Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia – Tư vấn viên giải pháp mạng

1409

NHÓM NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH

(Công bố kèm theo Quyết định số 806/QĐ-LĐTBXH ngày 14/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

GIỚI THIỆU

Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề được tổ chức chỉnh sửa trên cơ sở Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Quản trị mạng máy tính được ban hành kèm theo Quyết định số 4837/QĐ-BCT ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Bộ Công Thương và được bổ sung, cập nhật các kỹ thuật, công nghệ mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đề cập tới những chuẩn mực tối thiểu, tốt nhất đã được thống nhất để thực hiện các công việc trong lĩnh vực Quản trị mạng máy tính. Tiêu chuẩn này đã xác định rõ mức độ những kiến thức, kỹ năng mà người lao động cần biết và làm được cũng như cách thức thực hiện công việc của họ để có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Quản trị mạng máy tính được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực và phù hợp để sử dụng tại:

  • Các đơn vị, doanh nghiệp trong việc sử dụng, bồi dưỡng nâng cao năng lực của người lao động.
  • Các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trong việc thiết kế, xây dựng chương trình theo các trình độ đào tạo.
  • Các cơ quan quản lý nhân lực và doanh nghiệp trong việc đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

MÔ TẢ NGHỀ – TƯ VẤN VIÊN GIẢI PHÁP MẠNG

Tư vấn viên giải pháp mạng (Network Consultant): Đáp ứng các yêu cầu của một Quản trị viên hệ thống mạng; có kỹ năng đàm phán; có khả năng đánh giá hoạt động hiệu quả của hệ thống mạng; đánh giá tính năng bảo mật của hệ thống; xây dựng kế hoạch cải thiện, nâng cấp hệ thống mạng cùng với phân tích chi phí, lợi ích phù hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xem xét, thực hiện; đưa ra giải pháp tối ưu cho dự án liên quan đến hệ thống mạng;

CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM

TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM:            TƯ VẤN VIÊN GIẢI PHÁP MẠNG

BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ: BẬC 5

STT Mã số Đơn vị năng lực
Các năng lực cơ bản
1 CB01 Ứng xử nghề nghiệp
2 CB02 Thích nghi nghề nghiệp
3 CB03 Ứng dụng công nghệ số

(Mức độ 3)

4 CB04 An toàn lao động
5 CB05 Rèn luyện sức khỏe nghề nghiệp
6 CB06 Đạo đức nghề nghiệp
Các năng lực chung
1 CC01 Hiểu biết về CNTT cơ bản
2 CC02 Sử dụng máy tính cơ bản
3 CC03 Xử lý văn bản cơ bản
4 CC04 Sử dụng bảng tính cơ bản
5 CC05 Sử dụng trình chiếu cơ bản
6 CC06 Sử dụng Internet cơ bản
7 CC07 Sử dụng thiết bị số
8 CC08 Nhận dạng, phân loại thiết bị phần cứng
9 CC09 Lắp ráp, cài đặt máy tính
10 CC10 Cài đặt phần mềm máy tính
11 CC11 Thiết lập môi trường làm việc cho máy tính cá nhân
12 CC12 Sử dụng hệ điều hành và phần cứng máy tính
13 CC13 Phát hiện, ngăn chặn, loại bỏ spam và malware
14 CC14 Giải quyết các sự cố CNTT thông thường
15 CC15 Bảo vệ tài sản trí tuệ của đơn vị
16 CC16 Học tập nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ
17 CC17 Sử dụng ngôn ngữ lập trình máy tính cơ bản
18 CC18 Bảo mật máy tính
19 CC19 Phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic
20 CC20 Đàm phán, tư vấn giải pháp cho khách hàng
21 CC21 Huấn luyện nhân viên tại chỗ
22 CC22 Quản lý nhân viên cấp dưới
Các năng lực chuyên môn
1 CM01 Phân tích yêu cầu sử dụng mạng
2 CM02 Xác định phạm vi hệ thống mạng
3 CM03 Xác định các yêu cầu về hệ thống mạng
4 CM04 Thiết kế hệ thống mạng
5 CM05 Lập hồ sơ thiết kế hệ thống mạng
6 CM42 Sử dụng các công cụ phát hiện, ngăn chặn xâm nhập
7 CM43 Hoạch định chính sách an toàn mạng
8 CM44 Sao lưu và phục hồi dữ liệu
9 CM45 Mã hoá dữ liệu
10 CM47 Đánh giá hệ thống mạng
11 CM55 Lập phương án cải tiến hệ thống mạng
12 CM56 Thực hiện nâng cấp thiết bị mạng
13 CM57 Thực hiện nâng cấp máy chủ, máy trạm
14 CM58 Thực hiện nâng cấp các dịch vụ mạng
15 CM59 Lập hồ sơ cập nhật quản lý mạng
16 CM62 Thao tác với các ứng dụng cơ sở dữ liệu
17 CM63 Quản trị Web Server
18 CM64 Đánh giá hệ thống mạng
19 CM65 Triển khai phần mềm bảo mật
20 CM66 Triển khai thiết bị bảo mật
21 CM67 Kiểm tra hệ thống sau khi bảo mật
22 CM68 Phân tích nhu cầu sử dụng hệ thống cloud
23 CM69 Triển khai hệ thống cloud
24 CM70 Giám sát hệ thống cloud
25 CM71 Xử lý, khắc phục lỗi hệ thống cloud
26 CM72 Lập hồ sơ quản lý hệ thống cloud

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP (MÃ SỐ: CB01)

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Thực hiện tác phong công nghiệp trong lao động

1.1. Ứng xử kịp thời theo trình độ kỹ thuật, công nghệ và cách thức quản lý lao động tại nơi làm việc.

1.2. Thực hiện được các yêu cầu tại nơi làm việc về hoạt động sản xuất, kinh doanh từng giai đoạn theo tiến độ, chất lượng, quy mô sản phẩm.

1.3. Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo bảo tác phong công nghiệp chung trong tổ chức nơi làm việc.

  1. Thực hiện các quy định của pháp luật của nhà nước và quy định pháp luật về lao động

2.1. Tránh được các sai sót, vi phạm pháp luật của nhà nước và quy định pháp luật về lao động.

2.2. Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc duy trì, tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước và quy định pháp luật về lao động tại nơi làm việc.

2.3. Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo bảo chấp hành quy định pháp luật của nhà nước và quy định pháp luật về lao động chung của tập thể tổ chức nơi làm việc.

  1. Thực hiện các quy trình, chế độ làm việc

3.1. Tránh được các sai sót, vi phạm theo quy trình, chế độ về hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nơi làm việc.

3.2. Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc duy trì, đảm bảo các quy trình, chế độ làm việc theo quy định.

3.3. Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo bảo các quy trình, chế độ làm việc được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc trong tổ chức nơi làm việc.

  1. Cập nhật, bổ sung, nâng cao trình độ

4.1. Học hỏi, sáng tạo, sáng kiến, áp dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào công việc để nâng cao năng suất lao động, đóng góp vào tăng năng lực cạnh tranh của tổ chức nơi làm việc.

4.2. Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc chia sẻ, học tập nâng cao trình độ và thăng tiến nghề nghiệp của bản thân và tập thể nơi làm việc.

4.3. Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo khả năng học hỏi, sáng tạo, sáng kiến và áp dụng tiến bộ mới về khoa học công nghệ, khoa học quản lý trong tổ chức nơi làm việc.

  1. Tư duy tích cực trong hoạt động nghề nghiệp

5.1. Hiểu và phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của tổ chức nơi làm việc để áp dụng và truyền thông về tổ chức nơi làm việc.

5.2. Xác định được kết quả tích cực từ hoạt động nghề nghiệp.

5.3. Đánh giá được giá trị bản thân với hoạt động nghề nghiệp.

5.4. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò và giá trị của lĩnh vực nghề nghiệp đang hành nghề.

5.5. Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc chia sẻ, áp dụng giá trị tích cực trong hoạt động nghề nghiệp tại tổ chức nơi làm việc.

5.5. Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo, duy trì tư duy tích cực trong hoạt động nghề nghiệp trong tổ chức nơi làm việc.

  1. Xử lý, giải quyết các tình huống

6.1. Đánh giá, phân tích tình huống theo mức độ nhiệm vụ, công việc đảm nhận và đưa ra được những tình huống khác nhau bao gồm tình huống phát sinh có thể.

6.2. Vận dụng kỹ năng và kiến thức để lựa chọn giải pháp giải quyết hiệu quả tình huống khi phát sinh đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, công việc đảm nhận.

6.3. Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc xử lý, giải quyết hiệu quả các tình huống trong hoạt động nghề nghiệp theo nhiệm vụ, công việc đảm nhận tại tổ chức nơi làm việc.

6.4. Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc xử lý, giải quyết hiệu quả các tình huống trong thực hiện nhiệm vụ, công việc chung trong tổ chức nơi làm việc.

  1. Sử dụng hiệu quả công cụ lao động trong thực hiện công việc

7.1. Đánh giá, phân tích để lựa chọn được công cụ lao động sẵn có và sử dụng lựa chọn đó thực hiện hiệu quả có năng suất, chất lượng nhiệm vụ, công việc đảm nhận.

7.2. Sử dụng, vận hành công cụ công cụ lao động theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật tránh sai sót, gây hỏng hóc và gây lãng phí.

7.3. Đảm bảo chế độ hoạt động, lưu trữ, cất giữ công cụ lao động theo quy định, hướng dẫn kỹ thuật tránh sai sót, gây hỏng hóc và gây lãng phí.

7.4. Phối hợp với các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc đảm bảo sử dụng hiệu quả công cụ lao động trong thực hiện công việc của bản thân và tập thể nơi làm việc.

7.5. Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc đảm bảo sử dụng hiệu quả công cụ lao động chung trong thực hiện công việc trong tổ chức nơi làm việc.

  1. Định hướng và phát triển nghề nghiệp

8.1 Đánh giá, phân tích được mục đích, vai trò, giá trị hoạt động nghề nghiệp của bản thân tại tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng.

8.2 Quản lý nghề nghiệp bản thân tại tổ chức nơi làm việc và hoạt động nghề nghiệp.

8.3 Xác định lộ trình, tham gia các khóa học và tự học tập, rèn luyện suốt đời để phát triển và thăng tiến nghề nghiệp.

  1. Khởi nghiệp

9.1. Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và ý tưởng thay đổi để tăng năng suất lao động phù hợp với giá trị của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

9.2. Định hướng, đánh giá, phân tích, lựa chọn được tình huống vận dụng khởi nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp tại tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng.

9.3. Tích lũy kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp .

9.4. Lập kế hoạch, chiến lược khởi nghiệp. 

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

– Đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc;

Phát triển cá nhân và sự nghiệp;

– Lãnh đạo bản thân;

– Giải quyết vấn đề;

– Lập kế hoạch và tổ chức công việc;

– Áp dụng các quy trình, tiêu chuẩn của nghề trong việc thực hiện nhiệm vụ;

– Đề xuất cải thiện phương thức làm việc đạt hiệu quả;

– Kỹ năng tính toán;

– Nhận thức về quy định, quy trình;

– Phối hợp nhóm; Truyền thông;

– Sáng tạo;

– Ra quyết định;

– Sử dụng các thiết bị, dụng theo quy định.

Kiến thức thiết yếu

– Tiêu chuẩn nghề nghiệp và quy trình sản xuất, quy trình thực hiện công việc;

– Năng suất lao động;

– Dịch vụ khách hàng;

– Tài chính;

– Tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ theo những yêu cầu của nghề;

– Tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả thực hiện công việc;

– Quy tắc, nội dung giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và các đối tác liên quan;

– Nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp nghề nghiệp với các bên liên quan;

– Giá trị tổ chức nơi làm việc;

– Quy định tại nơi làm việc;

– Quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động nghề nghiệp.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

– Mô tả công việc, tiến trình thực hiện công việc;

– Hướng dẫn, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ;

– Thông tin phản hồi từ giám sát viên và đồng nghiệp.

– Qui định, qui tắc làm việc có liên quan;

– Các bộ luật liên quan;

– Các văn bản qui phạm pháp luật;

– Công cụ tìm kiếm, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật;

– Điều kiện làm việc theo phạm vi công việc tại đơn vị.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá:

– Quan sát, thu thập chứng cứ thực hiện công việc;

– Mô phỏng tình huống;

– Phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận;

– Thuyết trình của người được sát hạch nhằm cải thiện hiệu quả, chất lượng công việc.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: THÍCH NGHI NGHỀ NGHIỆP (MÃ SỐ: CB02)

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Nhận thức thay đổi và xu thế phát triển nghề nghiệp

1.1 Phân tích được những tồn tại, các vấn đề cần giải quyết để cải thiện việc làm và thích nghi với môi trường làm việc, môi trường sống.

1.2. Xác định được các tình huống khác nhau có thể xảy ra trước một sự việc của việc làm và nghề nghiệp, hiện tượng xã hội.

1.3. Nhận diện và tổng hợp được những sự việc, hoạt động có tính lặp đi, lặp lại hoặc thành quy luật trong công việc.

  1. Xây dựng mối quan hệ hiệu quả tại nơi làm việc

2.1. Xác định trách nhiệm bản thân trong quan hệ giao tiếp công việc và quan hệ cá nhân với các thành viên trong nhóm/bộ phận tại nơi làm việc.

2.2. Xây dựng mối quan hệ hợp tác tích cực trong nhóm/bộ phận.

2.3. Khuyến khích, ghi nhận và hành động dựa trên phản hồi từ thành viên khác trong nhóm/bộ phận.

  1. Đóng góp vào hoạt động của nhóm/bộ phận

3.1 Hỗ trợ các thành viên trong nhóm/bộ phận để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.2. Sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ các thành viên trong nhóm/bộ phận để đảm bảo đạt được mục tiêu chung của nhóm/bộ phận.

3.3. Chia sẻ thông tin liên quan tới công việc với các thành viên trong nhóm/bộ phận nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.

  1. 4. Thực hiện hiệu quả công việc

4.1. Thực hiện đúng nội dung công việc theo sự hướng dẫn.

4.2. Lập kế hoạch, tiến độ thực hiện công việc.

4.3. Giao, phân công công việc trong nhóm/bộ phận để hoàn thành tiến độ kế hoạch.

4.4. Xử lý được những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.

4.5. Đánh giá được kết quả thực hiện công việc của mình.

  1. Xử lý hiệu quả các vấn đề và mâu thuẫn

5.1. Nhận diện được sự khác biệt về giá trị và niềm tin cá nhân cũng như tầm quan trọng của chúng trong xây dựng các mối quan hệ.

5.2. Xác định sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa trong phong cách giao tiếp để xử lý một cách thích hợp.

5.3. Xác định các vấn đề mâu thuẫn và tích cực xây dựng, tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm/ bộ phận.

5.4. Tìm kiếm sự trợ giúp của thành viên trong nhóm/bộ phận khi có vấn đề hay mâu thuẫn nảy sinh.

  1. 6. Cập nhật và vận dụng được các lợi thế sẵn có của khoa học công nghệ để thích ứng với thay đổi và xu thế phát triển.

6.1. Tìm kiếm, cập nhật và chia sẻ thông tin về sự tiến bộ, ứng dụng khoa học công nghệ và hoạt động xã hội, công tác cộng đồng tại tổ chức nơi làm việc và cộng đồng.

6.2. Tham gia các hoạt động xã hội, công tác cộng đồng tại tổ chức nơi làm việc và cộng đồng.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

– Phối hợp nhóm;

– Giao tiếp, ứng xử;

– Thuyết trình;

– Đàm phán;

– Xác định và giải quyết vấn đề;

– Học và tự học;

– Phát triển cá nhân và sự nghiệp;

– Lập kế hoạch và tổ chức công việc;

– Công nghệ thông tin;

– Truyền thông;

– Ngoại ngữ;

– Chuyển đổi số;

– Tư duy phản biện;

– Cập nhật khoa học và công nghệ;

– Quản lý thời gian;

– Tư duy sáng tạo.

Kiến thức thiết yếu

– Quy trình, tiêu chuẩn và chính sách về làm việc nhóm theo những yêu cầu của ngành;

– Môi trường mạng;

– Phần mềm ứng dụng CNTT;

– Vai trò, mục đích và mục tiêu của cá nhân, tổ chức tại nơi làm việc;

– Vai trò và trách nhiệm của cá nhân tại nơi làm việc;

– Hình thức và thực hành giao tiếp;

– Vai trò và quy định ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm;

– Áp dụng các phương thức giao tiếp hiệu quả trong môi trường nhóm;

– Tiêu chuẩn đạo đức và hành vi của các thành viên trong nhóm;

– Văn hóa doanh nghiệp và môi trường hoạt động nghề nghiệp;

– Văn hóa xã hội, phong tục, tập quán của địa phương;

– Trách nhiệm xã hội và hoạt động cộng đồng của cá nhân, đơn vị.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

– Quy tắc ứng xử của cơ quan/đơn vị;

– Mô tả công việc và sắp xếp nhân viên;

– Hướng dẫn kiểm soát các nguy cơ, rủi ro tại nơi làm việc;

– Thông tin phản hồi từ giám sát viên và đồng nghiệp;

– Điều kiện làm việc tại đơn vị; môi trường xã hội tại địa phương đơn vị đóng và nơi cư trú;

– Trang thiết bị, dụng cụ và bối cảnh thực hiện công việc thuộc phạm vi nghề nghiệp.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Các phương pháp sau được sử dụng kết hợp để đánh giá sự thành thạo đơn vị năng lực:

Quan sát, thu thập chứng cứ thực hiện công việc trong nhóm thông qua:

– Bài tập kiểu dự án;

– Mô phỏng tình huống;

– Phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận;

– Thuyết trình kế hoạch của người được sát hạch nhằm cải thiện hiệu quả làm việc nhóm.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ (MÃ SỐ: CB03)

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Sử dụng các thiết bị, hệ thống và phần mềm công nghệ số đã được xác định trong quá trình thực hiện công việc (Mức độ 1).

1.1. Xác định mục đích, lợi ích của các thiết bị, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin, công nghệ số được yêu cầu sử dụng trong quá trình thực hiện công việc.

1.2. Tìm kiếm, thu thập, trao đổi, lưu trữ và truy xuất thông tin theo yêu cầu của công việc và tổ chức để giải quyết vấn đề, thúc đẩy hiệu quả công việc và tăng cường kết nối, giao tiếp, chia sẻ thông tin.

1.3. Sử dụng máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh cho các hoạt động dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử và thương mại điện tử.

1.4. Nhận biết các rủi ro, sự cố công nghệ thông tin, công nghệ số trong phạm vi công việc.

1.5. Bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân khi giao dịch trực tuyến; tuân thủ các quy định của tổ chức về an toàn mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức, quy định của pháp luật về bản quyền.

  1. Xác định cơ hội, đánh giá rủi ro và lựa chọn các thiết bị, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ số trong quá trình thực hiện công việc (Mức độ 2).

2.1. Sử dụng các thiết bị, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin, công nghệ số thông dụng trong quá trình thực hiện công việc để thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, thúc đẩy hiệu quả công việc và tăng cường kết nối, giao tiếp, chia sẻ thông tin.

2.2. Có chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

2.3. Xem xét, đánh giá và đề xuất ứng dụng các kênh truyền thông, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ số mới trong công việc.

2.4. Đánh giá và xử lý các rủi ro, sự cố công nghệ thông tin, công nghệ số thông thường.

2.5. Bảo vệ, gìn giữ và kiểm soát dữ liệu của cá nhân và tổ chức; thực hiện các quy định của tổ chức về an toàn mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức, quy định của pháp luật về bản quyền.

  1. Thúc đẩy việc tạo ra môi trường và văn hóa kỹ thuật số, hỗ trợ các thành viên trong tổ chức về lợi ích, rủi ro và sử dụng các thiết bị, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ số trong quá trình thực hiện công việc (Mức độ 3).

3.1. Xây dựng kế hoạch, chiến lược và tổ chức thực hiện ứng dụng công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin, công nghệ số cho tổ chức để thúc đẩy hiệu quả công việc, tăng cường kết nối, giao tiếp, chia sẻ thông tin và phát triển tổ chức.

3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định, chính sách về an toàn, an ninh mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức, tạo ra môi trường và văn hóa sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ số. Thực hiện các quy định của pháp luật về bản quyền.

3.3. Có chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3.4. Đánh giá, xem xét việc sử dụng các kênh truyền thông, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ số mới cho tổ chức.

3.5. Quản lý các rủi ro và sự cố công nghệ thông tin, công nghệ số của tổ chức.

3.6. Phân tích các lỗi, vi phạm đối với hệ thống kỹ thuật số và CNTT của tổ chức để tăng cường an ninh mạng và giảm các vi phạm dữ liệu hoặc lỗi hệ thống.

3.7. Đánh giá các ứng dụng hiện tại của các công cụ, hệ thống hoặc phần mềm CNTT và công nghệ số để đề xuất các lĩnh vực cải tiến.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng và kiến thức thiêt yếu cho Mức độ 1:

– Các khái niệm, thuật ngữ CNTT và kỹ thuật số cơ bản;

– Các loại thiết bị, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số do tổ chức quy định;

– Các loại công cụ thu thập thông tin và tìm kiếm kỹ thuật số;

– Quy định, chính sách về an toàn, an ninh mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức;

– Sử dụng các loại thiết bị, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số do tổ chức quy định trong công việc;

– Nhận biết các rủi ro, sự cố CNTT, kỹ thuật số trong công việc;

– Tuân thủ các quy định của tổ chức về an toàn mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức.

Kỹ năng quan trọng và kiến thức thiêt yếu cho Mức độ 2:

– Các kỹ năng, kiến thức để đạt được Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

– Quy định, chính sách về an toàn, an ninh mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức;

– Các loại rủi ro, sự cố công nghệ thông tin, kỹ thuật số thông thường.

– Xử lý các rủi ro, sự cố công nghệ thông tin, kỹ thuật số thông thường.

– Tuân thủ các quy định của tổ chức về an toàn mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức.

Kỹ năng quan trọng và kiến thức thiêt yếu cho Mức độ 3:

– Các kỹ năng, kiến thức để đạt được Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

– Quy định, chính sách về an toàn, an ninh mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức;

– Các kênh truyền thông, công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ kỹ thuật số mới;

– Quy trình thực hiện công nghệ của CNTT và kỹ thuật số;

– Phương pháp đánh giá sự phù hợp của các công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số;

– Khuôn khổ pháp lý và các quy định liên quan đến công cụ, hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số;

– Kỹ thuật đánh giá rủi ro hệ thống CNTT và kỹ thuật số;

– Kỹ thuật quản lý dữ liệu và quản lý rủi ro an ninh mạng;

– Tuân thủ các quy định của tổ chức về an toàn mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

– Phần cứng, phần mềm, mạng máy tính và truyền thông, các ứng dụng công nghệ theo yêu cầu công việc của tổ chức hoặc theo quy định tại các phụ lục kèm theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Quy định, chính sách về an toàn, an ninh mạng, quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức; các quy định của pháp luật về bản quyền.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

– Công nhận chương trình đã học hoặc các chứng chỉ về công nghệ thông tin, kỹ thuật số người lao động đạt được.

