Stress testing là gì? Phân biệt stress testing và load testing

806

Stress testing là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm và hệ thống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về stress testing là gì, phân loại và so sánh phương pháp kiểm thử này với load stress testing.

Stress testing là gì?

Stress testing hay kiểm thử căng thẳng là một công cụ kiểm thử phần mềm nhằm đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống hoặc ứng dụng phần mềm dưới trọng tải cao nhằm đảm bảo rằng hệ thống vẫn hoạt động hiệu quả và ổn định kể cả trong điều kiện bất lợi.

Quá trình stress testing bao gồm tạo ra các tình huống tải cao như số lượng lớn người dùng truy cập vào cùng một thời điểm, khiến hệ thống phải đối mặt với căng thẳng tới mức tối đa nhằm phát hiện giới hạn truy cập của hệ thống và những vấn đề mà người dùng đối mặt. Vì vậy, kiểm thử căng thẳng thường được tester sử dụng trong các dịp quan trọng có số lượng người truy cập tăng đột biến.

Stress testing là gì

Các loại stress testing phổ biến

Có nhiều loại kiểm thử căng thẳng khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của dự án kiểm thử, bạn có thể chọn những phương pháp phù hợp. Dưới đây là các phương pháp stress testing được sử dụng rộng rãi.

1. Scalability testing

Scalability testing được dùng để đánh giá khả năng của hệ thống phần mềm  trong việc xử lý khối lượng công việc tăng dần hoặc khi thêm tài nguyên. Đảm bảo rằng hệ thống có thể duy trì hiệu suất và xử lý tải trọng dự kiến mà không bị sập hoặc lỗi.

2. Spike testing

Được sử dụng như một loại kiểm thử căng thẳng, spike testing tập trung vào khả năng xử lý đột biến về lưu lượng. Công cụ này giúp xác định cách hệ thống phản ứng với những thay đổi đột ngột và có tải trọng lớn.

3. Soak testing

Soak testing là một công cụ tập trung vào việc đánh giá khả năng của hệ thống trong việc chạy liên tục trong một khoảng thời gian dài dưới tải trọng cao, giúp xác định các lỗi hoặc vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh sau khi hệ thống hoạt động trong thời gian dài.

4. Configuration testing

Mục đích của việc thực hiện configuration testing là đảm bảo rằng hệ thống có thể hoạt động hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu trên nhiều môi trường và các nền tảng bằng cách tạo và chạy thử các kịch bản thử nghiệm trên nhiều cấu hình phần cứng và phần mềm khác nhau.

5. Volume testing

Nhằm đánh giá và đo lường hiệu suất của một ứng dụng hoặc hệ thống hoạt động khi xử lý một lượng lớn dữ liệu, Volume testing được thực hiện thông qua việc một lượng lớn dữ liệu được tạo hay nhập vào hệ thống để tái hiện một tình huống thực tế.

>>> Xem thêm: Automation Test là gì? Tester cần kỹ năng gì để làm Automation Testing

Stress testing là gì

Vai trò của stress testing là gì?

Stress testing là phương pháp kiểm tra được sử dụng rộng rãi vì:

  • Giúp xác định khả năng chịu tải và giới hạn hoạt động hiệu quả của hệ thống: Từ việc xác định được giới hạn, điều này đảm bảo rằng hệ thống hoặc ứng dụng có thể đáp ứng được yêu cầu của người dùng dù trong bất kỳ điều kiện nào.
  • Phát hiện lỗi và điểm yếu trong hệ thống: Stress testing giúp phát hiện sớm một số vấn đề có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến người dùng khi hệ thống đối mặt với trọng tải lớn. Từ đó, cho phép nhóm phát triển và quản lý hệ thống tiến hành các biện pháp khắc phục trước khi gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.
  • Cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh và tối ưu hiệu suất của hệ thống: Dựa trên kết quả từ phương pháp stress testing, nhóm phát triển có thể tối ưu hóa và đảm bảo hệ thống làm việc ổn định, hiệu quả.

Tham khảo việc làm tester lương cao trên TopDev

So sánh stress testing và load testing

Stress testing và load testing là hai phương pháp kiểm thử quan trọng. Mặc dù có liên quan đến nhau song, cả hai là hai loại kiểm thử phần mềm khác nhau.

Tính năng Stress testing Load testing
Mục đích Xác định giới hạn và điểm yếu gây ra các sự cố cho hệ thống Xác định độ tin cậy và khả dụng của hệ thống
Tải trọng Tải trọng được dùng trong phương pháp kiểm thử cao hơn mức bình thường Tải trọng được dùng trong phương pháp kiểm thử cao ở mức bình thường hoặc dự kiến
Thời lượng Ngắn hạn (thường là vài giờ hoặc vài ngày) Dài hạn (thường là vài tuần hoặc vài tháng)
Kết quả Có thể dẫn đến hệ thống gặp sự cố hoặc ngừng hoạt động Cung cấp thông tin chi tiết về độ tin cậy và khả dụng của hệ thống

>>> Xem thêm: Kiểm thử tĩnh và kiểm thử động (Static vs Dynamic testing)

Stress testing là gì

Các câu hỏi về stress testing thường gặp

Câu 1: Stress testing có thể áp dụng trong các loại hệ thống phần mềm nào?

Stress testing có thể được áp dụng trong 5 loại phần mềm hệ thống khác nhau. Đó là ứng dụng web, hệ thống máy chủ, ứng dụng di động, hệ thống phân tán và hệ thống mạng.

Câu 2: Những công cụ được sử dụng để thực hiện stress testing là gì?

Có rất nhiều công cụ được sử dụng để thực hiện stress testing. Các công cụ phổ biến bao gồm: Apache Bench, JMeter, LoadRunner và NeoLoad.

Câu 3: Stress testing có khác gì với performance testing?

Performance testing tập trung vào việc đánh giá hiệu suất của hệ thống phần mềm dưới trọng tải bình thường hoặc dự kiến, với mục đích là đảm bảo hệ thống đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất. Trong khi đó, stress testing tập trung vào đánh giá khả năng của hệ thống trong việc xử lý trọng tải cao hơn bình thường hoặc cực đoan, nhằm xác định giới hạn của hệ thống và các điểm yếu có thể gây ra sự cố hoặc ngừng hoạt động khi tải trọng tăng lên đột biến.

Câu 4: Các điểm khác biệt giữa endurance testing và stress testing là gì?

Đối với endurance testing, đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và khả năng của hệ thống trong một khoảng thời gian dài dưới tải trọng bình thường hoặc dự kiến. Ngược lại, stress testing được dùng để xác định giới hạn của hệ thống hoặc ứng dụng bằng cách áp dụng tải trọng cao hơn mức bình thường hoặc ở mức cực đoan.

Kết luận

Stress testing là một phương pháp quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định và mượt mà của hệ thống. Công cụ này giúp xác định khả năng chịu tải, phát hiện lỗi và điểm yếu của hệ thống để từ đó có cơ sở khắc phục và cải thiện. Từ đó, bạn có thể đáp ứng nhu cầu của người truy cập một cách tốt và hiệu quả nhất. Hy vọng rằng bài viết của TopDev đã giúp bạn hiểu thêm stress testing cũng như biết nên sử dụng phương pháp kiểm thử này trong trường hợp nào. Đừng quên tiếp tục theo dõi Blog TopDev để cập nhật thêm nhiều kiến thức lập trình hữu ích.

Xem thêm các tin tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev