arg) => {
        return fn(...args, ..._arg);
    }
}

Giải thích hàm này nha, hàm curry này nhận vào argument đầu tiên là một function, các argument tiếp theo sẽ là giá trị số. Sử dụng với hàm multiply ban đầu

function multiply(a, b, c) {
    return a * b * c;
}
// phiên bản currying
const multiplyCurrying = curry(multiply,2);
multiplyCurrying(4);
multiplyCurrying(6);

Understanding currying in javascript

TopDev via Vuilaptrinh

Tuyển dụng lập trình viên trên TopDev