– Đánh giá thông qua bài thi trắc nghiệm lý thuyết và bài tập thực hành riêng biệt hoặc kết hợp trong đề thi đánh giá kỹ năng nghề của nghề.

– Mức độ 2 có thể đánh giá theo chuẩn sử dụng công nghệ thông tin cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014.

– Mức độ 3 có thể đánh giá theo chuẩn sử dụng công nghệ thông tin nâng cao được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 và bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng để đáp ứng các tiêu chí thực hiện của Mức độ 3.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: AN TOÀN LAO ĐỘNG (MÃ SỐ: CB04)

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Thực hiện các qui định an toàn sức khỏe, lao động

1.1. Thực hiện các quy định pháp luật về công tác đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ, an toàn về điện và bảo vệ môi trường.

1.2. Sử dụng thiết bị, dụng cụ lao động và thực hiện quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

1.3. Tham gia các hoạt động phòng chống, chữa cháy, phòng chống và cứu chữa tai nạn lao động.

1.4. Xác định những người có trách nhiệm để đưa ra những bất cập về sự an toàn ở nơi làm việc.

1.5. Xác định các mối nguy hiểm hiện có và tiềm ẩn tại nơi làm việc, báo cáo cho những người có trách nhiệm và ghi lại chúng theo quy định ở nơi làm việc

1.6. Xác định, thực hiện các thủ tục và hướng dẫn của cấp trên.

1.7. Xác định và báo cáo các sự cố khẩn cấp và thương tích cho người có trách nhiệm theo thủ tục ở nơi làm việc.

1.8. Xác định người chịu trách nhiệm và nhiệm vụ của họ đối với khu vực làm việc của mình.

  1. Làm việc an toàn

2.1. Thực hiện theo các quy trình và hướng dẫn an toàn được cung cấp khi làm việc.

2.2. Tiến hành kiểm tra hệ thống và kiểm tra thiết bị trước khi làm việc.

2.3. Thực hiện quy trình làm việc để ứng phó với các sự cố khẩn cấp.

2.4. Áp dụng các phương án tổ chức và kỹ thuật để phòng tránh rủi ro và căng thẳng về thể chất và tinh thần.

  1. Tham gia vào các quy trình tư vấn về an toàn và đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc

3.1. Đóng góp cho các cuộc họp, các đợt kiểm tra và các hoạt động tư vấn khác về an toàn và đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc.

3.2. Phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động, vấn để về an toàn và đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc cho những người khác theo quy định của tổ chức.

3.3. Thực hiện các biện pháp để phòng tránh mối nguy hiểm và giảm rủi ro tại nơi làm việc.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

– Xác định và giải thích thông tin liên quan đến an toàn và các sự cố khẩn cấp;

– Cung cấp thông tin thực tế, sử dụng cấu trúc và ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và điều kiện;

– Trích xuất các dẫn chứng cụ thể từ các báo cáo, mô tả, ý kiến ​​và giải thích;

– Tuân thủ các yêu cầu pháp lý về an toàn và đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc;

– Theo dõi các cách thức và thủ tục liên quan đến vai trò của mình;

– Tìm kiếm sự trợ giúp từ những người khác khi các vấn đề về an toàn nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của mình;

– Lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe và an toàn;

– Cập nhật các quy định về an toàn lao động, pháp lệnh về phòng chống, chữa cháy, phòng ngừa mất an toàn về điện và cứu hộ khi có tai nạn lao động;

– Thực hiện các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn môi trường, bảo vệ môi trường;

– Vận động, tuyên truyền đồng nghiệp và người dân thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến an toàn lao động, an toàn cháy nổ và bảo vệ môi trường tại nơi làm việc và nơi cư trú;

– Tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ.

Kiến thức thiết yếu

– Những lưu ý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của hoạt động kinh doanh và quan hệ khách hàng;

– Quy trình khẩn cấp và an toàn nơi làm việc;

– Quy trình báo cáo máy móc và thiết bị hỏng hóc;

– Quy định an toàn sức khỏe nghề nghiệp, yêu cầu về an toàn cá nhân, thiết bị và vật liệu;

– Vị trí và áp dụng thiết bị phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc;

– Quá trình xử lý hàng hóa nguy hiểm và hóa chất độc hại;

– Quy trình báo cáo tại nơi làm việc;

– Các quy định pháp luật về an toàn lao động, chế độ bảo hộ, công tác vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

– Biện pháp phòng ngừa và đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Tổ chức công tác cứu hộ, cứu nạn.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

– Chính sách của các tổ chức có liên quan, quy trình vận hành và nội quy làm việc chuẩn;

– Quy định, quy tắc làm việc có liên quan;

– Công cụ, thiết bị và nguồn lực tại nơi làm việc;

– Thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với vai trò và khu vực làm việc.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Phương pháp đánh giá

Đơn vị năng lực này được đánh giá thông qua kiểm tra kiến thức và kỹ năng thực hành về công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường tại đơn vị.

– Phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan, tự luận;

– Thực hành tại nơi sản xuất.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: RÈN LUYỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (MÃ SỐ: CB05)

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Tự đánh giá sức khỏe bản thân.

1.1. Cập nhật kiến thức cơ bản về sức khỏe thể chất và tinh thần.

1.2. Tự đánh giá tình trạng sức khỏe theo các tiêu chí, thông số phổ biến về sức khỏe thể chất và tinh thần.

1.3. Tham vấn chuyên gia về sức khỏe thể chất và tinh thần để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân.

  1. Rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần.

2.1. Tham gia các hoạt động rèn luyện thể thao, rèn luyện thể chất và văn hóa văn nghệ tại đơn vị và nơi cư trú.

2.2. Tuyên truyền và tham gia xây dựng cộng đồng tích cực hoạt động rèn luyện thể thao, văn hóa văn nghệ tại đơn vị và nơi cư trú.

2.3. Tham vấn chuyên gia và thực hiện nghiêm ngặt các quy định về vận động rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe tinh thần.

2.4. Đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe thể chất, tinh thần đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp.

2.5. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

– Chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thân thể;

– Đặt mục tiêu/động lực bản thân;

– Tự quản lý bản thân;

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường;

– Rèn luyện đúng về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao;

– Cảm  nhận văn hóa, nghệ thuật;

– Tham vấn chuyên gia và tự đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần; so sánh đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe trong hoạt động nghề nghiệp;

– Lựa chọn và thực hiện chế độ rèn luyện thể chất, nâng cao đời sống tinh thần phù hợp với điều kiện nơi làm việc và nơi cư trú;

– Hoạt động rèn luyện thể thao, văn hóa xã hội.

Kiến thức thiết yếu

– Yêu cầu của việc chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thân thể;

– Yêu cầu giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường;

– Nội dung hoạt động thể chất;

– Nội dung về văn hóa, nghệ thuật;

– Nội dung cơ bản về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần;

– Phương pháp tự rèn luyện để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp và nâng cao chất lượng sống.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

– Các văn bản hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe cá nhân;

– Địa điểm, trang thiết bị luyện tập;

– Giáo trình môn học Giáo dục thể chất.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này được đánh giá thông qua hành vi sống của mỗi cá nhân.

Các phương pháp sau được sử dụng kết hợp để đánh giá:

– Phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan, tự luận;

– Mô phỏng tình huống;

– Thuyết trình hiểu biết về những nội dung chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể;

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (MÃ SỐ: CB06)

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Thực hiện tư tưởng, đạo đức, lối sống theo hiến pháp, pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa, truyền thống dân tộc

1.1. Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và nội dung tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội và quy định hiến pháp, pháp luật liên quan, các thuần phong, mỹ tục, văn hóa, truyền thống dân tộc liên quan đến bản thân trong hoạt động nghề nghiệp và hoàn thành nhiệm vụ, công việc đảm nhận phù hợp với giá trị tổ chức nơi làm việc hay cộng đồng sinh sống.

1.2. Tạo ra và kết nối được các mối quan hệ liên quan đến bản thân trong việc thực hiện ban đầu về tư tưởng, đạo đức, lối sống theo hiến pháp,  pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa, truyền thống dân tộc.

1.3. Tạo ra và quan sát được các tình huống có thể bằng thực nghiệm với những giải pháp có thể thực hiện được và phản ánh qua thực tế về tư tưởng, đạo đức, lối sống theo hiến pháp, pháp luật và phù hợp vơi thuần phong mỹ tục, văn hóa, truyền thống dân tộc.

1.4. Thực hiện được bằng cách thức mới khác khi cần mà phù hợp với mục đích của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

  1. Thực hiện văn hóa nghề nghiệp tại tổ chức nơi làm việc

2.1. Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và nội dung văn hóa nghề nghiệp của tổ chức nơi làm việc và thực hiện nó phù hợp với giá trị của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

2.2. Tạo ra và kết nối được các mối quan hệ liên quan đến bản thân trong việc thực hiện ban đầu về văn hóa nghề nghiệp tại tổ chức nơi làm việc.

2.3. Tạo ra và quan sát được các tình huống có thể bằng thực nghiệm với những giải pháp có thể thực hiện được và phản ánh qua thực tế về văn hóa nghề nghiệp tại nơi làm việc.

1.4. Thực hiện nội dung văn hóa nghề nghiệp được bằng cách thức mới khác khi cần mà phù hợp với mục đích của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

  1. Sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường

3.1. Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và nội dung sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường và thực hiện nó phù hợp với giá trị của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

3.2. Tạo ra và kết nối được các mối quan hệ liên quan đến bản thân trong việc thực hiện ban đầu việc sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động nghề nghiệp.

3.3. Tạo ra và quan sát được các tình huống có thể bằng thực nghiệm với những giải pháp có thể thực hiện được và phản ánh qua thực tế việc sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động nghề nghiệp.

3.4. Thực hiện được việc sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường bằng cách thức mới khác khi cần mà vẫn phù hợp với mục đích của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

  1. Thực hiện trách nhiệm, tính tự chủ của bản thân về nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng đối với nhiệm vụ, công việc đảm nhận và phát triển bền vững đối với tổ chức nơi làm việc trong hoạt động nghề nghiệp

4.1. Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và nội dung về năng suất, hiệu quả, chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công việc đảm nhận và  phát triển bền vững trong hoạt động nghề nghiệp và thực hiện chúng phù hợp với giá trị của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

4.2. Tạo ra và kết nối được các mối quan hệ liên quan đến bản thân trong việc thực hiện ban đầu về nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng đối với thực hiện nhiệm vụ, công việc đảm nhận và  phát triển bền vững đối với tổ chức nơi làm việc trong hoạt động nghề nghiệp.

4.3. Tạo ra và quan sát được các tình huống có thể bằng thực nghiệm với những giải pháp có thể thực hiện được và phản ánh qua thực tế việc nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng đối với nhiệm vụ, công việc đảm nhận và  phát triển bền vững đối với tổ chức nơi làm việc trong hoạt động nghề nghiệp.

4.4. Thực hiện được việc sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường bằng cách thức mới khác khi cần mà vẫn phù hợp với mục đích của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

  1. Thực hiện quyền và trách nhiệm công dân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước

5.1. Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và nội dung về quyền và trách nhiệm công dân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động nghề nghiệp và thực hiện chúng phù hợp với giá trị của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

5.2. Tạo ra và kết nối được các mối quan hệ liên quan đến bản thân trong việc thực hiện các quyền và trách nhiệm công dân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước tại tổ chức nơi làm việc và trong hoạt động nghề nghiệp.

5.3. Tạo ra và quan sát được các tình huống có thể bằng thực nghiệm với những giải pháp có thể thực hiện được và phản ánh qua thực tế việc thực hiện quyền và trách nhiệm công dân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước tại tổ chức nơi làm việc trong hoạt động nghề nghiệp.

5.4. Thực hiện được quyền và trách nhiệm công dân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước bằng cách thức mới khác khi cần mà vẫn phù hợp với mục đích của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

  1. Thực hiện đoàn kết, xây dựng và tư duy tích cực trong phối hợp với đồng nghiệp và trong tổ chức nơi làm việc và cộng đồng liên quan

6.1. Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và nội dung về tính đoàn kết, xây dựng và tư duy tích cực trong phối hợp với đồng nghiệp và trong tổ chức nơi làm việc và cộng đồng liên quan trong hoạt động nghề nghiệp và thực hiện chúng phù hợp với giá trị của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

6.2. Tạo ra và kết nối được các mối quan hệ liên quan đến bản thân trong việc thực hiện đoàn kết, xây dựng và tư duy tích cực trong phối hợp với đồng nghiệp và trong tổ chức nơi làm việc và cộng đồng liên quan trong hoạt động nghề nghiệp.

6.3. Tạo ra và quan sát được các tình huống có thể bằng thực nghiệm với những giải pháp có thể thực hiện được và phản ánh qua thực tế việc thực hiện đoàn kết, xây dựng và tư duy tích cực trong phối hợp với đồng nghiệp và trong tổ chức nơi làm việc và cộng đồng liên quan trong hoạt động nghề nghiệp.

6.4. Thực hiện được tình đoàn kết, xây dựng và tư duy tích cực trong phối hợp với đồng nghiệp và trong tổ chức nơi làm việc và cộng đồng liên quan bằng cách thức mới khác khi cần mà vẫn phù hợp với mục đích của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

  1. Thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc phối hợp đóng góp xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp

7.1. Xác định được mục đích, vai trò, giá trị và nội dung về tính trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc phối hợp đóng góp xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp và thực hiện chúng phù hợp với giá trị của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

7.2. Tạo ra và kết nối được các mối quan hệ liên quan đến bản thân trong việc thực hiện trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc phối hợp đóng góp xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

7.3. Tạo ra và quan sát được các tình huống có thể bằng thực nghiệm với những giải pháp có thể thực hiện được và phản ánh qua thực tế việc thực hiện tính trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc phối hợp đóng góp xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

7.4. Thực hiện được tính trách nhiệm và tính tự chủ của bản thân trong việc phối hợp đóng góp xây dựng đạo đức nghề nghiệp bằng cách thức mới khác khi cần mà vẫn phù hợp với mục đích của tổ chức nơi làm việc hoặc cộng đồng sinh sống.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

– Tìm hiểu và học tập những nội dung năng lực thành phần về đạo đức nghề nghiệp;

– Xác định mục đích, vai trò, giá trị và nội dung các năng lực thành phần đạo đức nghề nghiệp;

– Phối hợp nhóm;

– Giao tiếp;

– Tư duy tích cực;

– Đánh giá và lãnh đạo, làm chủ bản thân;

– Đặt mục tiêu và động lực bản thân;

– Xác định vai trò, mục đích, giá trị tổ chức nơi làm việc và nghề nghiệp bản thân hành nghề;

– Xử lý tình huống khác nhau.

Kiến thức thiết yếu

– Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh;

– Hiến pháp, pháp luật liên quan;

– Thuần phong mỹ tục, văn hóa, truyền thống dân tộc vùng miền nơi làm việc và Việt Nam;

– Văn hóa, văn hóa nghề nghiệp nơi làm việc;

– Quy tắc ứng xử;

– Đạo đức nghề nghiệp;

– Nguồn tài nguyên và môi trường bền vững;

– Năng suất, hiệu quả, chất lượng;

– Năng lực cạnh tranh;

– Quyền và trách nhiệm công dân theo hiến pháp, pháp luật;

– Tổ chức và sống, làm việc trong tổ chức.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

– Được truyền đạt, đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ kiến thức, tài liệu liên quan đến các kỹ năng quan trọng, kiến thức thiết yếu về đạo đức nghề nghiệp;

– Tìm kiếm, truy cập được các tài liệu, thông tin liên quan đến các kỹ năng quan trọng, kiến thức thiết yếu về đạo đức nghề nghiệp;

– Môi trường làm việc gồm lãnh đạo, quy định tổ chức, các hướng dẫn về thực hành, rèn luyện thực hiện đạo đức nghề nghiệp;

– Thời gian, công cụ về máy tính, môi trường kết nối mạng;

– Thực tế trải nghiệm rèn luyện, câp nhật về đạo đức nghề nghiệp theo định kỳ.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

– Nghiên cứu tình huống có thể là các tình huống thực tế;

– Tương tác với người khác;

– Quan sát, thu thập chứng cứ thực hiện công việc;

– Bài tập thực hành;

– Phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận;

– Thuyết trình nhằm cải thiện hiệu quả, chất lượng công việc;

– Bài viết tự luận.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: HIỂU BIẾT VỀ CNTT CƠ BẢN (MÃ SỐ: CC01)

Để đạt được đơn vị năng lực này cần có kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính, các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT), an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng CNTT-TT, các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính, một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính
    • Nắm rõ kiến thức về phần cứng, bao gồm máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh; các thành phần phần cứng; thiết bị trung tâm; thiết bị nhập, xuất, lưu trữ; các cổng;
    • Nắm rõ kiến thức về phần mềm, bao gồm phân loại phần mềm; lập trình; phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở;
    • Nắm rõ kiến thức về hiệu năng máy tính;
    • Nắm rõ kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
  2. Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT)
    • Xác định được ứng dụng công và ứng dụng trong kinh doanh;
    • Xác định được một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông.
  3. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng CNTT-TT
    • Nắm rõ kiến thức về an toàn lao động;
    • Nắm rõ kiến thức về bảo vệ môi trường.
  4. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính
    • Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu;
    • Xác định được các phần mềm độc hại (malware).
  5. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT
    • Hiểu rõ vấn đề bản quyền;
    • Nắm rõ vấn đề bảo vệ dữ liệu.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Đọc hiểu các thuật ngữ, khái niệm về máy vi tính, thiết bị di động, phần cứng máy tính, thành phần cơ bản của máy tính, các loại phương tiện lưu trữ, các thiết bị xuất thông dụng, các cổng thông dụng;
  • Đọc hiểu các khái niệm phần mềm, chức năng hệ điều hành, chức năng một số phần mềm thông dụng;
  • Biết khái niệm hiệu năng của máy tính, hiểu ảnh hưởng của việc chạy nhiều ứng dụng đồng thời đến hiệu năng của máy.
  • Đọc hiểu các thuật ngữ, khái niệm về mạng máy tính, phương tiện truyền dẫn, phân biệt các dịch vụ kết nối Internet;
  • Biết các dịch vụ Internet khác nhau dành cho người dùng. Biết khái niệm học tập trực tuyến (e-learning), đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, “làm việc từ xa” (teleworking), hội nghị trực tuyến (teleconference);
  • Phân biệt các thuật ngữ “dịch vụ tin nhắn ngắn” (SMS), “nhắn tin tức thời” (IM), “nói chuyện (đàm thoại) qua giao thức Internet” (VoIP);
  • Hiểu được cách phân loại trang tin điện tử, trang tin cá nhân, chia sẻ nội dung trực tuyến;
  • Biết một số loại bệnh tật thông thường liên quan đến việc sử dụng máy tính lâu dài như bệnh về mắt, xương khớp, tâm thần và cách phòng ngừa;
  • Nắm rõ khái niệm và vai trò của tên người dùng (user name), mật khẩu (password) khi truy nhập Internet;
  • Biết cách sử dụng mật khẩu tốt, khóa máy tính, khóa phương tiện lưu trữ khi rời nơi làm việc;
  • Hiểu rõ vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT như bản quyền, quyền tác giả, giấy phép sử dụng phần mềm, quản lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu.

Kiến thức thiết yếu:

  • Khái niệm về máy vi tính, các thành phần máy tính, kiến thức về phần cứng và phần mềm;
  • Hiệu năng máy tính;
  • Mạng máy tính và truyền thông;
  • Ứng dụng công nghệ thông tin để liên lạc, truyền thông;
  • An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng CNTT;
  • An toàn thông tin cơ bản;
  • Pháp luật trong sử dụng CNTT.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Các văn bản pháp luật về CNTT;
  • Các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
  • Các tài liệu hướng dẫn của tổ chức;
  • Máy tính, sổ ghi chép, bút viết.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Sự hiểu biết về phần cứng, phần mềm, mạng máy tính;
  • Sử dụng quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
  • Sử dụng các văn bản quy định của pháp luật;
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN (MÃ SỐ: CC02)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng và khai thác máy tính cá nhân ở nhà hoặc các văn phòng nhỏ, bao gồm truy cập các tập tin bằng chương trình ứng dụng, gửi và truy cập email, sử dụng internet, sử dụng thiết bị ngoại vi và thiết lập các quyền bảo mật cơ bản.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Chuẩn bị sử dụng máy tính cá nhân
    • Xác định các thành phần vật lý và các thiết bị ngoại vi liên quan của máy tính cá nhân;
    • Kiểm tra kết nối vật lý của thiết bị để đảm bảo hoạt động và đạt hiệu suất cao;
    • Làm theo các bước để khởi động máy tính.
  2. Quản lý cấu hình máy tính
    • Thiết lập tùy chọn của máy tính để phù hợp nhất với người dùng;
    • Thiết lập các thông số nguồn điện để giảm thiểu mức tiêu thụ điện năng như một thước đo về môi trường bền vững;
    • Chọn hệ điều hành và các chương trình ứng dụng được cài đặt trên máy tính phù hợp với cấu hình của máy.
    • Tiến hành loại bỏ những phần mềm không sử dụng để tăng hiệu suất làm việc của máy tính;
    • Thiết lập môi trường làm việc, tùy chỉnh các biểu tượng trên màn hình.
  3. Truy cập và sử dụng các chương trình ứng dụng cơ bản
    • Mở một thư mục chứa các tập tin văn bản, thực hiện các thay đổi nhỏ và lưu trong một thư mục khác;
    • Gửi và nhận một email đơn giản bằng biểu tượng trên màn hình;
    • Truy cập internet bằng trình duyệt web để xem và thực hiện tìm kiếm thông tin cơ bản;
    • Sử dụng tường lửa và quét virus và phần mềm độc hại để giảm rủi ro và các mối nguy hiểm trong hệ thống.
  4. Truy cập và sử dụng các thiết bị ngoại vi thông dụng
    • Truy cập thiết bị lưu trữ bên ngoài để sao chép, di chuyển và lưu thông tin;
    • Sử dụng máy in đã cài đặt để in tài liệu;
    • Truy cập thiết bị nghe nhìn để xem và nghe tập tin đa phương tiện.
  5. Tắt máy tính
    • Sao lưu các tài liệu và chương trình quan trọng để giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu;
    • Lưu các công việc đang làm và đóng các chương trình ứng dụng đang mở;
    • Tắt máy tính và các thiết bị ngoại vi.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Đọc hiểu tài liệu để thực hiện và hoàn thành các chức năng yêu cầu;
  • Nhập nội dung bằng cách sử dụng các loại văn bản quen thuộc ở định dạng phù hợp với yêu cầu;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất;
  • Giải thích mục đích và chức năng cụ thể của các thiết bị kỹ thuật số phổ biến được sử dụng trong từng công việc;
  • Thực hiện các yêu cầu bảo mật cơ bản liên quan đến nhiệm vụ của riêng mình;
  • Nhận biết và xử lý các vấn đề thường xảy ra trong quá trình làm việc.

Kiến thức thiết yếu:

  • Các gói phần mềm ứng dụng thường được sử dụng;
  • Các tính năng bảo mật cơ bản;
  • Các thiết bị ngoại vi có thể được sử dụng với một máy tính cá nhân.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính cá nhân;
  • Công cụ, thiết bị và nguồn lực tại nơi làm việc
  • Các phần mềm cơ bản hiện đang được sử dụng.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định, quy tắc làm việc có liên quan;
  • Sử dụng máy tính và các thiết bị văn phòng;
  • Các phần mềm cơ bản phổ biến trong lĩnh vực CNTT.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN (MÃ SỐ: CC03)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng và khai thác các ứng dụng xử lý văn bản, bao gồm tạo, định dạng tài liệu, tạo bảng, in ấn,…

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Tuân thủ các phương thức hoạt động an toàn tại nơi làm việc
    • Sử dụng các phương pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc;
    • Tổ chức, sắp xếp khu vực làm việc để đảm bảo môi trường làm việc tiện lợi.
  2. Tạo văn bản
    • Mở ứng dụng xử lý văn bản, tạo văn bản và thêm dữ liệu theo yêu cầu;
    • Sử dụng các mẫu văn bản theo yêu cầu;
    • Sử dụng các công cụ định dạng đơn giản khi tạo văn bản;
    • Lưu văn bản vào thư mục.
  3. Tùy chỉnh cài đặt cơ bản
    • Điều chỉnh bố cục trang để đáp ứng các yêu cầu;
    • Mở và xem các thanh công cụ khác nhau;
    • Thay đổi định dạng font cho phù hợp với mục đích;
    • Thay đổi căn chỉnh và khoảng cách dòng theo yêu cầu;
    • Căn chỉnh lề cho phù hợp với mục đích;
    • Mở và chuyển đổi giữa các văn bản.
  4. Định dạng văn bản
    • Sử dụng các tính năng định dạng và kiểu dáng theo yêu cầu;
    • Đánh dấu và sao chép nội dung từ một vùng khác trong văn bản hoặc từ một văn bản đang mở khác;
    • Chèn đầu trang và chân trang;
    • Lưu văn bản ở định dạng file khác;
    • Lưu văn bản vào thiết bị lưu trữ.
  5. Tạo bảng
    • Chèn bảng vào văn bản;
    • Thay đổi các ô theo yêu cầu;
    • Chèn và xóa các cột và dòng khi cần thiết;
    • Sử dụng các công cụ định dạng theo yêu cầu.
  6. Thêm hình ảnh và các đối tượng khác
    • Chèn hình ảnh và các đối tượng thích hợp vào văn bản và tùy chỉnh;
    • Thay đổi vị trí kích thước đối tượng để đáp ứng yêu cầu định dạng.
  7. In tài liệu
    • Xem trước văn bản ở chế độ xem trước bản in;
    • Chọn cài đặt in cơ bản;
    • In văn bản hoặc một phần văn bản từ máy in.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Giải thích yêu cầu cụ thể để xác định và hoàn thành công việc cần thiết;
  • Chuẩn bị nội dung đơn giản kết hợp với yêu cầu định dạng;
  • Đưa một số trách nhiệm cá nhân để tuân thủ các yêu cầu;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất;
  • Giải thích mục đích và chức năng cụ thể của các thiết bị kỹ thuật số phổ biến;
  • Nhận biết và xử lý các vấn đề thường xảy ra khi sử dụng ứng dụng văn bản.

Kiến thức thiết yếu

  • Các thủ tục và hướng dẫn liên quan đến sức khỏe, an toàn tại nơi làm việc;
  • Tạo, mở và truy xuất văn bản;
  • Định dạng văn bản theo yêu cầu;
  • Lưu và in văn bản;
  • Các yêu cầu về định dạng, biểu mẫu của tổ chức.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính cá nhân và máy in;
  • Phần mềm xử lý văn bản hiện đang được sử dụng trong ngành;
  • Tài liệu nêu chi tiết hướng dẫn về các phương thức hoạt động an toàn tại nơi làm việc;
  • Dữ liệu phù hợp để sử dụng với các gói xử lý văn bản.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Máy tính cá nhân và các thiết bị văn phòng;
  • Phần mềm xử lý văn bản hiện đang được sử dụng trong ngành;
  • Tài liệu nêu chi tiết hướng dẫn về các phương thức hoạt động an toàn tại nơi làm việc;
  • Dữ liệu phù hợp để sử dụng với các gói xử lý văn bản.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN (MÃ SỐ: CC04)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng các ứng dụng bảng tính, bao gồm tạo bảng tính, định dạng dữ liệu, vẽ biểu đồ, chèn đối tượng và in bảng tính,…

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Tạo bảng tính
    • Mở ứng dụng bảng tính, tạo tập tin bảng tính và nhập số, văn bản và ký hiệu vào ô theo yêu cầu thông tin;
    • Nhập các công thức và hàm đơn giản sử dụng tham chiếu ô khi được yêu cầu;
    • Công thức đúng khi không có thông báo lỗi;
    • Sử dụng một loạt các công cụ phổ biến trong quá trình tạo bảng tính;
    • Chỉnh sửa cột và dòng trong bảng tính;
    • Sử dụng chức năng tự động điền để tăng dữ liệu khi cần;
    • Lưu bảng tính vào một thư mục trên thiết bị lưu trữ.
  2. Tùy chỉnh cài đặt cơ bản
    • Điều chỉnh bố cục trang để đáp ứng các yêu cầu của người dùng hoặc các yêu cầu đặc biệt;
    • Mở và xem các thanh công cụ khác nhau;
    • Thay đổi cài đặt font để phù hợp với yêu cầu;
    • Thay đổi tùy chọn căn chỉnh và giãn cách dòng theo các tính năng định dạng bảng tính;
    • Định dạng ô để hiển thị các kiểu khác nhau theo yêu cầu;
    • Sửa đổi kích thước lề cho phù hợp với mục đích của bảng tính;
    • Xem đồng thời nhiều bảng tính.
  3. Định dạng bảng tính
    • Sử dụng các tính năng định dạng theo yêu cầu;
    • Sao chép các tính năng định dạng được chọn từ một ô khác trong bảng tính hoặc từ một bảng tính đang mở khác;
    • Sử dụng các công cụ định dạng theo yêu cầu trong bảng tính;
    • Căn chỉnh thông tin trong ô đã chọn theo yêu cầu;
    • Chèn đầu trang và chân trang bằng cách sử dụng các tính năng định dạng;
    • Lưu bảng tính dưới dạng loại file khác;
    • Lưu vào thiết bị lưu trữ và đóng bảng tính.
  4. Kết hợp đối tượng và biểu đồ trong bảng tính
    • Nhập một đối tượng vào một bảng tính đang mở;
    • Thao tác đối tượng đã nhập bằng cách sử dụng các tính năng định dạng;
    • Tạo biểu đồ sử dụng dữ liệu đã chọn trong bảng tính;
    • Hiển thị dữ liệu được chọn trong biểu đồ khác;
    • Sửa đổi biểu đồ bằng cách sử dụng các tính năng định dạng.
  5. In bảng tính
    • Xem trước bảng tính ở chế độ xem trước bản in;
    • Chọn các tùy chọn máy in cơ bản;
    • Bảng tính in hoặc phần được chọn của bảng tính.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Phân biệt được các loại dữ liệu như văn bản và số,…
  • Xác định dữ liệu cần thiết cho bảng tính từ thông tin nhận được;
  • Nhập dữ liệu được viết và bằng lời nói vào một định dạng phù hợp trong bảng tính;
  • Chọn từ vựng, thuật ngữ và quy ước đặt tên phù hợp cho bảng tính;
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và có liên quan với kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi để xác nhận yêu cầu của người dùng và gợi ý phản hồi;
  • Cộng, trừ, nhân và chia số nguyên và số thập phân, xác định và chọn công thức chính xác để sử dụng;
  • Áp dụng thứ tự các phép toán trong các phép tính;
  • Xác định dữ liệu số cụ thể cần thiết để tạo biểu đồ;
  • Sử dụng một số hình thức giao tiếp thông thường bằng văn bản có liên quan đến công việc;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất;
  • Giải thích mục đích và chức năng cụ thể của các thiết bị kỹ thuật số phổ biến;
  • Chịu trách nhiệm về các quyết định tác động thấp trong các tình huống quen thuộc.

Kiến thức thiết yếu

  • Tạo bảng tính theo yêu cầu;
  • Định dạng bảng tính;
  • Tạo công thức cơ bản;
  • Chèn các đối tượng và biểu đồ vào bảng tính;
  • Lưu và in bảng tính;
  • Xác định các yêu cầu tổ chức.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính cá nhân (PC) và các thiết bị văn phòng;
  • Phần mềm bảng tính hiện được sử dụng trong ngành;
  • Tài liệu chi tiết hướng dẫn và chính sách của tổ chức;
  • Tài liệu hoặc thông tin chứa dữ liệu phù hợp để tạo bảng tính.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Máy tính cá nhân (PC) và các thiết bị văn phòng;
  • Phần mềm bảng tính hiện được sử dụng trong ngành;
  • Tài liệu chi tiết hướng dẫn và chính sách của tổ chức;
  • Tài liệu hoặc thông tin chứa dữ liệu phù hợp để tạo bảng tính.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN (MÃ SỐ: CC05)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện các tác vụ cơ bản của ứng dụng trình chiếu bao gồm việc tạo, định dạng và thêm hiệu ứng,.…

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Tạo bản trình chiếu
    • Mở ứng dụng trình chiếu và tạo một thiết kế đơn giản để trình bày theo yêu cầu;
    • Mở bản trình chiếu rỗng, thêm văn bản và đối tượng khác;
    • Áp dụng các kiểu hiển thị có trong bản trình chiếu;
    • Sử dụng mẫu trình chiếu để tạo bản trình chiếu;
    • Sử dụng các công cụ khác nhau để tùy chỉnh giao diện của bản trình chiếu;
    • Lưu bản trình chiếu vào thiết bị lưu trữ thích hợp.
  2. Tùy chỉnh cài đặt cơ bản
    • Điều chỉnh hiển thị để đáp ứng các yêu cầu của người dùng;
    • Mở và xem các thanh công cụ khác nhau để xem các tùy chọn;
    • Đảm bảo cài đặt font phù hợp với mục đích trình bày;
    • Xem nhiều trang trình chiếu cùng một lúc.
  3. Định dạng bản trình chiếu
    • Sử dụng và kết hợp các biểu đồ tổ chức và danh sách có dấu đầu dòng và sửa đổi theo yêu cầu;
    • Thêm đối tượng và thao tác để đáp ứng mục đích thuyết trình;
    • Chèn các đối tượng và sửa đổi cho mục đích thuyết trình;
    • Sửa đổi cách sắp xếp trang trình chiếu, bao gồm văn bản và màu sắc;
    • Sử dụng các công cụ định dạng theo yêu cầu trong bản trình chiếu;
    • Tạo một bản sao trang trình chiếu;
    • Sắp xếp thứ tự các trang trình chiếu và xóa trang trình chiếu cho mục đích thuyết trình;
    • Lưu bản trình chiếu ở định dạng khác;
    • Lưu bản trình chiếu vào thiết bị lưu trữ thích hợp.
  4. Thêm hiệu ứng trình chiếu
    • Kết hợp các hiệu ứng hình ảnh động và đa phương tiện được đặt trước vào bản trình chiếu theo yêu cầu để nâng cao bản trình chiếu;
    • Thêm hiệu ứng chuyển trang trình chiếu vào bản trình chiếu;
    • Bài thuyết trình thử nghiệm cho hiệu ứng tổng thể;
    • Sử dụng các công cụ điều chuyển trên màn hình để bắt đầu và dừng trình chiếu hoặc di chuyển giữa các trang trình chiếu khác nhau.
  5. In bài thuyết trình và ghi chú
    • Chọn định dạng in thích hợp cho bản trình chiếu;
    • Chọn hướng hiển thị mong muốn;
    • Thêm ghi chú và số trang trình bày;
    • Xem trước trang trình chiếu và chạy kiểm tra trước khi trình chiếu;
    • In các trang trình chiếu đã chọn.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Đọc các tài liệu để thực hiện các yêu cầu;
  • Giải thích các ký hiệu, văn bản, số và chữ cái;
  • Sử dụng thuật ngữ thích hợp và tiếng Anh đơn giản để nâng cao tính trình bày và thêm ghi chú;
  • Sử dụng các kỹ thuật nghe và hỏi hiệu quả cũng như các thuật ngữ đơn giản và có liên quan để làm rõ các yêu cầu và nhận phản hồi;
  • Sử dụng một số hình thức giao tiếp thông thường bằng văn bản có liên quan đến công việc;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất;
  • Giải thích mục đích và chức năng cụ thể của các thiết bị kỹ thuật số phổ biến.

Kiến thức thiết yếu

  • Tạo bản trình chiếu theo yêu cầu;
  • Định dạng bản trình chiếu;
  • Chèn các đối tượng và biểu đồ vào bản trình chiếu;
  • Lưu và in bản trình chiếu;
  • Xác định các yêu cầu của tổ chức.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính cá nhân (PC) và các thiết bị văn phòng;
  • Phần mềm trình chiếu hiện được sử dụng trong ngành;
  • Tài liệu nêu chi tiết hướng dẫn và chính sách về tổ chức.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Máy tính cá nhân (PC) và các thiết bị văn phòng;
  • Phần mềm trình chiếu hiện được sử dụng trong ngành;
  • Tài liệu nêu chi tiết hướng dẫn và chính sách về tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN (MÃ SỐ: CC06)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng internet, gửi và nhận email an toàn, tìm kiếm trên internet bằng trình duyệt web và đảm bảo an toàn.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Kết nối và truy cập internet
    • Kết nối internet thông qua kết nối hiện có;
    • Mở trình duyệt web và thiết lập trang chủ bằng cách thiết lập các tùy chọn internet;
    • Đảm bảo an ninh phần mềm trình duyệt web;
    • Điều chỉnh hiển thị trình duyệt web cho phù hợp với yêu cầu cá nhân;
    • Sửa đổi thanh công cụ để đáp ứng nhu cầu của người dùng và trình duyệt web;
    • Truy cập một trang web cụ thể, lưu ý về quyền riêng tư và các điều kiện sử dụng khác cũng như truy xuất dữ liệu;
    • Khi chia sẻ thông tin trên internet phải nghĩ đến trách nhiệm xã hội;
    • Nhập địa chỉ trang web (URL) vào dòng địa chỉ của trình duyệt.
  2. Sử dụng email để liên lạc
    • Mở phần mềm ứng dụng email, tạo email mới và thêm địa chỉ email;
    • Soạn nội dung email, kiểm tra chính tả và chỉnh sửa theo yêu cầu;
    • Tạo và thêm chữ ký tự động cho người dùng;
    • Đính kèm tệp vào thư email nếu có;
    • Xác định và đặt ưu tiên và gửi tin nhắn email;
    • Trả lời và chuyển tiếp thư đã nhận bằng các tính năng có sẵn;
    • Mở và lưu tập tin đính kèm vào thư mục có liên quan;
    • Tìm kiếm, sắp xếp và lưu email bằng cách sử dụng các cài đặt có sẵn;
    • Điều chỉnh tài khoản email để thiết lập các vấn đề bảo mật email;
    • In email theo yêu cầu.
  3. Tìm kiếm trên internet
    • Xem lại hướng dẫn tổ chức về truy cập internet;
    • Mở ứng dụng internet và truy cập công cụ tìm kiếm trên internet và xác định các biểu thức tìm kiếm;
    • Nhập các từ khóa thích hợp vào công cụ tìm kiếm để tìm thông tin mong muốn;
    • Tinh chỉnh tìm kiếm tùy thuộc vào kết quả tìm kiếm ban đầu;
    • Lưu kết quả biểu thức tìm kiếm;
    • Tạo một chỉ mục trong trình duyệt internet hoặc liên kết cho trang cho kết quả chính;
    • Lưu kết quả chính vào thư mục dấu trang;
    • Sửa đổi các tùy chọn trình duyệt internet để in và in trang web;
    • Đóng trình duyệt internet.
  4. Truy cập và sử dụng các trang web cụ thể
    • Xác định, truy cập và xem lại các trang thông tin cụ thể;
    • Xác định và sử dụng các trang web để lưu thông tin chi tiết và truy cập và thông tin;
    • Truy cập và sử dụng biểu mẫu trực tuyến trên internet.
  5. Thực hiện giao dịch trực tuyến
    • Truy cập trang giao dịch trực tuyến;
    • Đảm bảo an toàn cho trang giao dịch;
    • Nhập thông tin được yêu cầu vào các trường trên trang web của người bán;
    • Đảm bảo hộp thoại bật lên, lời nhắc hoặc cơ chế phản hồi được hoàn thành;
    • Nhập, kiểm tra và thực hiện thay đổi đối với các tùy chọn giao dịch ưu tiên;
    • Hoàn tất giao dịch trực tuyến;
    • Ghi lại và lưu trữ biên nhận theo quy trình kinh doanh;
    • Đóng và thoát khỏi quá trình giao dịch.
  6. Tìm kiếm nâng cao
    • Sử dụng các công cụ tìm kiếm và các tính năng tìm kiếm nâng cao;
    • Sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm Boolean khi cần thiết để tăng cường tìm kiếm;
    • Sử dụng các công cụ tìm kiếm meta với một loạt các từ khóa;
    • Sử dụng công cụ tìm kiếm cụ thể cho một lĩnh vực cụ thể để tinh chỉnh kết quả;
    • Truy cập các trang web và nhóm tin tức cộng đồng ảo có liên quan và lưu ý mục tiêu và sắp xếp hoạt động của họ;
    • Thực hiện tìm kiếm với tên miền để tinh chỉnh tìm kiếm.
  7. Sử dụng thông tin đã được tìm
    • Thông tin tham chiếu chéo được tìm thấy bằng cách sử dụng một số trang web để xác định độ chính xác của thông tin;
    • Kiểm tra ngày trang web được cập nhật lần cuối hoặc thuộc tính của trang web để xác định đơn vị tiền tệ của thông tin;
    • Xác định thẩm quyền của trang web bằng cách xem các tuyên bố về bản quyền, các điều khoản về quyền riêng tư và thông tin tổ chức;
    • Lưu và in thông tin tìm thấy ở các dạng tập tin khác nhau.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Sử dụng hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả;
  • Sử dụng định dạng bắt buộc để nhập chính xác thông tin cụ thể cho các yêu cầu;
  • Soạn tin nhắn ngắn và cụ thể bằng cách sử dụng định dạng, ngữ pháp và ngôn ngữ phù hợp với đối tượng;
  • Trình bày trách nhiệm chính và giới hạn vai trò của mình;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất;
  • Giải thích mục đích và chức năng cụ thể của các thiết bị kỹ thuật số phổ biến;
  • Nhận biết và xử lý các vấn đề thường xảy ra trong quá trình sử dụng trình duyệt web;
  • Thực hiện các yêu cầu bảo mật cơ bản liên quan đến nhiệm vụ của riêng mình.

Kiến thức thiết yếu

  • Mạng máy tính;
  • Kết nối và truy cập internet;
  • Gửi và nhận email;
  • Các công cụ tìm kiếm trên internet;
  • Bản quyền và điều khoản về quyền riêng tư;
  • An toàn thông tin.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Một máy tính cá nhân hoặc thiết bị kỹ thuật số với internet;
  • Công cụ tìm kiếm hiện được sử dụng trong ngành;
  • Chính sách tổ chức về sử dụng Internet.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Các quy định về an toàn, bảo mật;
  • Một máy tính cá nhân hoặc thiết bị kỹ thuật số với internet;
  • Công cụ tìm kiếm hiện được sử dụng trong ngành;
  • Chính sách tổ chức về sử dụng Internet;
  • Các tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SỬ DỤNG THIẾT BỊ SỐ (MÃ SỐ: CC07)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng một loạt các thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video hoặc thiết bị trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (PDA),…

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực cơ bản áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Chuẩn bị sử dụng thiết bị kỹ thuật số
    • Xem hướng dẫn sử dụng và đảm bảo các thành phần được xác định có sẵn;
    • Xác định các thành phần vật lý của thiết bị kỹ thuật số;
    • Bật và làm theo các thủ tục truy cập để kích hoạt thiết bị kỹ thuật số;
    • Thay đổi cài đặt thiết bị kỹ thuật số để phù hợp nhất với mục đích sử dụng;
    • Cấu hình các thiết lập quản lý nguồn điện khi thích hợp để giảm thiểu mức tiêu thụ điện năng, như một thước đo bền vững về môi trường.
  2. Thiết lập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số
    • Xác định và thiết lập các cài đặt cơ bản, bảo mật và menu;
    • Điều hướng và thao tác với môi trường màn hình;
    • Tùy chỉnh các biểu tượng màn hình và truy cập vào các ứng dụng nếu có;
    • Sử dụng thiết bị kỹ thuật số và lưu và chỉnh sửa đầu ra nếu có;
    • Xác định các tính năng nâng cao có sẵn và sử dụng theo yêu cầu.
  3. Truy cập và sử dụng các thiết bị kết nối cơ bản
    • Kết nối với các thiết bị kỹ thuật số bên ngoài, chẳng hạn như thiết bị lưu trữ, để truy xuất, sao chép, di chuyển và lưu thông tin;
    • Kiểm tra kết nối vật lý của thiết bị lưu trữ để đảm bảo hoạt động và hiệu suất;
    • Kết nối với máy in và sử dụng cài đặt máy in;
    • Truy cập thiết bị nghe nhìn để xem và phát tệp đa phương tiện.
  4. Tắt thiết bị kỹ thuật số
    • Lưu công việc hiện tại và sao lưu dữ liệu quan trọng;
    • Đóng các chương trình đang mở trên thiết bị kỹ thuật số và bất kỳ thiết bị lưu trữ nào;
    • Tắt thiết bị kỹ thuật số theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Đọc các tài liệu trực tuyến hoặc bản in ra giấy để sử dụng các thiết bị đúng yêu cầu;
  • Giải thích mục đích, các chức năng cụ thể và các tính năng chính của các hệ thống và công cụ kỹ thuật số phổ biến và vận hành chúng hiệu quả để hoàn thành các công việc thông thường;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất.

Kiến thức thiết yếu

  • Các thiết bị số phục vụ cho công việc;
  • Kết nối các thiết bị kỹ thuật số;
  • Chức năng của các ứng dụng liên quan.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Thiết bị kỹ thuật số;
  • Máy vi tính;
  • Thiết bị lưu trữ;
  • Máy in;
  • Ứng dụng dành riêng cho thiết bị hiện được sử dụng trong ngành.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Thiết bị kỹ thuật số;
  • Máy vi tính;
  • Thiết bị lưu trữ;
  • Các thiết bị văn phòng;
  • Ứng dụng dành riêng cho thiết bị hiện được sử dụng trong ngành.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: NHẬN DẠNG, PHÂN LOẠI THIẾT BỊ PHẦN CỨNG (MÃ SỐ: CC08)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhận biết và phân loại được các thiết bị phần cứng máy tính. Để đạt được đơn vị năng lực này cần nhận dạng, phân loại được các thiết bị, nắm rõ chức năng từng thiết bị, và đọc được các thông số kỹ thuật các thiết bị.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực cơ bản áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Nhận dạng các thiết bị
    • Xác định và chứng minh sự hiểu biết về các thiết bị phần cứng;
    • Nắm rõ chức năng của thiết bị, cách tháo lắp từng thiết bị cụ thể.
  2. Phân loại thiết bị
    • Nắm rõ các thành phần phần cứng cơ bản của máy tính;
    • Xác định được loại của một thiết bị phần cứng cụ thể.
  3. Đọc được thông số kỹ thuật các thiết bị
    • Xác định vị trí cung cấp thông số kỹ thuật của thiết bị;
    • Hiểu được các ký hiệu, thuật ngữ của thông số kỹ thuật.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Đọc tài liệu có chứa các thuật ngữ liên quan đến ngành công nghệ thông tin;
  • Giải thích ý nghĩa các ký hiệu, biểu tượng cần thiết để cài đặt và cấu hình hệ điều hành, phần mềm và phần cứng;
  • Sử dụng cú pháp, văn bản và số liên quan đến hệ thống;
  • Đưa ra một số trách nhiệm cá nhân đối với việc tuân thủ các yêu cầu về pháp lý, các quy định. Làm rõ trách nhiệm khi giải quyết yêu cầu;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất;
  • Giải thích mục đích, các tính năng chính của các công cụ hỗ trợ.

Kiến thức thiết yếu:

  • Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phần cứng;
  • Nắm được các thành phần cơ bản của máy tính;
  • Nhận dạng, phân loại các thiết bị phần cứng máy tính;
  • Các chức năng của hệ điều hành một người dùng và nhiều người dùng;
  • Khả năng tương tác giữa các hệ điều hành;
  • Các nguyên tắc và trách nhiệm về đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc để tránh những nguy cơ mất an toàn liên quan đến việc sử dụng các hệ thống máy tính.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Các thiết bị phần cứng;
  • Giấy viết, Bút.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Máy tính và các thành phần phần cứng cần thiết;
  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị phần cứng;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: LẮP RÁP, CÀI ĐẶT MÁY TÍNH (MÃ SỐ: CC09)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để lắp ráp, cài đặt hoàn chỉnh một bộ máy tính. Để đạt được đơn vị năng lực này cần biết quy trình lắp ráp máy tính, sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ tháo lắp máy tính, kiểm tra máy tính sau khi lắp ráp, biết cách cài đặt hệ điều hành, cài đặt phần mềm ứng dụng, cài đặt phần mềm diệt virus.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Quy trình lắp ráp máy tính
    • Nắm vững quy trình lắp ráp máy tính;
    • Thực hiện lắp ráp đúng cách các thiết bị với nhau.
  2. Kiểm tra sau khi lắp ráp
    • Khởi động máy tính sau khi lắp ráp;
    • Xem xét các bước lắp ráp nếu có lỗi.
  3. Xác định chức năng của hệ điều hành
    • Xác định và chứng minh sự hiểu biết về mục đích của hệ điều hành;
    • Phân biệt được các hệ thống xử lý theo lô (Batch Systems), hệ thống xử lý đa chương, hệ thống xử lý đa nhiệm, hệ thống song song, hệ thống phân tán, hệ thống thời gian thực, hệ thống nhúng;
    • Xác định được các tính năng của hệ điều hành và so sánh độ tương phản của chúng;
    • Nắm được các kiến thức cần thiết về chức năng cơ bản của hệ điều hành, bao gồm lập lịch CPU, hệ thống tập tin, quản lý nhập xuất, quản lý tiến trình, quản lý bộ nhớ, quản lý đĩa, quản lý mạng;
    • Nắm rõ các kiến thức về bộ nhớ ảo, cơ chế bộ nhớ ảo, xác định và chứng minh việc quản lý bộ nhớ ảo;
  4. Quy trình cài đặt, tiếp nhận hệ điều hành
    • Liên hệ với nhà cung cấp hệ điều hành để nắm được chính sách cấp phép, thông số kỹ thuật và yêu cầu hệ thống;
    • Xác định quy trình và các bước cần thiết để cài đặt, cấu hình hệ điều hành và các thành phần cài đặt;
    • Lập, điều chỉnh tài liệu và cung cấp cho người quản lý;
    • Xác định và áp dụng kiến thức về các yêu cầu cấp phép, phần cứng và bảo mật.
  5. Cài đặt, cấu hình và tối ưu hóa hệ điều hành
    • Cài đặt, cấu hình và kiểm tra hệ điều hành bằng cách sử dụng các thành phần và các tùy chọn cài đặt;
    • Sử dụng các giao diện người dùng của hệ điều hành có liên quan để thiết lập cấu hình cài đặt chính xác;
    • Tối ưu hóa hệ điều hành để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống, người dùng;
    • Ghi lại hệ thống theo yêu cầu;
    • Cài đặt hệ điều hành với thời gian gián đoạn tối thiểu.
  6. Cung cấp hướng dẫn để đáp ứng các yêu cầu của phần mềm mới
    • Cung cấp hướng dẫn một-một cho các thay đổi đối với người dùng hoặc người dùng theo yêu cầu;
    • Yêu cầu đánh giá người dùng về hệ thống mới để đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng, sử dụng cơ chế phản hồi thích hợp.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Đọc hiểu, xác định, phân tích và đánh giá các văn bản chứa thuật ngữ phức tạp, hệ điều hành cụ thể, áp dụng thông tin cho việc lựa chọn, cài đặt, cấu hình và tối ưu hóa các hệ điều hành;
  • Diễn giải và thấu hiểu phạm vi các cú pháp, biểu đồ, biểu tượng, ký hiệu, văn bản, số và chữ cái cần thiết để cài đặt và cấu hình hệ điều hành;
  • Lập tài liệu đề xuất các quy trình và so sánh độ tương phản của các hệ điều hành khác nhau;
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để liên lạc với người dùng, trình bày thông tin và nhận phản hồi;
  • Cài đặt, cấu hình và kiểm tra một hệ điều hành để cải thiện hiệu suất hệ thống với sự gián đoạn ít nhất cho người dùng;
  • Xác định chức năng của hệ điều hành, lựa chọn hệ điều hành phù hợp nhất với các quy định của tổ chức;
  • Đưa ra một số trách nhiệm cá nhân đối với việc tuân thủ các yêu cầu về pháp lý, các quy định. Làm rõ trách nhiệm khi giải quyết yêu cầu;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất;

Kiến thức thiết yếu:

  • Nhận dạng và phân loại các thiết bị phần cứng;
  • Nắm rõ quy trình lắp ráp máy tính;
  • Các sản phẩm phần cứng và phần mềm hiện tại khi được chấp nhận;
  • Chức năng và các tính năng của hệ điều hành được tổ chức sử dụng;
  • Quy trình cài đặt và cấu hình phần mềm hệ thống;
  • Kiến trúc của các hệ thống kỹ thuật hiện tại;
  • Thủ tục triển khai các hệ thống hiện tại mà tổ chức đang dùng;
  • Các yêu cầu của tổ chức về phần mềm hệ điều hành (OS);
  • Các điều kiện tiên quyết để cài đặt phần mềm hệ thống;
  • Các thiết lập và phương pháp cấu hình;
  • Các gói phần mềm được tổ chức hỗ trợ;
  • Chức năng hiện tại của hệ thống;
  • Danh sách phần mềm chẩn đoán của hệ thống;
  • Các thông số kỹ thuật của nhà cung cấp và các yêu cầu để cài đặt.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Các thiết bị phần cứng của máy tính;
  • Các công cụ hỗ trợ tháo, lắp máy tính;
  • Tài liệu hướng dẫn lắp ráp bộ máy tính;
  • Một máy tính cá nhân để thực hiện việc cài đặt;
  • Đĩa cài đặt hoặc USB cài đặt hệ điều hành, driver.
  • Tài liệu hướng dẫn cấu hình hệ điều hành;
  • Tài liệu của tổ chức;
  • Các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn lao động và các chính sách, quy trình của tổ chức.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Máy tính và các thành phần phần cứng cần thiết;
  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Tài liệu hướng dẫn lắp ráp máy tính;
  • Tập tin cài đặt phần mềm;
  • Tài liệu hướng dẫn cài đặt và cấu hình phần mềm;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM MÁY TÍNH (MÃ SỐ: CC10)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để cài đặt, cấu hình phần mềm phù hợp với hệ thống hiện tại và yêu cầu về nghiệp vụ của đơn vị.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định yêu cầu phần mềm hoặc yêu cầu nâng cấp phần mềm
    • Xác định yêu cầu thể hiện bằng tài liệu yêu cầu của người dùng và báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị;
    • Thực thi các hướng dẫn theo quy định của đơn vị để đáp ứng các yêu cầu của người dùng.
  2. Tiếp nhận phần mềm hoặc nâng cấp phần mềm
    • Điều tra và chọn ứng dụng phần mềm phù hợp nhất với yêu cầu và chính sách của đơn vị;
    • Tiếp nhận phần mềm ứng dụng theo yêu cầu;
    • Xác định yêu cầu cấp phép và hồ sơ theo hướng dẫn của đơn vị;
    • Đảm bảo yêu cầu cấu hình tối thiểu của máy tính và hệ điều hành để cài đặt được phần mềm.
  3. Cài đặt hoặc nâng cấp phần mềm
    • Cài đặt phần mềm mới hoặc nâng cấp theo chỉ dẫn và yêu cầu của đơn vị;
    • Hoàn thành quy trình cài đặt hiệu quả để giảm thiểu sự gián đoạn;
    • Thực hiện kiểm tra và chấp nhận theo hướng dẫn của đơn vị, đặc biệt chú ý đến hiệu ứng có thể tác động đến các hệ thống khác;
    • Đảm bảo yêu cầu của người dùng được thỏa mãn;
    • Báo cáo các vấn đề của người dùng nổi bật cho người có trách nhiệm trong đơn vị khi cần thiết.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Đọc hiểu các tài liệu để đáp ứng các yêu cầu phù hợp từ phía người dùng, giải thích và phản hồi lại người dùng để xác định và xác nhận các yêu cầu;
  • Ghi lại thông tin chính xác và quan trọng từ yêu cầu của người dùng;
  • Tuân thủ và chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc;
  • Sử dụng các công cụ và hệ thống kỹ thuật số thông thường;
  • Cài đặt các ứng dụng phần mềm thông qua các chỉ dẫn;
  • Cấu hình máy tính để phù hợp với phần mềm mới hoặc nâng cấp phần mềm.

Kiến thức thiết yếu

  • Nghiệp vụ điển hình của người dùng;
  • Thiết bị lưu trữ chính của hệ thống;
  • Thiết bị đầu vào và đầu ra thông dụng;
  • Các thỏa thuận và trách nhiệm cấp phép để đảm bảo chúng được tôn trọng;
  • Các hệ điều hành được đơn vị hỗ trợ;
  • Nguyên tắc, quy định về mua sắm của đơn vị;
  • Các yêu cầu cài đặt cho các gói ứng dụng phần mềm quan trọng;
  • Các thành phần của phần mềm;
  • Quy trình cài đặt;
  • Các vấn đề liên quan đến cấu hình và tối ưu phần mềm ứng dụng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính và hạ tầng CNTT;
  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Hệ thống phần mềm cụ thể;
  • Hệ điều hành tương thích;
  • Tài liệu hướng dẫn cài đặt và cấu hình phần mềm.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Máy tính và hạ tầng CNTT;
  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Hệ thống phần mềm cụ thể;
  • Tài liệu hướng dẫn cài đặt và cấu hình phần mềm.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM MÁY TÍNH (MÃ SỐ: CC10)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để cài đặt, cấu hình phần mềm phù hợp với hệ thống hiện tại và yêu cầu về nghiệp vụ của đơn vị.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định yêu cầu phần mềm hoặc yêu cầu nâng cấp phần mềm
    • Xác định yêu cầu thể hiện bằng tài liệu yêu cầu của người dùng và báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị;
    • Thực thi các hướng dẫn theo quy định của đơn vị để đáp ứng các yêu cầu của người dùng.
  2. Tiếp nhận phần mềm hoặc nâng cấp phần mềm
    • Điều tra và chọn ứng dụng phần mềm phù hợp nhất với yêu cầu và chính sách của đơn vị;
    • Tiếp nhận phần mềm ứng dụng theo yêu cầu;
    • Xác định yêu cầu cấp phép và hồ sơ theo hướng dẫn của đơn vị;
    • Đảm bảo yêu cầu cấu hình tối thiểu của máy tính và hệ điều hành để cài đặt được phần mềm.
  3. Cài đặt hoặc nâng cấp phần mềm
    • Cài đặt phần mềm mới hoặc nâng cấp theo chỉ dẫn và yêu cầu của đơn vị;
    • Hoàn thành quy trình cài đặt hiệu quả để giảm thiểu sự gián đoạn;
    • Thực hiện kiểm tra và chấp nhận theo hướng dẫn của đơn vị, đặc biệt chú ý đến hiệu ứng có thể tác động đến các hệ thống khác;
    • Đảm bảo yêu cầu của người dùng được thỏa mãn;
    • Báo cáo các vấn đề của người dùng nổi bật cho người có trách nhiệm trong đơn vị khi cần thiết.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Đọc hiểu các tài liệu để đáp ứng các yêu cầu phù hợp từ phía người dùng, giải thích và phản hồi lại người dùng để xác định và xác nhận các yêu cầu;
  • Ghi lại thông tin chính xác và quan trọng từ yêu cầu của người dùng;
  • Tuân thủ và chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc;
  • Sử dụng các công cụ và hệ thống kỹ thuật số thông thường;
  • Cài đặt các ứng dụng phần mềm thông qua các chỉ dẫn;
  • Cấu hình máy tính để phù hợp với phần mềm mới hoặc nâng cấp phần mềm.

Kiến thức thiết yếu

  • Nghiệp vụ điển hình của người dùng;
  • Thiết bị lưu trữ chính của hệ thống;
  • Thiết bị đầu vào và đầu ra thông dụng;
  • Các thỏa thuận và trách nhiệm cấp phép để đảm bảo chúng được tôn trọng;
  • Các hệ điều hành được đơn vị hỗ trợ;
  • Nguyên tắc, quy định về mua sắm của đơn vị;
  • Các yêu cầu cài đặt cho các gói ứng dụng phần mềm quan trọng;
  • Các thành phần của phần mềm;
  • Quy trình cài đặt;
  • Các vấn đề liên quan đến cấu hình và tối ưu phần mềm ứng dụng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính và hạ tầng CNTT;
  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Hệ thống phần mềm cụ thể;
  • Hệ điều hành tương thích;
  • Tài liệu hướng dẫn cài đặt và cấu hình phần mềm.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Máy tính và hạ tầng CNTT;
  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Hệ thống phần mềm cụ thể;
  • Tài liệu hướng dẫn cài đặt và cấu hình phần mềm.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHO MÁY TÍNH CÁ NHÂN (MÃ SỐ: CC11)

Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để cài đặt, cấu hình và hỗ trợ hệ điều hành máy tính để bàn hoặc máy trạm trong môi trường mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần chuẩn bị và cài đặt hệ điều hành lên máy tính để bàn, cấu hình môi trường làm việc trên nền hệ điều hành đã cài đặt.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Chuẩn bị cài đặt hệ điều hành máy tính để bàn
    • Chuẩn bị công việc theo quy trình, thủ tục về đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc;
    • Thu thập các ứng dụng và tính năng dành cho máy tính để bàn từ người thích hợp;
    • Rà soát các tùy chọn cài đặt và hệ thống tập tin cần thiết;
    • Xác định và áp dụng kiến thức về các yêu cầu cấp phép, phần cứng và hệ thống;
    • Phân tích yêu cầu di chuyển dữ liệu;
    • Sao lưu dữ liệu cục bộ để chuẩn bị cài đặt;
    • Sắp xếp quyền truy cập vào trang web và tư vấn cho khách hàng về thời gian dự kiến triển khai.
  2. Cài đặt hệ điều hành máy tính để bàn
    • Cài đặt hoặc nâng cấp hệ điều hành máy tính để bàn bằng cách sử dụng phương pháp cài đặt hoặc cập nhật phù hợp;
    • Cài đặt các ứng dụng trên máy tính để bàn theo các yêu cầu đã xác định;
    • Cấu hình cài đặt mạng để kết nối máy trạm với mạng;
    • Cài đặt bản vá hệ điều hành và bản vá ứng dụng để đảm bảo độ tin cậy và bảo mật tối đa;
    • Khôi phục dữ liệu cục bộ sang máy trạm mới.
  3. Cấu hình môi trường máy tính để bàn
    • Cấu hình thiết bị phần cứng;
    • Quản lý môi trường người dùng;
    • Tạo cấu trúc tập tin và thư mục bằng cách sử dụng các công cụ quản trị và hệ thống thích hợp;
    • Định cấu hình quyền truy cập vào dữ liệu ngoài;
    • Định cấu hình ứng dụng dành cho máy tính để bàn theo yêu cầu kinh doanh.
  4. Vận hành giao diện dòng lệnh
    • Mở giao diện dòng lệnh;
    • Chạy lệnh và tập lệnh từ giao diện dòng lệnh;
    • Thao tác tập tin bằng dòng lệnh.
  5. Cấu hình bảo mật máy tính để bàn
    • Sửa đổi cài đặt người dùng mặc định để đảm bảo rằng chúng khớp với chính sách bảo mật của tổ chức;
    • Sửa đổi quyền sở hữu và quyền của tập tin và thư mục để đảm bảo các yêu cầu bảo mật dữ liệu được đáp ứng;
    • Đảm bảo bảo mật mật khẩu;
    • Kiểm tra thông báo pháp lý thích hợp được hiển thị khi đăng nhập;
    • Thực hiện các tùy chọn bảo mật cho các giao thức mạng;
    • Định cấu hình cài đặt bảo mật cho ứng dụng dành cho máy tính để bàn theo yêu cầu kinh doanh.
  6. Giám sát và kiểm tra máy tính để bàn
    • Kiểm tra môi trường máy tính để bàn để đảm bảo rằng khách hàng, chức năng và yêu cầu hiệu suất đã được đáp ứng;
    • Phân tích và trả lời thông tin chẩn đoán;
    • Sử dụng các công cụ và kỹ thuật khắc phục sự cố để chẩn đoán và khắc phục sự cố máy tính để bàn;
    • Xây dựng tài liệu môi trường máy tính để bàn theo chính sách của tổ chức.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Cài đặt và cấu hình hệ điều hành trên máy tính để bàn;
  • Kết nối máy tính để bàn vào mạng hiện có;
  • Cấu hình hệ điều hành máy tính để bàn, bao gồm tài khoản người dùng, dịch vụ tập tin, in ấn và bảo mật;
  • Thực hiện sao lưu và khôi phục cơ bản;
  • Cập nhật hệ điều hành và phần mềm;
  • Theo dõi và khắc phục sự cố môi trường máy tính để bàn.

Kiến thức thiết yếu

  • Các tính năng của các hệ điều hành máy tính để bàn hiện tại, các ứng dụng, các vấn đề tương thích và các quy trình giải quyết;
  • Các yêu cầu cấu hình của môi trường máy tính để bàn, bao gồm:
  • Giao diện dòng lệnh và tập lệnh;
  • Kiểm soát quá trình khởi động;
  • Báo lỗi và báo cáo;
  • Quy ước đặt tên tập tin liên quan đến hệ điều hành đã chọn;
  • Bộ giao thức TCP/IP;
  • Hệ điều hành và các chức năng của chúng, bao gồm hệ thống tập tin, quản lý bộ nhớ và quản lý tiến trình;
  • Trình điều khiển máy in và quản lý hàng đợi;
  • Trình quản lý tiến trình hoặc tác vụ, bao gồm cả chấm dứt tiến trình;
  • Các công cụ có sẵn để hỗ trợ và quản trị từ xa;
  • Các công cụ và kỹ thuật xử lý sự cố, bao gồm các tiện ích chẩn đoán mạng;
  • Quản lý tài khoản người dùng, nhóm, mật khẩu và hướng dẫn chọn mật khẩu an toàn;
  • Các tiện ích điều hướng và thao tác hệ thống tập tin, bao gồm:
  • Chỉnh sửa, sao chép, di chuyển và tìm kiếm;
  • Các tiện ích trợ giúp của hệ điều hành;
  • Các yêu cầu về sức khỏe và an toàn lao động liên quan tới sử dụng máy tính để bàn.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Một trang web cài đặt trên máy chủ;
  • Thông số máy chủ có liên quan, bao gồm:
  • Hệ thống cáp;
  • Mạng cục bộ (LAN);
  • Phần mềm chẩn đoán;
  • Công tắc điện;
  • Yêu cầu của khách hàng;
  • Điểm dịch vụ mạng diện rộng (WAN);
  • Máy trạm để bàn;
  • Tài liệu pháp lý có liên quan ảnh hưởng đến hoạt động cài đặt.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

Bao gồm quyền truy cập vào:

  • Một trang web cài đặt trên máy chủ;
  • Thông số máy chủ có liên quan, bao gồm:
  • Hệ thống cáp;
  • Mạng cục bộ (LAN);
  • Phần mềm chẩn đoán;
  • Công tắc điện;
  • Yêu cầu của khách hàng;
  • Điểm dịch vụ mạng diện rộng (WAN);
  • Máy trạm để bàn;
  • Tài liệu pháp lý có liên quan ảnh hưởng đến hoạt động cài đặt.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH (MÃ SỐ: CC12)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để chọn cấu hình máy tính và sử dụng các hệ điều hành, bao gồm cấu hình hệ điều hành để làm việc với nhiều thiết bị ngoại vi phần cứng khác nhau và các loại thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định các thành phần của hệ điều hành và phần cứng
    • Xác định các yêu cầu và thông số kỹ thuật;
    • Xác định và chọn hệ điều hành;
    • Xác định các thành phần phần cứng mở rộng;
    • Xác định các thành phần phần cứng chính.
  2. Cài đặt và cấu hình hệ điều hành và phần mềm ứng dụng
    • Cài đặt và cấu hình hệ điều hành để đáp ứng các yêu cầu của tổ chức;
    • Xác định các chức năng liên quan đến hệ điều hành và quá trình khởi động liên quan;
    • Cấu hình các thiết lập quản lý nguồn điện để giảm thiểu mức tiêu thụ điện năng, như một thước đo về môi trường bền vững;
    • Sử dụng giao diện người dùng đồ họa và giao diện dòng lệnh để thực hiện các thao tác cơ bản;
    • Cài đặt hoặc nâng cấp phần mềm ứng dụng theo hệ điều hành và phần cứng;
    • Xác định mối quan hệ giữa một phần mềm ứng dụng, hệ điều hành và phần cứng;
    • Xác định sự khác biệt chung giữa các nền tảng máy tính khác nhau và hệ điều hành tương ứng của chúng.
  3. Tối ưu hóa hệ điều hành và các thành phần phần cứng
    • Tối ưu hóa hệ điều hành, sử dụng các công cụ đi kèm hoặc các tiện ích của bên thứ ba;
    • Tùy chỉnh giao diện người dùng đồ họa;
    • Sử dụng các kỹ thuật cho giao diện dòng lệnh;
    • Thiết lập và cấu hình các thành phần phần cứng bên ngoài;
    • Cài đặt trình điều khiển theo chức năng thích hợp.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Đọc tài liệu trực tuyến và tài liệu bản in có chứa các thuật ngữ liên quan đến ngành công nghệ thông tin;
  • Giải thích ý nghĩa các ký hiệu, biểu tượng cần thiế để cài đặt và cấu hình hệ điều hành, phần mềm và phần cứng;
  • Sử dụng cú pháp, văn bản và số liên quan đến hệ thống;
  • Sử dụng thuật ngữ chính xác để trả lời các lời nhắc trên máy tính;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt;
  • Giải thích mục đích, các tính năng chính của các công cụ và hệ thống kỹ thuật số thông thường.

Kiến thức thiết yếu

  • Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phần cứng;
  • Các chức năng của hệ điều hành đang được sử dụng;
  • Khả năng tương tác giữa các hệ điều hành;
  • Các nguyên tắc và trách nhiệm về đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc để tránh những nguy cơ mất an toàn liên quan đến việc sử dụng các hệ thống máy tính.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Các thành phần phần cứng;
  • Các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn lao động và các chính sách, quy trình của tổ chức;
  • Một hệ điều hành hiện đang được sử dụng trong ngành;
  • Hướng dẫn cấu hình phần mềm;
  • Tài liệu chi hướng dẫn cấu hình hệ điều hành.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Sử dụng các thành phần phần cứng;
  • Các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn lao động và các chính sách, quy trình của tổ chức;
  • Sử dụng các hệ điều hành hiện đang được sử dụng trong ngành;
  • Hướng dẫn cấu hình phần mềm;
  • Tài liệu chi hướng dẫn cấu hình hệ điều hành;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHÁT HIỆN, NGĂN CHẶN, LOẠI BỎ SPAM VÀ MALWARE (MÃ SỐ: CC13)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phát hiện, ngăn chặn, loại bỏ spam và malware, kiểm tra và theo dõi thường xuyên hoạt động của các thiết bị, máy trạm và máy chủ. Để đạt được đơn vị năng lực này cần phát hiện các loại spam và malware, ngăn chặn và loại bỏ spam, malware ảnh hưởng đến hệ thống mạng, cung cấp các hướng dẫn cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Phát hiện các loại spam và malware
    • Phân biệt được các khái niệm spam và malware;
    • Nắm rõ kiến thức các loại malware.
  2. Ngăn chặn và loại bỏ spam, malware ảnh hưởng đến hệ thống mạng
    • Cài đặt, cấu hình các công cụ phát hiện spam, malware trên máy chủ bằng cách sử dụng các thành phần và các tùy chọn cài đặt;
    • Cài đặt, cấu hình các công cụ phát hiện spam, malware trên máy trạm bằng cách sử dụng các thành phần và các tùy chọn cài đặt;
    • Đưa ra các quy định kiểm tra spam, malware khi sao chép tập tin;
    • Thực hiện định kỳ cập nhật danh sách các phần mềm phát hiện spam, malware;
    • Đánh giá mức độ ảnh hưởng ngăn chặn, loại bỏ spam và malware đến hệ thống.
  3. Cung cấp hướng dẫn để đáp ứng các yêu cầu của phần mềm mới
    • Cung cấp hướng dẫn một-một cho các thay đổi đối với người dùng hoặc người dùng theo yêu cầu;
    • Yêu cầu đánh giá người dùng về hệ thống mới để đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng, sử dụng cơ chế phản hồi thích hợp.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Đọc hiểu, xác định, phân tích và đánh giá các văn bản chứa thuật ngữ phức tạp, áp dụng thông tin cho việc lựa chọn, cài đặt, cấu hình các công cụ phát hiện, ngăn chặn, loại bỏ spam và malware;
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để liên lạc với người dùng, trình bày thông tin và nhận phản hồi;
  • Nắm vững cơ bản về hệ điều hành;
  • Cài đặt, cấu hình và kiểm tra dữ liệu cần phát hiện, ngăn chặn, loại bỏ spam, malware trên máy chủ và trên máy trạm để cải thiện hiệu suất hệ thống với sự gián đoạn ít nhất cho người dùng;
  • Đưa ra một số trách nhiệm cá nhân đối với việc tuân thủ các yêu cầu về pháp lý, các quy định. Làm rõ trách nhiệm khi giải quyết yêu cầu;
  • Lập kế hoạch cho những công việc thường xuyên để có kết quả tốt nhất.

Kiến thức thiết yếu:

  • Các sản phẩm phần cứng và phần mềm hiện tại khi được chấp nhận;
  • Chức năng và các tính năng của chính sách giảm sát khi được tổ chức sử dụng;
  • Kiến trúc của các hệ thống kỹ thuật hiện tại;
  • Thủ tục triển khai các hệ thống hiện tại mà tổ chức đang dùng;
  • Các yêu cầu của tổ chức về phần mềm hệ điều hành (OS);
  • Các điều kiện tiên quyết để cài đặt chính sách giám sát;
  • Các thiết lập và phương pháp cấu hình;
  • Các gói phần mềm được tổ chức hỗ trợ;
  • Chức năng hiện tại của hệ thống;
  • Danh sách phần mềm chẩn đoán của hệ thống;
  • Các thông số kỹ thuật của nhà cung cấp và các yêu cầu để cài đặt.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Một máy tính cá nhân để thực hiện việc cài đặt;
  • Phần mềm hệ điều hành và tài liệu kỹ thuật;
  • Tài liệu của tổ chức;
  • Tài liệu hướng dẫn cấu hình chính sách giám sát;
  • Phần mềm phát hiện spam và malware.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định về an toàn, bảo mật;
  • Thực hiện việc phát hiện, ngăn chặn, loại bỏ spam và malware;
  • Tài liệu hướng dẫn cài đặt và cấu hình các chính sách giám sát;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: GIẢI QUYẾT CÁC SỰ CỐ CNTT THÔNG THƯỜNG (MÃ SỐ: CC14)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xác định các vấn đề về CNTT thường gặp, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề đó.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định các vấn đề thông thường:
    • Khoanh vùng các vấn đề về phần cứng, phần mềm của người dùng hoặc các vấn đề về thủ tục trong đơn vị và báo cho người có trách nhiệm trong đơn vị;
    • Định nghĩa và xác định vấn đề cần được điều tra;
    • Xác định và lập tài liệu về các điều kiện hiện tại của phần cứng, phần mềm, người dùng hoặc vấn đề liên quan đến hỗ trợ.
  2. Các giải pháp nghiên cứu cho các vấn đề thường gặp:
    • Xác định các giải pháp khả thi cho vấn đề thường gặp;
    • Lập tài liệu, xếp hạng và đưa ra các khuyến nghị về các giải pháp khả thi cho người có trách nhiệm trong đơn vị để ra quyết định.
  3. Đề xuất giải pháp cho các vấn đề thường gặp:
    • Lập kế hoạch thực hiện các giải pháp;
    • Lập kế hoạch đánh giá các giải pháp đã thực hiện;
    • Lập đề xuất giải pháp và nộp cho người phù hợp để xác nhận.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Đọc hiểu tài liệu từ các nguồn khác nhau để xác định vấn đề gặp phải, xác định các giải pháp cho các vấn đề mới và nổi trội;
  • Lập tài liệu và tài nguyên bằng cách sử dụng từ vựng đơn giản để ghi lại thông tin liên tục đối với sự tham gia của khách hàng cũng như tham chiếu nội bộ;
  • Phân biệt các vấn đề thông thường và các vấn đề mới để có cách thức tiếp cận giải quyết khác nhau;
  • Xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố thường xuyên;
  • Xác định các giải pháp;
  • Tạo tài liệu đề xuất giải pháp cho các vấn đề;
  • Thưc hiện công việc theo các thủ tục đã thiết lập;
  • Tham khảo các vấn đề chưa được giải quyết để hỗ trợ mọi người.

Kiến thức thiết yếu

  • Sản phẩm, dịch vụ phần cứng và phần mềm hiện tại;
  • Hệ điều hành hiện tại;
  • Các công cụ chẩn đoán chuẩn công nghiệp hiện tại;
  • Các vấn đề về sự cố CNTT thông thường;
  • Các quy trình và thủ tục bảo trì, dịch vụ trợ giúp của lĩnh vực hiện tại.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Một gói phần mềm máy trạm và phần mềm công nghiệp;
  • Thông tin chi tiết liên quan đến quy trình và thủ tục của đơn vị;
  • Thông tin về thông tin và truyền thông;
  • Các giải pháp nghiệp vụ công nghệ thông tin.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Máy tính và hạ tầng CNTT;
  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Một gói phần mềm máy trạm và phần mềm công nghiệp;
  • Thông tin chi tiết liên quan đến quy trình và thủ tục của đơn vị;
  • Thông tin về thông tin và truyền thông;
  • Các giải pháp nghiệp vụ công nghệ thông tin.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA ĐƠN VỊ (MÃ SỐ: CC15)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xác định các kỳ vọng của đơn vị về tuân thủ sở hữu trí tuệ, cùng xây dựng và đóng góp vào chính sách sở hữu trí tuệ của đơn vị.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định các yêu cầu về sở hữu trí tuệ của đơn vị
    • Xác định các loại tài sản trí tuệ hiện tại và tiềm năng trong đơn vị;
    • Xác định và truy cập các chính sách, thủ tục và thông tin về sở hữu trí tuệ của đơn vị;
    • Xác định vai trò của cá nhân trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của đơn vị, sử dụng tài sản trí tuệ và tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
    • Cung cấp thông tin và tư vấn cho các bên liên quan trong và ngoài nước về các chính sách và thủ tục sở hữu trí tuệ của đơn vị đang có hiệu lực.
  2. Đóng góp xây dựng chính sách và thủ tục bảo vệ, sử dụng tài sản trí tuệ trong đơn vị
    • Hỗ trợ xây dựng, thực hiện các chính sách và thủ tục bảo vệ và sử dụng tài sản trí tuệ của đơn vị theo loại hình yêu cầu bảo hộ;
    • Hỗ trợ phát triển, thực hiện các chính sách và thủ tục để ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác;
    • Hỗ trợ trong việc duy trì các chính sách và thủ tục sở hữu trí tuệ;
    • Đóng góp vào việc cải thiện các chính sách và thủ tục sở hữu trí tuệ hiện hành, đưa ra khuyến nghị cho nhân viên phù hợp để hành động.
  3. Đóng góp vào việc ngăn chặn vi phạm các yêu cầu về sở hữu trí tuệ
    • Đóng góp vào việc xác định bất kỳ vấn đề vi phạm quyền sở hữu hoặc không tuân thủ tiềm năng nào bên trong nội bộ hoặc bên ngoài;
    • Đóng góp vào các khuyến nghị cho nhân viên về các hành động khắc phục các vấn đề không tuân thủ;
    • Cảnh báo nhân sự với các khu vực có nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc rủi ro.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Tuân thủ luật pháp và các quy định đối với công việc của mình;
  • Xác định các loại tài sản trí tuệ khác nhau trong đơn vị;
  • Trình bày các văn bản của đơn vị liên quan đến yêu cầu sở hữu trí tuệ;
  • Cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ và thuật ngữ phù hợp với mọi đối tượng, thu thập thông tin từ người khác liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ;
  • Xác định, sử dụng chính xác và cập nhật các chính sách, thủ tục sở hữu trí tuệ của đơn vị;
  • Xác định vấn đề tiềm ẩn về không tuân thủ sở hữu trí tuệ trong một đơn vị.

Kiến thức thiết yếu

  • Các loại tài sản trí tuệ khác nhau và các đặc điểm chính của mỗi loại;
  • Các chính sách và quy trình của các tổ chức liên quan đến sở hữu trí tuệ;
  • Phạm vi sở hữu trí tuệ nội tại với đơn vị;
  • Các yêu cầu pháp lý có liên quan khi chúng áp dụng cho vai trò công việc.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Các quy định, tiêu chuẩn và luật;
  • Tài liệu và tài nguyên tại nơi làm việc có liên quan;
  • Nghiên cứu tình huống giả định và nếu có thể thì thực hiện các tình huống thực tế.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá

  • Các quy định, tiêu chuẩn và luật;
  • Tài liệu và tài nguyên tại nơi làm việc có liên quan;
  • Nghiên cứu tình huống giả định và nếu có thể thì thực hiện các tình huống thực tế;
  • Tương tác với người khác.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: HỌC TẬP NÂNG CAO KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ (MÃ SỐ: CC16)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để học tập nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ bằng cách: Sử dụng các nguồn tài nguyên, các mối quan hệ để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng sự thay đổi và phát triển trong công nghệ quản trị mạng máy tính, bao gồm: Học hỏi đồng nghiệp, học hỏi từ chuyên gia, học từ Internet, học từ tài liệu chuyên môn kỹ thuật, học từ thực tế công việc, học từ các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp được lĩnh hội
    • Xác định và chứng minh sự hiểu biết về nghiệp vụ;
    • Nắm rõ các kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn.
  2. Xác định chuyên môn nghiệp vụ của chuyên gia được lĩnh hội
    • Xác định quy trình và các bước cần thiết thực hiện trong chuyên môn nghiệp vụ;
    • Lập và điều chỉnh tài liệu và cung cấp cho người quản lý;
    • Xác định và áp dụng kiến thức cần thiết.
  3. Tham gia và đóng góp ý kiến trên các diễn đàn chuyên môn;
  4. Lập bảng so sánh, đánh giá các tài liệu mới được cập nhật và sử dụng;
  5. Cung cấp những kiến thức tập huấn đã được cập nhật và sử dụng;
  6. Cung cấp những bài học kinh nghiệm thực tế;
  7. Cung cấp những tài liệu hướng dẫn để đáp ứng các yêu cầu của người dùng
    • Cung cấp hướng dẫn một-một cho các thay đổi đối với người dùng hoặc người dùng theo yêu cầu;
    • Yêu cầu đánh giá người dùng về hệ thống mới để đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng, sử dụng cơ chế phản hồi thích hợp.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Tìm kiếm, đọc hiểu, xác định, phân tích và đánh giá các văn bản chứa thuật ngữ phức tạp;
  • Diễn giải và thấu hiểu phạm vi các cú pháp, biểu đồ, biểu tượng, ký hiệu, văn bản, số và chữ cái cần thiết trong việc học tập nghiên cứu nâng cao trình độ kiến thức;
  • Lập tài liệu để so sánh, chọn lọc, tổng hợp các kiến thức khác nhau nhưng có liên quan;
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để liên lạc với người dùng, trình bày thông tin và nhận phản hồi;
  • Cần phải có sự am hiểu xã hội, có kỹ năng mềm trong việc giao tiếp tốt;
  • Cần có ngoại ngữ để giao tiếp khi cần thiết, trong lĩnh vực chuyên môn hay không chuyên môn;
  • Cần có khả năng tìm kiếm dữ liệu trên mạng internet trong lĩnh vực chuyên môn hay không chuyên môn;
  • Cẩn có khả năng ghi chép tốt.

Kiến thức thiết yếu:

  • Kiến thức chuyên môn tốt thì mới có thể phân tích, so sánh, nhận xét một vấn đề;
  • Cần phải biết ngoại ngữ để có thể giao tiếp hay đọc những tài liệu cần thiết;
  • Kiến thức, sự am hiểu xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp cũng như nhìn nhận một vấn đề một cách khách quan, rõ ràng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Phương tiện liên lạc;
  • Giấy bút và sổ sách ghi chép;
  • Tài liệu chuyên môn;
  • Máy tính kết nối mạng Internet;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Kiểm tra kế hoạch đánh giá, đối chiếu với các ghi chép;
  • Kiểm tra kế hoạch đánh giá danh sách các diễn đàn được sử dụng;
  • Kiểm tra kế hoạch đánh giá, đối chiếu với các tài liệu mới được sử dụng;
  • Kiểm tra kế hoạch đánh giá, đối chiếu với mục tiêu tập huấn.

Điều kiện đánh giá:

  • Chuyên môn, nghiệp vụ của đồng nghiệp, chuyên gia được lĩnh hội;
  • Các diễn đàn chuyên môn được sử dụng thành thạo;
  • Các tài liệu mới được cập nhật và sử dụng;
  • Các bài học thành công kinh nghiệm, các kiến thức tập huấn được cập nhật và sử dụng;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MÁY TÍNH CƠ BẢN (MÃ SỐ: CC17)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng ngôn ngữ lập trình máy tính cơ bản. Để đạt được đơn vị năng lực này cần có kiến thức cơ bản về cú pháp và bố cục ngôn ngữ cơ bản, viết mã sử dụng cấu trúc dữ liệu, viết mã sử dụng thuật toán chuẩn, gỡ lỗi mã chương trình, xây dựng tài liệu hoạt động

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Kiến thức cơ bản về cú pháp và bố cục ngôn ngữ cơ bản
    • Áp dụng các quy tắc cú pháp ngôn ngữ cơ bản;
    • Sử dụng các kiểu dữ liệu, toán tử và biểu thức để tạo mã rõ ràng và súc tích;
    • Sử dụng cú pháp ngôn ngữ thích hợp cho các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
  2. Viết mã sử dụng cấu trúc dữ liệu
    • Sử dụng cấu trúc dữ liệu;
    • Viết mã để tạo và thao tác mảng;
    • Thiết kế, xác định và sử dụng cấu trúc dữ liệu.
  3. Viết mã sử dụng thuật toán chuẩn
    • Tạo các thuật toán tìm kiếm tuần tự, tìm kiếm nhị phân và các hoạt động chèn, xóa trên các mảng;
    • Viết mã cho các thuật toán truy cập tuần tự và truy cập ngẫu nhiên.
  4. Gỡ lỗi mã chương trình
    • Sử dụng các công cụ gỡ lỗi độc lập hoặc các công cụ được cung cấp bởi môi trường phát triển tích hợp (IDE) để gỡ lỗi mã;
    • Sử dụng trình gỡ rối để theo dõi việc thực thi mã và kiểm tra nội dung biến để phát hiện và sửa lỗi.
  5. Xây dựng tài liệu hoạt động
    • Thực hiện theo các nguyên tắc về phát triển mã có khả năng bảo trì và tuân thủ tiêu chuẩn mã đã được cung cấp khi xây dựng tài liệu hoạt động;
    • Sử dụng tài liệu nội bộ và các công cụ tạo tài liệu phù hợp để ghi lại các hoạt động sao cho các bên có thể sử dụng.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Thực hiện các hoạt động viết mã để tạo, duy trì và cập nhật các chương trình bằng cách sử dụng ngôn ngữ và bố cục cơ bản;
  • Viết mã bằng cấu trúc dữ liệu và thuật toán chuẩn;
  • Gỡ lỗi chương trình;
  • Tạo tài liệu thiết kế và tài liệu mã.

Kiến thức thiết yếu:

  • Các tài liệu hướng dẫn lập trình máy tính;
  • Các kỹ thuật lập trình;
  • Các kỹ thuật tạo tài liệu.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính và các thiết bị, công cụ hỗ trợ;
  • Tài liệu hướng dẫn về ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật lập trình máy tính;
  • Môi trường phát triển tích hợp (IDE) phù hợp với ngôn ngữ lập trình;
  • Các công cụ và giấy phép cần thiết.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Sự hiểu biết về một ngôn ngữ lập trình cụ thể;
  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết chương trình máy tính;
  • Môi trường phát triển tích hợp (IDE) phù hợp với ngôn ngữ lập trình;
  • Các công cụ và giấy phép, tùy thuộc vào nền tảng và ngôn ngữ cụ thể.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: BẢO MẬT MÁY TÍNH (MÃ SỐ: CC18)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để bảo vệ phần cứng, phần mềm và dữ liệu trong hệ thống máy tính chống lại hành vi trộm cắp, phá hoại và truy cập trái phép.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Áp dụng các phòng ngừa bảo mật để bảo vệ hệ thống máy tính và dữ liệu
    • Kiểm soát vật lý, khóa, mật khẩu, cấp độ truy cập;
    • Định cấu hình phần mềm chống virus;
    • Điều chỉnh cài đặt tường lửa;
    • Điều chỉnh cài đặt bảo mật internet;
    • Thực hiện kiểm tra bảo mật;
    • Báo cáo các mối đe dọa hoặc vi phạm bảo mật;
    • Xử lý phần mềm, tập tin, mail và tập tin đính kèm từ các nguồn không xác định bằng thận trọng;
    • Tải xuống các bản vá và cập nhật phần mềm bảo mật.
  2. Giữ thông tin an toàn và quản lý quyền truy cập cá nhân vào các nguồn thông tin một cách an toàn
    • Quản lý tên người dùng và mật khẩu;
    • Quản lý mã PIN, độ mạnh của mật khẩu;
    • Cách thức và thời điểm thay đổi mật khẩu;
    • Tôn trọng tính bảo mật, tránh tiết lộ thông tin không phù hợp.
  3. Áp dụng các hướng dẫn và quy trình để sử dụng máy tính an toàn.
  4. Lựa chọn và sử dụng các quy trình sao lưu hiệu quả cho hệ thống và dữ liệu.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Thực hiện bảo vệ phần cứng, phần mềm và dữ liệu và giảm thiểu rủi ro bảo mật;
  • Sao lưu dữ liệu.

Kiến thức thiết yếu:

  • Các vấn đề bảo mật có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống: email rác, các chương trình độc hại (bao gồm virus, sâu, trojan, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo và trình quay số giả mạo) và tin tặc;
  • Các mối đe dọa đối với an ninh và tính toàn vẹn của hệ thống và thông tin;
  • Tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu;
  • Qui định của tổ chức về bảo mật hệ thống.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính cá nhân (PC) và các phần mềm liên quan;
  • Hệ thống mạng máy tính;
  • Các tài liệu, quy định về an toàn, bảo mật của tổ chức;

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định về an toàn, bảo mật;
  • Hệ thống máy tính và dữ liệu được bảo mật đúng các khuyến cáo và quy định của tổ chức;
  • Sử dụng các tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức;

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHÂN TÍCH, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MỘT CÁCH LOGIC (MÃ SỐ: CC19)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic. Để đạt được đơn vị năng lực này cần có kiến thức cơ bản về toán học và logic toán, xác định các yêu cầu của người dùng, phân tích và tiến hành giải quyết các sự cố cho khách hàng khi cần thiết.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định các vấn đề của người dùng
    • Xác định vấn đề của người dùng bằng cách sử dụng câu hỏi hoặc các kỹ thuật khác;
    • Ghi nhận phản hồi của người dùng cho hành động tiếp theo;
    • Kiểm tra các yêu cầu đã ghi nhận để xác định các đòi hỏi cụ thể;
    • Hành động khi cần để có thêm thông tin;
    • Tham khảo cơ sở dữ liệu về các vấn đề đã biết để xác định các tùy chọn giải pháp có thể.
  2. Xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề của người dùng
    • Xác định quy mô của vấn đề dựa trên thông tin thu thập được;
    • Thiết lập và ghi lại các ràng buộc có liên quan;
    • Thực hiện phân tích tác động của vấn đề để xác định mức độ nghiêm trọng và mức độ rủi ro;
    • Xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề theo hướng dẫn phân cấp của tổ chức;
    • Tư vấn và hỗ trợ người dùng khi cần thiết dựa trên cơ sở dữ liệu về các vấn đề đã biết.
  3. Giải quyết vấn đề
    • Nhận phản hồi từ người dùng để đảm bảo các yêu cầu đã được đáp ứng;
    • Chuyển tiếp phản hồi của người dùng tới đối tượng thích hợp để ký nhận và cập nhật cơ sở dữ liệu các vấn đề đã biết.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Ghi lại các hoạt động hỗ trợ người dùng và xác định mức độ ưu tiên;
  • Xác định tài nguyên bắt buộc;
  • Giải quyết các sự cố của khách hàng căn cứ theo hướng dẫn hoặc thực tiễn của tổ chức;
  • Phân tích và vận dụng các kiến thức toán học và logic toán;
  • Tìm kiếm và ghi lại phản hồi của khách hàng.

Kiến thức thiết yếu:

  • Các vấn đề CNTT thường gặp;
  • Các kỹ thuật xác định vấn đề của người dùng;
  • Quy trình xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề của người dùng;
  • Kiến thức toán học và logic toán.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Các vấn đề, yêu cầu của người dùng;
  • Các hồ sơ kỹ thuật, tài liệu liên quan;
  • Các tài hiệu hướng dẫn và quy định của tổ chức;
  • Máy tính, sổ ghi chép, bút viết.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Kiến thức toán học và logic toán;
  • Các vấn đề, yêu cầu của người dùng liên quan;
  • Phân tích, đề xuất giải pháp một cách logic;
  • Sử dụng tài liệu, hồ sơ kỹ thuật;
  • Sử dụng các quy định, hướng dẫn của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ĐÀM PHÁN, TƯ VẤN GIẢI PHÁP CHO KHÁCH HÀNG (MÃ SỐ: CC20)

Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thảo luận các yêu cầu của khách hàng một cách chi tiết, đàm phán và đảm bảo thỏa thuận với khách hàng về công việc phải thực hiện, thực hiện tất cả các thu xếp hành chính cần thiết cho công việc và duy trì liên hệ với khách hàng.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Tìm hiểu khách hàng
    • Tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh của khách hàng và việc sử dụng các sản phẩm phần cứng và phần mềm.
    • Khuyến khích khách hàng nêu ý kiến về công việc được yêu cầu, lắng nghe cẩn thận, ghi chép đầy đủ chính xác.
  2. Tư vấn giải pháp
    • Cho khách hàng xem các ví dụ về các công việc tương tự đã làm và quảng bá các tính năng và lợi ích liên quan đến các yêu cầu của khách hàng;
    • Thống nhất với khách hàng về mức độ linh hoạt trong bản tóm tắt các yêu cầu;
    • Sử dụng thông tin thu thập được để hình thành ý tưởng giải pháp cho công việc của khách hàng;
    • Trình bày giải pháp một cách rõ ràng và chính xác cho khách hàng và quảng bá tính năng và lợi ích của nó.
  3. Thương lượng, thống nhất và xác nhận với khách hàng về mục đích của công việc, thời hạn, ngân sách, giải pháp, nội dung công việc.
    • Cho khách hàng biết rõ ràng và chính xác về chính sách sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn, đặc biệt là bản quyền.
  4. Lập biên bản thỏa thuận
    • Thống nhất với khách hàng bằng văn bản nội dung công việc, chi phí, thời hạn;
    • Đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận đều được doanh nghiệp và khách hàng đồng ý;
    • Bàn giao biên bản làm việc cho người liên quan.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Giao dịch với khách hàng theo cách thúc đẩy sự hiểu biết, tin tưởng và thiện chí;
  • Thu thập và phân tích thông tin khách hàng để đưa ra giải pháp phần cứng, phần mềm, mạng;
  • Trình bày và đánh giá các giải pháp cho công việc của khách hàng dựa trên mong muốn của khách hàng và ngân sách dành cho các giải pháp CNTT;
  • Nhận ra những vấn đề pháp lý liên quan và đề xuất hướng giải quyết.

Kiến thức thiết yếu:

  • Cá quy định pháp luật hiện hành liên quan đến: bản quyền và sở hữu trí tuệ, bảo vệ dữ liệu;
  • Năng lực của doanh nghiệp;
  • Chính sách hoạt động và qui trình làm việc của doanh nghiệp;
  • Tiêu chuẩn về biên bản thỏa thuận.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính, các thiết bị, phương tiện hỗ trợ công việc;
  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Đồng nghiệp, các đối tượng khách hàng liên quan;
  • Chính sách và quy định làm việc của tổ chức;
  • Nghiên cứu các tình huống thực tế;
  • Hồ sơ kỹ thuật và các tài liệu.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;

Điều kiện đánh giá:

Việc đánh giá phải được tiến hành trong một môi trường an toàn, đảm bảo tính nhất quán của các hoạt động sử dụng kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân tại nơi làm việc:

  • Sử dụng các thiết bị, phương tiện hỗ trợ công việc;
  • Điều tra các yêu cầu hỗ trợ khách hàng và cung cấp giải pháp được ghi lại sau khi tham vấn với khách hàng;
  • Truyền đạt thông tin kỹ thuật toàn diện cho khách hàng theo cách rõ ràng, ngắn gọn, không có thuật ngữ và mạch lạc;
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tài liệu hỗ trợ.
  • Sử dụng các tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN TẠI CHỖ (MÃ SỐ: CC21)

Đơn vị năng lực này mô tả các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để phục vụ cho việc xác định các nội dung cần đào tạo, lên kế hoạch, thực hiện đào tạo và quản lý quá trình đào tạo kiến thức kỹ năng cho nhân viên.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định yêu cầu đào tạo
    • Xây dựng nội dung đào tạo căn cứ trình độ, kỹ năng, thái độ hiện có của nhân viên và căn cứ vào vị trí việc làm của nhân viên;
    • Xác định mục tiêu, kết quả đạt được trong thời gian huấn luyện;
    • Xác định phương pháp đào tạo phù hợp với từng đối tượng;
    • Xác định các trở ngại có thể ảnh hưởng tới quá trình đào tạo.
  2. Chuẩn bị và thực hiện các buổi huấn luyện
    • Lập kế hoạch, phương thức phát triển kiến thức kỹ năng thái độ của nhân viên trong vị trí việc làm;
    • Xác nhận nội dung và kết quả mong muốn của mỗi giai đoạn huấn luyện;
    • Thực hiện đào tạo kiến thức, thái độ và hình thành kỹ năng thông qua thực hành với các vị trí công việc phù hợp.
  3. Giám sát tiến trình và cung cấp phản hồi
    • Kiểm tra giám sát sự tiến bộ của nhân viên một cách có hệ thống;
    • Đưa ra các đánh giá chính xác, kịp thời nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của nhân viên.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Xác định được yêu cầu và nội dung huấn luyện;
  • Tư vấn nội dung các khóa huấn luyện;
  • Lập kế hoạch, biên soạn tài liệu huấn luyện;
  • Biên soạn, phát triển các tài liệu huấn luyện;
  • Triển khai đào tạo, huấn luyện hiệu quả;
  • Đo lường và đánh giá sự tiến bộ của nhân viên được huấn luyện.

Kiến thức thiết yếu

  • Kiến thức chuyên môn trong nội dung đào tạo;
  • Kiến thức sư phạm, phương pháp huấn luyện;
  • Các chính sách, quy định của tổ chức trong huấn luyện, đào tạo tại chỗ.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  1. Vật tư, thiết bị
  • Máy tính cá nhân, linh kiện, thiết bị cần thiết;
  • Các mô hình, phần mềm mô phỏng phục vụ cho huấn luyện;
  • Các công cụ, dụng cụ hỗ trợ.
  1. Tài liệu
  • Kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo, yêu cầu huấn luyện;
  • Danh sách nhân viên cần huấn luyện;
  • Các giáo trình, tài liệu chuyên môn cho các nội dung huấn luyện;
  • Hồ sơ thiết kế các hệ thống cần thiết phục vụ cho huấn luyện;
  • Các tài liệu của tổ chức phục vụ cho huấn luyện.
  1. Các quy trình, hướng dẫn
  • Các hướng dẫn, quy định về an toàn, bảo mật;
  • Hướng dẫn và thực hiện quy trình 5S;
  • Hướng dẫn thực hiện kế hoạch huấn luyện;
  • Các tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực nghiệm, thực hành.

Điều kiện đánh giá:

  • Các quy định về an toàn lao động;
  • Thực hiện thực nghiệm lập kế hoạch, thực hiện và giám sát huấn luyện;
  • Đánh giá quá trình, đánh giá rủi ro;
  • Các tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: QUẢN LÝ NHÂN VIÊN CẤP DƯỚI (MÃ SỐ: CC22)

Đơn vị năng lực này mô tả các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để phục vụ cho việc quản lý nhân viên cấp dưới. Để đạt được đơn vị này cần lập kế hoạch công việc, phân công công việc cho các thành viên, giám sát tiến độ và chất lượng công việc của các thành viên, đánh giá kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm.

Đơn vị năng lực này thuộc nhóm các năng lực chung, áp dụng cho tất cả các cho các vị trí việc làm của nghề.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Lập kế hoạch công việc của nhóm
    • Lập danh sách công việc mà nhóm cần làm và đề nghị làm rõ những điểm và vấn đề nổi bật khi cần thiết;
    • Lập kế hoạch về cách thức nhóm thực hiện công việc, xác định các vấn đề ưu tiên hay các hoạt động quan trọng.
  2. Phân công công việc cho các thành viên của nhóm
    • Phân công công việc cho các thành viên của nhóm một cách công bằng, có tính đến các kỹ năng, kiến thức và sự hiểu biết, kinh nghiệm và khối lượng công việc của họ cũng như cơ hội phát triển;
    • Giao việc cho thành viên của nhóm dựa trên khả năng, kinh nghiệm và ưu điểm sở trường của từng nhân viên. Tóm tắt về công việc mà họ được phân công, các tiêu chuẩn và mức độ thực hiện được mong đợi;
    • Khuyến khích các thành viên của nhóm đặt câu hỏi, đưa ra gợi ý và tìm cách làm rõ hơn các công việc mà họ được phân công.
  3. Giám sát tiến độ và chất lượng công việc của các thành viên trong nhóm
    • Kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc của các thành viên trong nhóm một cách thường xuyên và công bằng dựa trên tiêu chuẩn hoặc cấp độ thực hiện được mong đợi;
    • Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời và mang tính xây dựng;
    • Hỗ trợ thành viên trong nhóm xác định và xử lý các vấn đề phát sinh;
    • Thúc đẩy các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc được phân công và cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ và/hoặc nguồn lực bổ sung nào để giúp họ hoàn thành công việc;
    • Giám sát mâu thuẫn trong nhóm, xác định nguyên nhân xảy ra và xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  4. Đánh giá kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm
    • Xác định việc thực hiện công việc kém hiệu quả hoặc không hoàn thành được, thảo luận với các thành viên trong nhóm về nguyên nhân và thống nhất giải pháp cải thiện hiệu quả thực hiện;
    • Ghi nhận việc hoàn thành xuất sắc những phần việc cơ bản hoặc các hoạt động đã được từng thành viên trong nhóm và cả nhóm thực hiện;
    • Sử dụng thông tin thu thập được về kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm vào việc đánh giá chính thức về quá trình thực hiện.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng

  • Kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán;
  • Quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên;
  • Ra quyết định, chịu trách nhiệm, bảo vệ cấp dưới;
  • Lập kế hoạch công việc;
  • Phân công công việc cho các thành viên;
  • Kiểm tra, giám sát tiến độ, quá trình và chất lượng công việc;
  • Đánh giá kết quả thực hiện công việc;
  • Xác định và giải quyết mâu thuẫn, xung đột, trở ngại;
  • Tư vấn giải pháp khắc phục những điểm yếu, phát triển mọi người;
  • Kỹ năng làm việc nhóm để theo dõi kết quả thực hiện công việc.

Kiến thức thiết yếu

  • Kiến thức chuyên môn liên quan đến thực hiện công việc của nhóm;
  • Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
  • Kiến thức về huấn luyện, đào tạo;
  • Các chính sách, quy định của tổ chức trong quản lý nhân viên.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Danh sách nhân viên của nhóm;
  • Yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của nhóm;
  • Công việc của nhóm được phân công;
  • Các chính sách, quy định của tổ chức trong quản lý nhân viên;
  • Các tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức;

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo về các vấn đề quản lý năng lực làm việc của nhân viên trong môi trường thực nghiệm. Các ứng viên cần thể hiện được khả năng áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống gặp phải. Họ cũng cần phải đưa ra các giải thích, đề nghị và đánh giá các hành động có thể thực hiện để giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực nghiệm, thực hành.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định về an toàn, bảo mật;
  • Thực hiện thực nghiệm lập kế hoạch công việc, phân công công việc, giám sát tiến độ và chất lượng công việc, đánh giá kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm;
  • Các tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG (MÃ SỐ: CM01)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xác định hệ thống mạng cần xây dựng từ yêu cầu của người sử dụng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần thực hiện các công việc như phân tích hệ thống mạng hiện tại (nếu có), thu thập và phân tích nhu cầu sử dụng mạng của người dùng.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí việc làm: Quản trị viên hệ thống; Tư vấn viên giải pháp mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Phân tích hệ thống mạng hiện tại (nếu có)
    • Đo lường và đánh giá lưu lượng mạng;
    • Xác định các khả năng nghẽn mạng trên cơ sở cấu hình hệ thống;
    • Phân tích và đánh giá hệ thống.
  2. Phỏng vấn nhu cầu người sử dụng
    • Xác định ranh giới hệ thống, phạm vi và phương pháp phát triển hệ thống cho người dùng;
    • Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin và xây dựng các câu hỏi phù hợp thông qua đặt câu hỏi, trao đổi, thảo luận;
    • Ghi lại phản hồi của người dùng.
  3. Phân tích nhu cầu sử dụng của người dùng
    • Xác định người dùng trong hệ thống và nhu cầu sử dụng;
    • Nắm rõ các yêu cầu vật lý cần thiết để thực hiện trong hệ thống mạng;
    • Xây dựng bảng đặc tả yêu cầu hệ thống mạng.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Đo lường và đánh giá lưu lượng mạng;
  • Phân tích và đánh giá hệ thống mạng;
  • Xác định các nguồn thông tin chính về nhu cầu của người sử dụng;
  • Xác định lượng thông tin cần thu thập;
  • Phân tích phản hồi của các cá nhân và nhóm;
  • Lựa chọn, thu thập dữ liệu liên quan đến các nhiệm vụ và xác định nhu cầu về dữ liệu;
  • Sắp xếp và tóm lược thông tin về yêu cầu;
  • Phân tích và xác định sự phụ thuộc lẫn nhau của thông tin;
  • Xây dựng tài liệu tham khảo chi tiết về các hạn chế của công nghệ;
  • Tổ chức các cuộc thảo luận và xác nhận các câu hỏi;
  • Giao tiếp, thảo luận với khách hàng để xác định chính xác nhu cầu sử dụng trong hệ thống;
  • Làm việc nhóm.

Kiến thức thiết yếu:

  • Phương pháp, quy trình và thực hiện thu thập thông tin;
  • Phương pháp, công cụ phân tích và đo lường lưu lượng mạng;
  • Cấu hình hệ thống mạng;
  • Cấu hình phần mềm ứng dụng, phần mềm trung gian;
  • Xác định mục tiêu và phạm vi khảo sát;
  • Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm;
  • Công nghệ kết nối mạng và môi trường vận hành mạng;
  • Thiết kế hệ thống mạng;
  • Các hạn chế công nghệ, các chuẩn phần cứng, phần mềm và quy trình xử lý;
  • Các kỹ thuật phân tích rủi ro.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Hệ thống mạng máy tính;
  • Các công cụ đo lường, phân tích và đánh giá lưu lượng mạng;
  • Phần cứng, phần mềm máy tính và mạng cần thiết;
  • Giấy, bút, thước;
  • Máy ghi âm;
  • Máy ảnh;
  • Bảng câu hỏi.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo về các vấn đề quản lý năng lực làm việc của nhân viên trong môi trường thực nghiệm. Các ứng viên cần thể hiện được khả năng áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống gặp phải. Họ cũng cần phải đưa ra các giải thích, đề nghị và đánh giá các hành động có thể thực hiện để giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Phân tích, đánh giá hệ thống mạng hiện có;
  • Lượng thông tin thu thập được khi khảo sát nhu cầu khách hàng;
  • Phân tích thông tin thu thập yêu cầu khách hàng;
  • Bảng đặc tả yêu cầu hệ thống mạng theo nhu cầu mạng của khách hàng.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: XÁC ĐỊNH PHẠM VI HỆ THỐNG MẠNG (MÃ SỐ: CM02)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xác định phạm vi của hệ thống mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần xây dựng bản đặc tả hệ thống mạng của khách hàng, đề xuất mô hình mạng, xác định các thiết bị và phần mềm mạng được sử dụng, tối ưu mô hình mạng.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí việc làm: Tư vấn viên giải pháp mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xây dựng bảng đặc tả hệ thống mạng của khách hàng
    • Xác định chính xác nội dung bản đặc tả hệ thống mạng;
    • Thống nhất nội dung tài liệu chưa nhất quán, tài liệu xây dựng bản đặc tả mô hình;
    • Xác định được các tính năng của người sử dụng;
  2. Đề xuất mô hình mạng phù hợp cho khách hàng
    • Phát triển mô hình mạng theo bản đặc tả hệ thống;
    • Xác định quy trình và các bước cần thiết khi sử dụng mô hình;
    • Lập, điều chỉnh tài liệu và cung cấp cho người quản lý;
    • Xác định và áp dụng kiến thức về các yêu cầu cấp phép, phần cứng và bảo mật.
  3. Xác định nhu cầu sử dụng mạng
    • Xác định cụ thể địa hình, không gian, vị trí đặt máy tính đầy đủ
    • Xác định cụ thể vị trí lắp đặt thiết bị mạng;
    • Xác định sơ đồ kết nối hệ thống mạng;
    • Xác định sơ đồ luận lý, sơ đồ vật lý đầy đủ, phù hợp, chính xác và thẩm mỹ;
    • Xác định điểm truy cập dữ liệu.
  4. Xác định nhu cầu sử dụng phần mềm mạng
    • Xác định yêu cầu thể hiện bằng tài liệu yêu cầu của người dùng và báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị;
    • Thực thi các hướng dẫn theo quy định của đơn vị để đáp ứng các yêu cầu của người dùng.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Xây dựng tài liệu chi tiết về phạm vi công việc;
  • Sắp xếp các yêu cầu để đáp ứng mục tiêu;
  • Dự đoán kết quả phát triển theo kinh nghiệm và kiến thức có được;
  • Lập kế hoạch trên cơ sở các khả năng về nguồn lực và hạn chế;
  • Trình bày trực quan các nhiệm vụ cần thực hiện;
  • Đàm phán về các tiêu chí cần đạt được;
  • Xem xét tổng thể nhiều vấn đề;

Kiến thức thiết yếu:

  • Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm;
  • Công nghệ kết nối mạng và môi trường vận hành;
  • Tài nguyên sẵn có và thời gian hoàn thành dự án;
  • Khối lượng công việc;
  • Các hạn chế công nghệ, các chuẩn phần cứng, phần mềm.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Phần mềm ứng dụng, máy tính;
  • Bút, giấy, thước;
  • Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng mạng và nhu cầu sử dụng của khách hàng;
  • Tài liệu vị trí làm việc của nhân viên trong công ty/doanh nghiệp;
  • Tài liệu của tổ chức.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo về các vấn đề quản lý năng lực làm việc của nhân viên trong môi trường thực nghiệm. Các ứng viên cần thể hiện được khả năng áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống gặp phải. Họ cũng cần phải đưa ra các giải thích, đề nghị và đánh giá các hành động có thể thực hiện để giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận.

Điều kiện đánh giá:

  • Mô hình mạng, sơ đồ kết nối mạng;;
  • Phân chia hệ thống mạng thành các mạng con;
  • Xác định nhu cầu sử dụng mạng, nhu cầu sử dụng phần mềm;
  • Lựa chọn thiết bị truyền dẫn và thiết bị kết nối mạng;
  • Mức độ phù hợp của các thiết bị trong hệ thống mạng;
  • Tài liệu hướng dẫn thiết kế mô hình mạng, tài liệu kỹ thuật liên quan;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG MẠNG (MÃ SỐ: CM03)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xác định các yêu cầu cần có của hệ thống mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần xác định chính sách trao đổi thông tin trên mạng, xác định chính sách quản lý mạng, xác định chính sách bảo mật thông tin của mạng, thống nhất chính sách mạng.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí việc làm: Tư vấn viên giải pháp mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định chính sách trao đổi thông tin trên mạng
    • Xác định chính sách trao đổi thông tin trong hệ thống đầy đủ, chính xác;
    • Xác định chính sách truy xuất dữ liệu trong và ngoài hệ thống.
  2. Xác định chính sách quản lý mạng
    • Xác định chính sách quản lý hệ thống được xác định chính xác, đầy đủ;
    • Xác định chính sách quản lý người dùng thống nhất;
    • Xác định chính sách giám sát hệ thống mạng hiệu quả;
    • Xác định chính sách dự phòng, sao lưu phụ hồi cho hệ thống.
  3. Xác định chính sách bảo mật thông tin của mạng
    • Xác định chính sách bảo mật thông tin riêng và chung một cách chính xác, đầy đủ;
    • Thiết lập chính sách sao lưu phục hồi đảm bảo an toàn hệ thống;
    • Thiết lập chính sách đánh giá mức độ an toàn của hệ thống.
  4. Thống nhất chính sách mạng
    • Thiết lập chính sách mạng được thống nhất giữa khách hàng và nhóm thiết kế;
    • Thống nhất chính sách quản lý mạng của khách hàng;
    • Xây dựng chính sách đánh giá tầm quan trọng dữ liệu của khách hàng.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Phản ánh các yêu cầu xử lý thông tin của tổ chức dưới dạng các yêu cầu đối với hệ thống;
  • Xác định mong muốn của người sử dụng;
  • Nhận biết mâu thuẫn giữa các yêu cầu và đưa ra cách khắc phục;
  • Phân tích tính chính xác và nhất quán của thông tin;
  • Giải quyết các vấn đề về công nghệ;
  • Đánh giá cấu hình của hệ thống;
  • Lập tài liệu tham khảo chi tiết bổ trợ cho các yêu cầu;
  • Quan sát các đối tượng từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Kiến thức thiết yếu:

  • Hệ thống và khả năng tích hợp của hệ thống;
  • Công nghệ kết nối mạng và môi trường vận hành;
  • Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm;
  • Các yêu cầu về hiệu năng;
  • An toàn thông tin mạng;
  • Vòng đời của hệ thống;
  • Độ tin cậy của mạng;
  • Các yêu cầu vận hành mạng;
  • Cách thức thực hiện rà soát.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng mạng và nhu cầu sử dụng của khách hàng;
  • Bút, giấy, phần mềm ứng dụng, máy tính;
  • Kết quả mô tả phạm vi hệ thống mạng.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo về các vấn đề quản lý năng lực làm việc của nhân viên trong môi trường thực nghiệm. Các ứng viên cần thể hiện được khả năng áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống gặp phải. Họ cũng cần phải đưa ra các giải thích, đề nghị và đánh giá các hành động có thể thực hiện để giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận.

Điều kiện đánh giá:

  • Các quy định về an toàn, bảo mật;
  • Mức độ hiểu bản đặc tả hệ thống mạng;
  • Các chính sách mạng đề nghị, các chính mạng được thống nhất với khách hàng;
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức;

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG (MÃ SỐ: CM04)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thiết kế hệ thống mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần xác định sơ đồ kiến trúc hạ tầng cơ sở, xác định kiến trúc mạng, xác định sơ đồ kết nối thiết bị mạng.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí việc làm: Tư vấn viên giải pháp mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định sơ đồ kiến trúc hạ tầng
    • Xác định cụ thể địa hình, không gian, vị trí đặt máy tính đầy đủ
    • Xác định cụ thể vị trí lắp đặt thiết bị mạng;
    • Xác định sơ đồ kết nối;
    • Xác định sơ đồ luận lý, sơ đồ vật lý đầy đủ, phù hợp, chính xác và thẩm mỹ.
  2. Xác định kiến trúc mạng
    • Xác định topology phù hợp nhu cầu của người sử dụng;
    • Xây dựng kiến trúc phân tầng cho hạ tầng mạng;
    • Xác định thiết bị mạng tương ứng kiến trúc mạng.
  3. Xác định sơ đồ kết nối thiết bị mạng
    • Xác định mô hình mạng không dây;
    • Xác định mô hình mạng có dây;
    • Thiết lập đường mạng quản lý hệ thống.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Phân tích và xác định sự phụ thuộc lẫn nhau của thông tin;
  • Giải thích thông tin công nghệ bằng một cách rõ ràng và ngắn gọn;
  • Lập tài liệu tham khảo chi tiết về các hạn chế của công nghệ;
  • Phân biệt giữa các yêu cầu thực tế và công nghệ mong muốn;
  • Dự đoán các kết quả dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ và kiến thức hiện có;
  • Phân tích xu thế bằng phương pháp dự báo;
  • Nhận biết và triển khai chính sách an toàn thông tin;
  • Đánh giá, sửa đổi các tiêu chí về an toàn thông tin;
  • Phát hiện các vấn đề về an toàn thông tin ở khía cạnh đạo đức;
  • Xác định các loại rủi ro;
  • Nhận biết mức độ yêu cầu đối với các biện pháp tin cậy của ứng dụng;
  • Cân bằng các biện pháp tin cậy và các chi phí cần thiết;
  • Tái sử dụng tối ưu phần cứng hiện có;
  • Xây dựng các sơ đồ khối và sử dụng các công cụ vẽ biểu đồ;
  • Dự đoán những kết quả dựa trên kiến thức sẵn có;
  • Trình bày ý tưởng, thông tin phức tạp;
  • Đánh giá các kế hoạch khác nhau và lựa chọn một kế hoạch hợp lý;
  • Đưa các chuẩn và thủ tục vào các tài liệu kỹ thuật.

Kiến thức thiết yếu:

  • Cấu hình hệ thống của ứng dụng;
  • Dịch vụ trong mô hình OSI;
  • Các chuẩn và quy trình công nghệ kết nối mạng;
  • Các công cụ và phương pháp thiết kế kiến trúc mạng;
  • Kiến trúc mạng, topo mạng, phần cứng và phần mềm;
  • Sơ đồ thông tin;
  • Loại thông tin và lưu lượng, thông lượng (throughput);
  • Thống kê về ước lượng tải lưu lượng và thông lượng;
  • An toàn hệ thống và những lỗ hổng bảo mật tiềm tàng;
  • An toàn mạng, cách thức bảo vệ thông tin;
  • Văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin;
  • Độ tin cậy, hiệu quả kinh tế (cân bằng giữa chi phí lắp đặt và chi phí vận hành, bảo trì);
  • Các dịch vụ truyền thông tin;
  • Các tiêu chuẩn và quy trình xử lý kết nối mạng;
  • Công nghệ mạng và cách cài đặt các chức năng của thiết bị;
  • Tính tích hợp và phát triển mở rộng của giải pháp;
  • Các hạn chế công nghệ, các chuẩn phần cứng, phần mềm và quy trình xử lý.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Phạm vi và chính sách của hệ thống mạng;
  • Phần mềm ứng dụng, máy tính;
  • Tài liệu hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Tài liệu vị trí làm việc của nhân viên trong công ty/doanh nghiệp.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo về các vấn đề quản lý năng lực làm việc của nhân viên trong môi trường thực nghiệm. Các ứng viên cần thể hiện được khả năng áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống gặp phải. Họ cũng cần phải đưa ra các giải thích, đề nghị và đánh giá các hành động có thể thực hiện để giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận.

Điều kiện đánh giá:

  • Các quy định về an toàn, bảo mật;
  • Sơ đồ kiến trúc cơ sở hạ tầng của khách hàng;
  • Xác định kiếm trúc hệ thống mạng;
  • Sơ đồ kết nối các thiết bị mạng và kết nối các thiết bị đến máy tính;
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức;

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG (MÃ SỐ: CM05)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để lập hồ sơ thiết kết hệ thống mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần tổng hợp hồ sơ nhu cầu sử dụng mạng, tổng hợp hồ sơ giải pháp mạng, tổng hợp hồ sơ triển khai hệ thống mạng, lập hồ sơ đánh giá kết quả triển khai hệ thống.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí việc làm: Tư vấn viên giải pháp mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Tổng hợp hồ sơ nhu cầu sử dụng mạng
    • Xác định nhu cầu sử dụng mạng được tổng hợp đầy đủ
    • Kiểm tra sơ đồ kết nối mạng được chỉnh sửa phù hợp theo yêu cầu khách hàng;
    • Xác định sơ đồ luận lý, sơ đồ vật lý đầy đủ, phù hợp, chính xác và thẩm mỹ.
  2. Tổng hợp hồ sơ giải pháp mạng
    • Thiết lập giải pháp mạng tổng hợp theo yêu cầu;
    • Kiểm soát danh sách thiết bị mạng kết nối tuân thủ theo sơ đồ thiết kế;
    • Xác định thiết bị mạng tương ứng kiến trúc mạng.
  3. Tổng hợp hồ sơ triển khai hệ thống mạng
    • Lập bảng dự toán chi tiết được cập nhật chính xác đầy đủ theo yêu cầu khách hàng;
    • Kiểm tra sự tương thích phần cứng, phần mềm;
    • Kiểm tra bản quyền, quy định bảo mật thông tin cá nhân người dùng, dữ liệu hệ thống;
    • Xác định sự kết hợp liên thông giữa các thiết bị.
  4. Lập hồ sơ đánh giá kết quả triển khai hệ thống
    • Đánh giá tốc độ sử dụng mạng;
    • Đánh giá kết quả truy cập theo cấu trúc quyền sử dụng;
    • Đánh giá khả năng truy xuất dữ liệu ổn định, an toàn, bảo mật, hiệu quả;
    • Lập tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết;
    • Lập lịch sao lưu phục hồi dữ liệu, hệ thống;
    • Lập kế hoạch bảo trì, nâng cấp mở rộng hệ thống.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Xác định các hồ sơ cần thống kê, tổng hợp;
  • Xác định hồ sơ cần tổng hợp về giải pháp;
  • Xây dựng danh sách thiết bị nối mạng;
  • Thực hiện đầy đủ hồ sơ thiết kế hệ thống mạng;
  • Xây dựng bảng dự toán chi tiết;
  • Chọn tài liệu liên quan chuyên ngành;
  • Thiết kế hệ thống mạng;
  • Thống kê, tổng hợp hồ sơ;

Kiến thức thiết yếu:

  • Khái niệm về sơ đồ kiến trúc cơ sở hạ tầng ;
  • Cơ bản về kỹ thuật vẽ;
  • Khái niệm cơ bản về kiến trúc mạng;
  • Khái niệm cơ bản về thiết kế mạng;

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Khái niệm cơ bản về thiết kế mạng;
  • Khái niệm sơ đồ nối mạng;

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo về các vấn đề quản lý năng lực làm việc của nhân viên trong môi trường thực nghiệm. Các ứng viên cần thể hiện được khả năng áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống gặp phải. Họ cũng cần phải đưa ra các giải thích, đề nghị và đánh giá các hành động có thể thực hiện để giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận.

Điều kiện đánh giá:

  • Tổng hợp chính xác và đầy đủ về nhu cầu sử dụng mạng;
  • Hồ sơ về giải pháp mạng theo nhu cầu của khách hàng;
  • Lập các tài liệu hỗ trợ khách hàng;
  • Tổng hợp chính xác các ý kiến phụ, các ghi chú, đánh giá;
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: XÁC ĐỊNH SỰ CỐ MẠNG (MÃ SỐ: CM42)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xác định sự cố mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần kiến thức cần thiết về xử lý khắc phục lỗi hệ thống mạng, kiến thức tổng quan về những tác nhân có thể gây ra sự cố mạng, đặc tả và phân tích sự cố mạng.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Kỹ thuật viên mạng máy tính.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định tính bất thường của hệ thống
  2. Xác định tác nhân có thể gây ra sự cố mạng
  3. Đặc tả và phân tích sự cố mạng
  4. Viết báo cáo theo dõi sự cố và đề xuất xử lý lỗi

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Sử dụng công cụ hỗ trợ xây dựng đường cơ sở mạng;
  • Vận dụng được kiến thức để chọn lựa được phương pháp mô tả, phân tích và đánh giá sự cố mạng;
  • Có kỹ năng khám phá, nắm bắt nhanh cách sử dụng các công cụ hỗ trợ được để phát hiện và giải quyết sự cố.

Kiến thức thiết yếu:

  • Trình bày kiến thức tổng quan về đường cơ sở mạng – tình trạng hoạt động ổn định của hệ thống mạng, đây là cơ sở để xác định tính bất thường của hệ thống;
  • Trình bày được kiến thức tổng quan về những tác nhân có thể gây ra sự cố mạng;
  • Diễn giải phương pháp mô tả và phân tích sự cố mạng;
  • Chọn lựa công cụ hỗ trợ được sử dụng để phát hiện và giải quyết sự cố mạng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính để thực hiện mô phỏng lỗi hệ thống mạng;
  • Tài liệu của tổ chức;
  • Công cụ hỗ trợ để phát hiện sự cố.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định về an toàn lao động;
  • Đảm bảo các sự cố mạng được xác định chính xác, kịp thời;
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: XỬ LÝ, KHẮC PHỤC LỖI HỆ THỐNG MẠNG (MÃ SỐ: CM43)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết thực hiện xử lý, khắc phục lỗi hệ thống mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần kiến thức cần thiết về xử lý khắc phục lỗi hệ thống mạng, kiến thức tổng quan về những tác nhân có thể gây ra sự cố mạng, phương pháp tiếp cận để giải quyết sự cố mạng, quy trình giải quyết sự cố mạng hiệu quả và kiến thức về xây dựng giải pháp giải quyết sự cố.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Kỹ thuật viên mạng máy tính.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Kiểm tra lỗi hệ thống mạng
  2. Lập đề xuất các phương án giải quyết lỗi hệ thống mạng
  3. Thực hiện xử lý, khắc phục lỗi hệ thống mạng
  4. Kiểm tra, đánh giá sau khi phục hồi

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Sử dụng công cụ hỗ trợ xây dựng đường cơ sở mạng;
  • Vận dụng được kiến thức để chọn lựa được phương pháp mô tả, phân tích và đánh giá sự cố mạng;
  • Vận dụng được phương pháp tiếp cận để giải quyết sự cố mạng;
  • Xây dựng được giải pháp, quy trình giải quyết sự cố mạng;
  • Có khả năng lập tài liệu cho một hệ thống mạng hỗ trợ cho việc giải quyết sự cố mạng;
  • Có kỹ năng khám phá, nắm bắt nhanh cách sử dụng các công cụ hỗ trợ được để phát hiện và giải quyết sự cố.

Kiến thức thiết yếu:

  • Trình bày kiến thức tổng quan về đường cơ sở mạng – tình trạng hoạt động ổn định của hệ thống mạng, đây là cơ sở để xác định tính bất thường của hệ thống;
  • Trình bày được kiến thức tổng quan về những tác nhân có thể gây ra sự cố mạng;
  • Áp dụng các phương pháp tiếp cận để giải quyết sự cố mạng;
  • Trình bày được quy trình giải quyết sự cố mạng;
  • Xây dựng tài liệu cho một hệ thống mạng hỗ trợ cho việc giải quyết sự cố mạng;
  • Diễn giải phương pháp mô tả và phân tích sự cố mạng;
  • Xây dựng giải pháp giải quyết sự cố trên từng tầng trong mô hình mạng;
  • Chọn lựa công cụ hỗ trợ được sử dụng để phát hiện và giải quyết sự cố.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Máy tính để thực hiện mô phỏng lỗi hệ thống mạng;
  • Tài liệu của tổ chức;
  • Quy trình giải quyết sự cố mạng.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định về an toàn lao động;
  • Đảm bảo các lỗi hệ thống mạng được xử lý khắc phục đúng yêu cầu;
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SỬA CHỮA, THAY THẾ VÀ NÂNG CẤP THIẾT BỊ MẠNG (MÃ SỐ: CM44)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sửa chữa, thay thế và nâng cấp thiết bị mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần xác định chức năng của thiết bị mạng, nắm vững quy trình lắp đặt, thay thế thiết bị mạng, biết lắp đặt, cấu hình tối ưu các thiết bị phù hợp với mục đích người dùng.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Kỹ thuật viên mạng máy tính.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định chức năng của thiết bị mạng cần được thay thế
    • Xác định và chứng minh sự hiểu biết về mục đích sử dụng của thiết bị,
    • Phân biệt được các thiết bị sẽ thay thế,
    • Xác định tính năng của các thiết bị cần được thay thế,
    • Nắm được chức năng cơ bản của các thiết bị cần sửa chữa, thay thế.
  2. Quy trình lắp đặt, thay thế thiết bị mạng
    • Tham khảo các tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất để có được các thông số kỹ thuật cần thiết trong quá trình thay thế, nâng cấp,
    • Xây dựng quy trình thay thế, nâng cấp thiết bị mạng,
    • Lập báo cáo, điều chỉnh cách thức sử dụng thiết bị và giao cho người quản lý thiết bị
  3. Lắp đặt, cấu hình tối ưu các thiết bị mạng
    • Lắp đặt, cấu hình và kiểm tra lại thiết bị mạng,
    • Thiết lập các thông số thiết bị phù hợp với yêu cầu của người dùng,
    • Tối ưu các thông số kỹ thuật.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Đọc hiểu, xác định, phân tích và đánh giá các văn bản chứa thuật ngữ phức tạp, cấu hình và tối ưu hóa thiết bị mạng;
  • Lập tài liệu đề xuất các quy trình và so sánh các thiết bị;
  • Lắp đặt, cấu hình, kiểm tra các thiết bị mạng.

Kiến thức thiết yếu:

  • Chức năng và tính năng của thiết bị mạng khi được đưa vào thay thế;
  • Quy trình lắp đặt, cấu hình thiết bị mạng;
  • Cách thiết lập và các phương pháp cấu hình thiết bị.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Các thiết bị mạng;
  • Tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;
  • Tài liệu của tổ chức.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định về an toàn lao động;
  • Đảm bảo thiết bị được sửa chữa, thay thế, nâng cấp theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Sử dụng các tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHÂN TÍCH, LẬP PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP (MÃ SỐ: CM45)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để lập phương án nâng cấp một hệ thống mạng nhằm để đáp ứng yêu cầu của hệ thống mạng và mục tiêu sử dụng của người dùng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần xác định nhu cầu sử dụng hệ thống mạng, lập phương án nâng cấp hệ thống mạng, lắp ráp, cài đặt, cấu hình và tối ưu hóa hệ thống mạng.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Quản trị viên hệ thống mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định nhu cầu sử dụng hệ thống mạng bằng cách thống kê và phân tích những nhu cầu sử dụng của người dùng;
  2. Lập phương án nâng cấp hệ thống mạng
  3. Xác định rõ cấu trúc phần cứng máy tính của hệ thống mạng;
  4. Cần xác định rõ các thiết bị mạng liên quan;

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Có khả năng thống kê, đánh giá nhu cầu sử dụng hệ thống mạng;
  • Đọc hiểu, xác định, phân tích và đánh giá các văn bản chứa thuật ngữ phức tạp, hệ thống mạng, thiết bị mạng, áp dụng thông tin cho việc lựa chọn, cài đặt, cấu hình và tối ưu hóa hệ thống mạng cần nâng cấp;
  • Diễn giải và thấu hiểu phạm vi các cú pháp, biểu đồ, biểu tượng, ký hiệu, văn bản, số và chữ cái cần thiết để lập phương án hệ thống mạng máy tính;
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để liên lạc với người dùng, trình bày thông tin và nhận phản hồi;
  • Lập tài liệu đề xuất các quy trình và so sánh độ tương phản của các hệ thống mạng khác nhau;
  • Lập tài liệu, bảng biểu báo cáo;
  • Phân biệt các loại thiết bị mạng;
  • Xác định nhu cầu sử dụng của hệ thống mạng, lựa chọn phương pháo nâng cấp phù hợp nhất với các quy định của tổ chức;
  • Đưa ra một số trách nhiệm cá nhân đối với việc tuân thủ các yêu cầu về pháp lý, các quy định. Làm rõ trách nhiệm khi giải quyết yêu cầu;
  • Lập lịch nâng cấp theo định kỳ.

Kiến thức thiết yếu:

  • Hiểu rõ kiến trúc của một hệ thống mạng;
  • Hiểu rõ chức năng của từng thiết bị mạng;
  • Kiến trúc của các hệ thống kỹ thuật hiện tại;
  • Quy trình lắp ráp hệ thống mạng;
  • Quy trình cài đặt hệ thống mạng;
  • Thủ tục triển khai các hệ thống hiện tại mà tổ chức đang dùng;
  • Các thông số kỹ thuật của nhà cung cấp và các yêu cầu để cài đặt;
  • Phương pháp lập kế hoạch;
  • Khả năng trình bày, báo cáo.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Bảng thu thập thống kê và phân tích nhu cầu sử dụng mạng;
  • Một phương án nâng cấp hệ thống mạng được lập ra;
  • Các thiết bị mạng cần thiết trong việc nâng cấp hệ thống mạng;
  • Một hệ thống mạng hiện tại để thực hiện việc nâng cấp;
  • Tài liệu của tổ chức;
  • Tài liệu hướng dẫn nâng cấp hệ thống mạng.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo về các vấn đề quản lý năng lực làm việc của nhân viên. Các ứng viên cần thể hiện được khả năng áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống gặp phải. Họ cũng cần phải đưa ra các giải thích, đề nghị và đánh giá các hành động có thể thực hiện để giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận.
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định về an toàn, bảo mật;
  • Phương án nâng cấp được lập đảm bảo đúng yêu cầu;
  • Sử dụng các tài liệu hướng dẫn nâng cấp hệ thống mạng;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: THỰC HIỆN NÂNG CẤP THIẾT BỊ MẠNG (MÃ SỐ: CM47)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện nâng cấp các thiết bị mạng, nhằm để đáp ứng yêu cầu của hệ thống mạng và mục tiêu sử dụng của người dùng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần xác định chức năng của các thiết bị mạng, tiến hành cài đặt, cấu hình, bảo trì các thiết bị của hệ thống mạng.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Quản trị viên hệ thống mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định chức năng của các thiết bị mạng
    • Xác định và chứng minh sự hiểu biết về mục đích của các thiết bị mạng máy tính;
    • Phân biệt được các thiết mạng như: Cáp mạng, Router, Switch, Hub, Modem, Card mạng, Access Point, …
    • Xác định được các tính năng của các thiết bị mạng máy tính;
    • Nắm được các kiến thức cần thiết về chức năng cơ bản.
  2. Quy trình cài đặt
    • Xác định quy trình và các bước cần thiết để cài đặt, cấu hình thiết bị mạng;
    • Lập, điều chỉnh tài liệu và cung cấp cho người quản lý;
    • Xác định và áp dụng kiến thức về các yêu cầu chứng thực, mã hóa thông tin.
  3. Cài đặt, cấu hình và tối ưu hóa
    • Cài đặt, cấu hình và kiểm tra các thiết bị mạng bằng cách sử dụng các thành phần và các tùy chọn cài đặt;
    • Tối ưu hóa các thiết bị mạng để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống, người dùng;
    • Ghi lại hệ thống theo yêu cầu.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng chung

  • Thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp;
  • Phân biệt được các loại thiết bị mạng;
  • Đọc được các thông số của các thiết bị mạng;
  • Cài đặt, cấu hình các thiết bị mạng như: Card mạng thông dụng, Router, Switch, Hub, Modem, Access Point, …;
  • Cài đặt, cấu hình được định tuyến tĩnh cho router;
  • Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;
  • Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng của hệ thống thiết bị mạng.

Kỹ năng quan trọng

  • Có kỹ năng phân tích, áp dụng các phương pháp thích hợp vào việc thiết kế, cài đặt, và quản trị mạng của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty;
  • Có kỹ năng xây dựng được một hệ thống mạng hoàn chỉnh;
  • Có kỹ năng quản lý, quản trị các thiết bị mạng;
  • Lập trình thiết bị mạng bằng cách sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay;
  • Có kỹ năng sử dụng các trang thiết bị công nghệ mới và áp dụng vào hệ thống mạng nội bộ;
  • Có khả năng tư vấn, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin.

Kiến thức thiết yếu:

  • Trình bày đươc các kiến thức cơ bản về các thiết bị mạng;
  • Đọc hiểu được các thông số trên các thiết bị mạng;
  • Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính;
  • Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính và hệ thống mạng máy tính;
  • Trình bày được nguyên tắc, phương pháp hoạt động, cài đặt và cấu hình, vận hành của thiết bị mạng. Đồng thời có khả năng bảo trì, sửa chữa và nâng cấp các thiết bị mạng;
  • Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng với các thiết bị hiện tại.
  • Trình bày được các kiến thức cơ bản và có thể nâng cấp thiết bị mạng;
  • Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn về thiết bị mạng và hệ thống mạng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Một hệ thống mạng để thực hiện việc cài đặt;
  • Phần mềm hỗ trợ cho các thiết bị mạng và tài liệu kỹ thuật;
  • Tài liệu hướng dẫn cấu hình các thiết bị mạng;
  • Tài liệu của tổ chức.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các quy định về an toàn lao động;
  • Thực hiện nâng cấp thiết bị mạng theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Tài liệu hướng dẫn cài đặt và cấu hình cho các thiết bị mạng;
  • Tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: TRIỂN KHAI PHẦN MỀM BẢO MẬT (MÃ SỐ: CM55)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để triển khai các phần mềm giúp cho hệ thống hoạt động an toàn. Để đạt được đơn vị năng lực này cần xác định các phần mềm bảo mật phù hợp, cài đặt, cấu hình các phần mềm bảo mật.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Quản trị viên mạng máy tính.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định các phần mềm bảo mật
    • Nắm được các chức năng, cách sử dụng của các phần mềm bảo mật;
    • Lựa chọn phần mềm bảo mật phù hợp với hệ thống mạng hiện có;
    • Các lỗi có thể xảy ra khi sử dụng phần mềm bảo mật.
  2. Cài đặt, cấu hình các phần mềm bảo mật
    • Cài đặt tất cả phần mềm bảo mật lên hệ thống máy server hoặc tường lửa;
    • Cấu hình các phần mềm bảo mật để phục vụ công tác ngăn chặn các xâm nhập nguy hiểm;
    • Kiểm tra các cài đặt, cấu hình sai của phần mềm bảo mật.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Xác định những chính sách trong hệ thống mạng;
  • Cài đặt, cấu hình phần mềm;
  • Thực hiện Access Rule;
  • Kiểm tra Rule hoạt động.

Kiến thức thiết yếu:

  • Hệ thống mạng máy tính;
  • Các hệ thống, phần mềm bảo mật mạng;
  • Kiến thức về an toàn, bảo mật mạng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Hệ thống mạng máy tính;
  • Chính sách bảo mật của hệ thống;
  • Phần mềm bảo mật mạng, firewall;
  • Các tài liệu, hướng dẫn, quy định về an toàn, bảo mật của tổ chức.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo cáo quy định về an toàn, bảo mật;
  • Đảm bảo các phần mềm bảo mật được triển khai đúng yêu cầu.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: TRIỂN KHAI THIẾT BỊ BẢO MẬT (MÃ SỐ: CM56)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để triển khai các thiết bị phục vụ nhu cầu bảo mật cho hệ thống mạng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần lựa chọn cách thức kết nối các thiết bị, thiết lập thông số hệ thống cho thiết bị, lựa chọn chính sách bảo mật, cấu hình thiết bị, sao lưu cấu hình thiết bị.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Quản trị viên mạng máy tính;.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Lựa chọn cách thức kết nối
    • Hiểu chính xác ưu điểm và nhược điểm của các cách kết nối thiết bị;
    • Chọn cách kết nối tối ưu cho từng thiết bị;
    • Kiểm tra kết nối.
  2. Thiết lập thông số cho thiết bị
    • Nắm rõ các thông số của các thiết bị được cài đặt;
    • Thiết lập các thông số phù hợp với chính sách bảo mật;
    • Chạy kiểm tra các thiết lập thiết bị.
  3. Lựa chọn chính sách bảo mật
    • Đọc hiểu các quy định bảo mật của hệ thống mạng;
    • Khảo sát và chọn ra các quy định phù hợp.
  4. Sao lưu, cấu hình thiết bị
    • Xác định phương pháp sao lưu cấu hình thiết bị;
    • Sao lưu và kiểm tra sao lưu.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Lựa chọn cách thức kết nối;
  • Thiết lập thông số hệ thống cho thiết bị;
  • Lựa chọn chính sách bảo mật;
  • Cấu hình thiết bị;
  • Sao lưu cấu hình thiết bị ra thiết bị bên ngoài.

Kiến thức thiết yếu:

  • Thiết bị mạng;
  • Giao tiếp với các thiết bị ngoại vi;
  • Kiến thức về mô hình OSI;
  • Bảo mật mạng;
  • Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng anh.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Dây kết nối;
  • Máy tính;
  • Thiết bị bảo mật;
  • Tài liệu hướng dẫn;
  • Chính sách bảo mật hệ thống.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo cáo quy định về an toàn, bảo mật;
  • Thiết bị bảo mật mạng được triển khai đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế;

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: KIỂM TRA HỆ THỐNG SAU KHI BẢO MẬT (MÃ SỐ: 57)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để kiểm tra hệ thống chuẩn bị đưa vào vận hành. Để đạt được đơn vị năng lực này cần kiểm tra hoạt động của các dịch vụ mạng, đánh giá mức độ bảo mật, xây dựng phương án kiểm tra tính xác thực.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí việc làm: Quản trị viên mạng máy tính; Quản trị viên hệ thống mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Kiểm tra hoạt động của các dịch vụ mạng
    • Xác định rõ các dịch vụ cần kiểm tra;
    • Kiểm tra các dịch vụ cơ bản như DHCP, DNS, Web, Mail,…
    • Kiểm tra các dịch vụ bảo mật được cài đặt với phần mềm bảo mật.
  2. Đánh giá mức độ bảo mật
    • Đọc hiểu các phương pháp đánh giá bảo mật;
    • Chuẩn bị tài liệu, công cụ kiểm tra bảo mật;
    • Đánh giá bảo mật theo các phương pháp đề ra;
  3. Xây dựng phương án kiểm tra tính xác thực;
    • Liệt kê các tiêu chí cho thấy hệ thống được bảo mật;
    • Lập bảng báo cáo các phương án kiểm tra.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Sử dụng các công cụ kiểm tra, giám sát mạng;
  • Kiểm tra hoạt động của các dịch vụ mạng;
  • Đánh giá mức độ an toàn, bảo mật;
  • Xây dựng phương án kiểm tra tính xác thực.

Kiến thức thiết yếu:

  • Kiến thức về an toàn, bảo mật mạng;
  • Các dịch vụ mạng như Web Server, FTP, DNS,…
  • Các công cụ phần cứng, phần mềm hỗ trợ kiểm tra, giám sát.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Hệ thống mạng máy tính;
  • Chính sách của hệ thống mạng;
  • Các công cụ hỗ trợ kiểm tra, giám sát mạng;
  • Hồ sơ quản lý hệ thống mạng.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo cáo quy định về an toàn, bảo mật;
  • Đảm bảo tính chính xác của báo cáo kiểm tra.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG HỆ THỐNG CLOUD (MÃ SỐ: 58)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phân tích và xác định nhu cầu sử dụng hệ thống cloud; xác định công nghệ cần sử dụng để xây dựng hệ thống cloud từ yêu cầu của người sử dụng; triển khai dịch vụ trên hệ thống cloud đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần thực hiện phỏng vấn nhu cầu sử dụng, phân tích nhu cầu sử dụng của người dùng; xây dựng bản đặc tả hệ thống mạng của người dùng, đề xuất công nghệ dành cho hệ thống cloud; cài đặt, cấu hình phân quyền sử dụng các dịch vụ mạng trên hệ thống cloud.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí việc làm: Quản trị viên hệ thống mạng; Tư vấn viên giải pháp mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Phỏng vấn nhu cầu người sử dụng
    • Xác định ranh giới hệ thống, phạm vi và phương pháp phát triển hệ thống cloud cho người dùng;
    • Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin và xây dựng các câu hỏi phù hợp thông qua đặt câu hỏi, trao đổi, thảo luận;
    • Ghi lại phản hồi của người dùng.
  2. Phân tích nhu cầu sử dụng của người dùng
    • Xác định người dùng trong hệ thống và nhu cầu sử dụng;
    • Xác định năng lực tài chính;
    • Lựa chọn giải pháp kỹ thuật sử dụng;
    • Xác định thiết bị cần thiết để thực hiện cài đặt hệ thống cloud;
    • Xác định danh sách các ứng dụng sẽ cài đặt trên hệ thống cloud;
    • Xây dựng bảng đặc tả yêu cầu hệ thống cloud.
  3. Xây dựng bản đặc tả hệ thống mạng người dùng
    • Xác định chính xác nội dung bản đặc tả hệ thống cloud;
    • Thống nhất nội dung tài liệu chưa nhất quán, tài liệu xây dựng bản đặc tả mô hình;
    • Xác định sơ đồ kết nối hệ thống cloud.
  4. Đề xuất mô hình hệ thống cloud phù hợp người dùng
    • Xác định nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng hệ thống cloud;
    • Xác định nền tảng server: máy chủ vật lý, VPS hay cloud server;
    • Xác định nhu cầu tốc độ truy cập mạng;
    • So sánh bảng giá cung cấp dịch vụ cloud của nhà cung cấp;
    • Lựa chọn được công nghệ phù hợp hệ thống cloud.
  5. Cài đặt các dịch vụ trên hệ thống cloud;
  6. Cấu hình phân quyền sử dụng các dịch vụ trên hệ thống cloud.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Giao tiếp với khách hàng thân thiện, uyển chuyển, linh hoạt;
  • Thảo luận với khách hàng để xác định chính xác nhu cầu sử dụng trong hệ thống cloud;
  • Lập bảng đặc tả yêu cầu của khách hàng, tối ưu hóa các mối quan hệ, ràng buộc trên hệ thống cloud;
  • Xác định các nhu cầu sử dụng mạng của khách hàng dựa trên bản đặc tả về nhu cầu sử dụng;
  • Đọc được sơ đồ nối mạng;
  • Xác định yêu cầu với tốc độ truy cập mạng;
  • Xác định thiết bị truyền dẫn trong hệ thống cloud;
  • Xác định các thiết bị kết nối mạng trong hệ thống cloud;
  • Phân biệt các công nghệ hệ thống cloud.
  • Đánh giá được năng lực tài chính;
  • Lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật;
  • Lập danh mục các loại thiết bị sẽ cài đặt;
  • Xây dựng danh sách ứng dụng sẽ cài đặt;
  • Lập tài liệu đề xuất các quy trình xây dựng hệ thống cloud;
  • Đưa ra một số trách nhiệm cá nhân đối với việc tuân thủ các yêu cầu về pháp lý, các quy định. Làm rõ trách nhiệm khi giải quyết yêu cầu khách hàng.
  • Thực hiện cài đặt các dịch vụ hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Thực hiện cấu hình các dịch vụ hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Thiết lập phân quyền sử dụng các dịch vụ hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Kiểm tra hoạt động của các dịch vụ trên hệ thống cloud.

Kiến thức thiết yếu:

  • Kiến thức về hệ thống cloud;
  • Kiến thức về các công nghệ cloud;
  • Kiến thức về kiến trúc mạng;
  • Kiến thức về quản trị mạng;
  • Kiến thức về thiết kế mạng.
  • Các yêu cầu và mục đích của khách hàng;
  • Biết người sẽ chịu trách nhiệm chính về hệ thống cloud;
  • Cách xây dựng bảng đặc tả yêu cầu của người sử dụng;
  • Nghiệp vụ công việc của khách hàng;
  • Quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Kiến thức về hệ thống cloud;
  • Kiến thức về các công nghệ cloud;
  • Kiến thức về các dịch vụ mạng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Giấy, bút, thước
  • Máy ghi âm; Máy ảnh;
  • Bảng câu hỏi;
  • Bảng mô tả nhu cầu sử dụng mạng của khách hàng;
  • Bảng giá các công nghệ sử dụng trong hệ thống cloud;
  • Chức năng các công nghệ hệ thống cloud.
  • Tài liệu liên quan đến cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng;
  • Tài liệu về cài đặt và cấu hình các dịch vụ hỗ trợ trên hệ thống cloud của nhà cung cấp.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo về các vấn đề quản lý năng lực làm việc của nhân viên. Các ứng viên cần thể hiện được khả năng áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống gặp phải. Họ cũng cần phải đưa ra các giải thích, đề nghị và đánh giá các hành động có thể thực hiện để giải quyết các tình huống có thể xảy ra.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận.
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Bảng mô tả nhu cầu sử dụng mạng của khách hàng;
  • Bảng phân tích các công nghệ cloud sử dụng trong hệ thống;
  • Chức năng các công nghệ hệ thống cloud.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG CLOUD (MÃ SỐ: 59)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để triển khai hệ thống cloud; thiết lập chính sách hệ thống cloud; cấu hình hệ thống cloud; triển khai dịch vụ trên hệ thống cloud đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần phân tích và lập kế hoạch để triển khai hệ thống cloud, tổ chức triển khai hệ thống cloud phù hợp với người dùng; phân tích nhu cầu trao đổi thông tin trên hệ thống cloud, phân tích và thiết lập chính sách bảo mật thông tin trên hệ thống cloud; xác định các dịch vụ cần cấu hình trên hệ thống cloud, cài đặt và cấu hình các dịch vụ trên hệ thống cloud; cài đặt, cấu hình phân quyền sử dụng các dịch vụ mạng trên hệ thống cloud.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Quản trị viên hệ thống mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Phân tích và lập kế hoạch để triển khai hệ thống cloud
    • Lập kế hoạch tổ chức thực hiện;
    • Lập kế hoạch thời gian triển khai;
    • Lập kế hoạch tài chính cho bồi dưỡng triển khai.
  2. Tổ chức thực hiện triển khai hệ thống cloud
    • Tiến hành triển khai hệ thống cloud theo kế hoạch;
    • Thực hiện kiểm tra việc triển khai hệ thống cloud.
  3. Phân tích nhu cầu trao đổi thông tin trên hệ thống cloud
    • Xem xét nhu cầu quản lý hệ thống cloud của đơn vị;
    • Xem xét nhu cầu trao đổi thông tin trên hệ thống cloud.
  4. Phân tích và thiết lập chính sách bảo mật thông tin trên hệ thống cloud
    • Xem xét nhu cầu bảo mật thông tin chung của hệ thống cloud;
    • Xem xét nhu cầu bảo mật thông tin riêng tại các máy trạm làm việc;
    • Đánh giá mức độ sử dụng thành thạo cloud của người sử dụng;
    • Xem xét kinh phí, công nghệ phổ biến, ràng buộc pháp lý;
    • Thiết lập chính sách bảo mật phù hợp trên hệ thống cloud.
  5. Xác định các dịch vụ cần cấu hình trên hệ thống cloud
    • Xác định các yêu cầu truy cập thông tin của người dùng;
    • Xác định các dịch vụ trên hệ thống cloud.
  6. Cài đặt và cấu hình các dịch vụ trên hệ thống cloud
    • Cài đặt, cập nhật bản vá lỗi định kỳ của hệ điều hành và phiên bản mới của các phần mềm dịch vụ;
    • Cài đặt, triển khai các công nghệ, phần mềm và dịch vụ tương thích với cấu hình hệ thống;
    • Cài đặt bảo mật server ở cấp ứng dụng như antivirus, firewall;
    • Thiết lập cơ chế sao lưu dữ liệu theo định kỳ;
    • Thiết lập hệ thống kiểm soát các gói tin lưu thông trên hệ thống;
    • Thực hiện giám sát các dịch vụ web-server, mail-server,… việc kết nối mạng và mức độ sử dụng tài nguyên của máy chủ;
    • Thực hiện giám sát việc sử dụng tài nguyên chung của hệ thống;
    • Thực hiện giám sát việc sử dụng hệ thống cloud;
    • Phát hiện và xử lý khắc phục ngay lập tức các trường hợp server quá tải, lỗi phần cứng, dịch vụ bị treo, lỗi hệ thống;
    • Phân tích dữ liệu log để phát hiện các sự cố;
    • Chỉnh sửa cấu hình hệ thống để khắc phục các sự cố;
    • Lập báo cáo các sự cố.
  7. Cài đặt các dịch vụ mạng trên hệ thống cloud;
  8. Cấu hình phân quyền sử dụng các dịch vụ mạng trên hệ thống cloud.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Nhận biết sự thay đổi về mục tiêu của đơn vị;
  • Đánh giá những đề xuất hợp lý để đưa vào kế hoạch làm việc;
  • Xác định nhu cầu trao đổi thông tin trên mạng;
  • Kỹ năng tìm kiếm và phân tích/sử dụng thông tin;
  • Xác định được yêu cầu truy cập thông tin;
  • Xác định được nhu cầu sử dụng hệ thống cloud của khách hàng;
  • Xác định thông tin cần bảo mật của khách hàng;
  • Đánh giá mức độ sử dụng của người sử dụng dựa vào phỏng vấn hoặc bài kiểm tra;
  • Thuyết phục với khách hàng về chính sách mạng;
  • Thực hiện cài đặt, cập nhật bản vá lỗi định kỳ của hệ điều hành và các phần mềm dịch vụ;
  • Thực hiện cài đặt, triển khai các công nghệ, phần mềm và dịch vụ tương thích với cấu hình hệ thống;
  • Cài đặt bảo mật server ở cấp ứng dụng như antivirus, firewall;
  • Thiết lập cơ chế sao lưu dữ liệu theo định kỳ;
  • Thiết lập hệ thống kiểm soát các gói tin lưu thông trên hệ thống;
  • Thực hiện giám sát các dịch vụ mạng và tài nguyên của hệ thống;
  • Đánh giá kết quả giám sát hệ thống;
  • Phát hiện và xử lý khắc phục ngay lập tức các trường hợp server quá tải, lỗi phần cứng, dịch vụ bị treo, lỗi hệ thống;
  • Xác định được các sự cố xảy ra trên hệ thống cloud;
  • Thực hiện khắc phục sự cố trên hệ thống cloud;
  • Thực hiện cài đặt các dịch vụ mạng hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Thực hiện cấu hình các dịch vụ mạng hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Thiết lập phân quyền sử dụng các dịch vụ mạng hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Kiểm tra hoạt động của các dịch vụ mạng trên hệ thống cloud.
  • Lập bảng báo cáo.

Kiến thức thiết yếu:

  • Am hiểu các công nghệ trong hệ thống cloud;
  • Chính sách về quản lý mạng của khách hàng;
  • Tầm quan trọng của dữ liệu của khách hàng;
  • Kiến thức về hệ thống cloud;
  • Kiến thức về các công nghệ cloud;
  • Kiến thức về an toàn mạng.
  • Kiến thức về phần mềm máy tính và cách sử dụng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Bảng mô tả nhu cầu sử dụng mạng của khách hàng;
  • Sơ đồ nối mạng;
  • Bảng ghi, theo dõi, giám sát việc thực hiện triển khai;
  • Tài liệu về chính sách bảo mật thông tin của khách hàng, phần mềm ứng dụng;
  • Tài liệu về chính sách bảo mật thông tin của khách hàng;
  • Tài liệu liên quan đến mức độ sử dụng thành thạo cloud của người sử dụng;
  • Tài liệu về cài đặt và cấu hình các dịch vụ được cung cấp trên hệ thống cloud của nhà cung cấp;
  • Xây dựng được các dịch vụ hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Cấu hình được các dịch vụ hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Xây dựng hệ thống kiểm soát các gói tin lưu thông trên hệ thống cloud;
  • Giám sát việc thực hiện cài đặt, cấu hình phân quyền sử dụng trên hệ thống cloud;
  • Tài liệu liên quan đến cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng;
  • Tài liệu về cài đặt và cấu hình các dịch vụ hỗ trợ trên hệ thống cloud của nhà cung cấp.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành trên máy tính.

Điều kiện đánh giá:

  • Bảng mô tả nhu cầu sử dụng hệ thống cloud của khách hàng;
  • Sơ đồ hệ thống mạng;
  • Bảng giá các công nghệ sử dụng trong hệ thống cloud;
  • Chức năng các công nghệ hệ thống cloud;
  • Xác định thông tin cần bảo mật của khách hàng;
  • Giám sát việc thực hiện chính sách bảo mật hệ thống của khách hàng;
  • Cài đặt và cấu hình các dịch vụ cung cấp được cho hệ thống cloud;
  • Thiết lập được hệ thống kiểm soát các gói tin lưu thông trên cloud;
  • Giám sát việc thực hiện cài đặt cấu hình hệ thống cloud;
  • Xây dựng được các dịch vụ mạng hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Cấu hình được các dịch vụ mạng hỗ trợ trên hệ thống cloud;
  • Giám sát việc thực hiện cài đặt, cấu hình phân quyền sử dụng các dịch vụ mạng trên hệ thống cloud.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CLOUD (MÃ SỐ: 62)

Đơn vị này xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để lập hồ sơ quản lý hệ thống cloud đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Để đạt được đơn vị năng lực này cần xác định các đối tượng để quản lý, lập kế hoạch quản lý các đối tượng trên hệ thống cloud, lập hồ sơ báo cáo và các hướng dẫn.

Đơn vị năng lực này áp dụng cho vị trí: Quản trị viên hệ thống mạng.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  1. Xác định các đối tượng cần quản lý trên hệ thống cloud
    • Hệ điều hành, phần mềm, dịch vụ mạng;
    • Tài nguyên sử dụng, chia sẻ;
    • Tài khoản người dùng, nhóm;
    • Chính sách bảo mật hệ thống;
    • Sao lưu dữ liệu.
  2. Lập kế hoạch quản lý các đối tượng trên hệ thống cloud
  3. Lập hồ sơ và viết báo cáo
    • Xác định mục đích báo cáo;
    • Nắm rõ cấu trúc báo cáo hoàn chỉnh, bao gồm tóm tắt đánh giá, giới thiệu báo cáo, nội dung chính báo cáo, kết luận.
  4. Cung cấp các hướng dẫn
    • Cung cấp hướng dẫn cho người dùng theo yêu cầu;
    • Yêu cầu đánh giá về hệ thống cloud để đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng, sử dụng cơ chế phản hồi thích hợp.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

Kỹ năng quan trọng:

  • Xác định các đối tượng cần quản lý trên hệ thống cloud;
  • Lập kế hoạch quản lý các đối tượng, lập hồ sơ quản lý hệ thống cloud.

Kiến thức thiết yếu:

  • Kiến thức về hệ thống, các công nghệ cloud;
  • Kiến thức về các dịch vụ mạng;
  • Kiến thức về an toàn hệ thống cloud;
  • Kiến thức về các công cụ, phần mềm lập hồ sơ quản lý;.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  • Tài liệu liên quan về hệ thống cloud.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực.

Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ đạt được đơn vị năng lực:

  • Quan sát ứng viên thực hiện công việc;
  • Thực nghiệm;
  • Vấn đáp;
  • Trắc nghiệm khách quan;
  • Tự luận;
  • Thực hành.

Điều kiện đánh giá:

  • Đảm bảo các yêu cầu về an toàn, bảo mật;
  • Hồ sơ quản lý hệ thống cloud;
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn, quy định của tổ chức.

Bài viết được tổng hợp từ kynangnghe.gov.vn