Liệu Software Engineer có phải là nghề dễ ăn?

9652

Software Engineer (SE) – Sau 18 năm đi gõ phím kiếm tiền và hơn 24 năm kể từ ngày gõ dòng code đầu tiên, mình có thể ngồi suy ngẫm về công việc Software Engineer và IT nói chung. So với thời gian hồi mới vào nghề thì bây giờ thông tin về ngành này rất đa dạng và được định hướng rất tốt so với thời của mình vào những năm 2k. Ít ra các bạn trẻ hiện nay cũng có TopDev, ITViec và hàng tá các page nói về ngành này 

Thời trước để có được một ghế làm SE trong các công ty lớn như TMA, GCS – Global CyberSoft, FSoft thì điều kiện tiên quyết là tấm bằng đại học hoặc ít nhất cũng là cao đẳng. Tuy nhiên do cầu vượt cung, các công ty startup xuất hiện quá nhanh nên chuyện bằng cấp nhanh chóng bị bỏ qua, chỉ cần có kỹ năng tốt một chút và một trình độ ngoại ngữ đủ giao tiếp tối thiếu là các bạn đã nghiễm nhiên thành một SE chính hiệu.

Nếu rảnh rỗi ngồi duyệt mạng, dễ thấy hàng tá các thông tin tô vẽ màu hồng về SE theo kiểu ngôn tình – anh dev siêu code cãi nhau với chị tester xinh đẹp để rồi trong lúc OT sấp mặt thì tìm thấy tình yêu đích thực, hoặc một viễn cảnh lương ngàn Đô và trở thành nhưng người cool, có tương lai trở thành những người nổi tiếng làm ra các product nổi tiếng với triệu triệu người dùng. Chợt nhớ hồi xưa có vị quan to trên triều đình đã lên báo hô hào về “mũi nhọn mềm” khiến các bậc phụ huynh và con em đua nhau thi làm SE. Với truyền thông hiện tại thì SE là một nghề quá là cool mà các motif phổ biến là một hình ảnh SE trẻ, đẹp trai, ăn mặc theo style của Steve Jobs, trong tay macbook pro với màn hình dark mode. SE này có vẻ vừa code được cái gì đó hay ho, sau đó anh ta đi trình bày với các SE khác cũng hết sức đẹp trai xinh gái. Cả đội vỗ tay tán thưởng code của anh này và có vẻ công ty của họ sắp thắng lớn với project hàng triệu đô (sic). Tương lai thật tươi sáng …

Thiệt sự cái nghề SE này nó có đẹp vậy không ? Nhớ năm xưa mình được đặt hàng để viết mấy series đen tối về ngành này và cũng ăn vô số gạch đá vì cái nhìn khá là tiêu cực. Anyway thì cũng là một góc nhìn khác mà thôi vì mọi sự vật sự việc đều có tính biện chứng mà. Vậy trong suốt 18 năm qua, một SE như mình đã làm những cái quái gì?

Software Engineer 80% thời gian là ngồi code hoặc debug

Đây là một thực tế không thể chối cãi vì software của bạn dựng lên từ code, phần lớn mọi thứ sẽ giải quyết bằng code hoặc giải thích bằng code. Có một thực tế là các SE có khuynh hướng dùng code để giải quyết các vấn đề hơn là nghĩ đến các phương án không viết code. Thay vì tìm các giải pháp có sẵn thì họ lại đi “re-invent the wheel” vì đa phần họ là những người tự tin tới mức hơi ảo tưởng về khả năng của mình. Hơn nữa giữa các SE với nhau, cách

Các cuộc họp thực tế là nhàm chán và sáo rỗng. Thực sự với các SE thì đa phần họ sẽ buồn ngủ khi tham gia các buổi họp vì đó là nơi nhưng người làm vị trí quản lý trình bày quan điểm của họ và lên các kế hoạch có vẻ xa vời. SE chỉ muốn các buổi họp mà ở đó họ có thể tranh luận về mặt kỹ thuật và thể hiện được kỹ năng code của mình.

Không phải cứ Software Engineer là sẽ làm trong các công ty software

Nghe có vẻ vô lý nhưng khá là hợp lý vì có nhiều công ty không phải là công ty công nghệ, việc phát triển phần mềm chỉ mang tính hỗ trợ cho business chính của họ. Ví dụ ngân hàng, bảo hiểm … vốn có một số lượng lớn các SE làm trong lĩnh vực này nhưng software không phải là giá trị cốt lõi (core value) vì đơn giản họ không bán software ra bên ngoài. Do đó mặt bằng lương của các SE cũng khác nhau nếu không nói là chênh lệch khá nhiều.
  Lộ trình cho mọi lập trình viên web trong năm 2023
Do tính chẩt và văn hoá giữa các công ty khác nhau nên không phải công ty nào cũng cho các SE các đặc quyền như ‘work from home’ hay ‘flexible working arrangements’ – thời gian làm việc linh hoạt. Như tôi đề cập ở trên thì hình ảnh quảng cáo ở trên thực tế là có đấy. Tuy nhiên không phải mọi SE đều được như vậy và nó gây ra sự ảo tưởng tới mức hoang tưởng, đôi khi làm bùng lên suy nghĩ GATO giữa các SE.

Không phải cứ SE là đam mê code

Phần lớn mọi người và cả bản thân các SE đều nghĩ họ đan mê code. Công bằng mà nói điều này đúng vì các SE muốn đưa ra những dòng code xuất sắc. Nhưng nếu code của bạn không được ai công nhận thì việc optimize này cũng chả có ý nghĩa lắm vì … nó vẫn chạy mà ? SE không muốn đụng vào nhũng thứ đang chạy để rồi sau đó tự mình phải đi giải quyết hậu quả của mình vì một phút ngông cuồng (tuy nhiên vẫn có, và kết quả là nó tạo ra nhiều job cho các SE khác.

Các SE đam mê, nếu không nói ưu tiên số 1 là sự kính nể trong cộng đồng các SE – tất nhiên lương cao nữa. Không tin thì cả tá bài viết trở thành “great developer” lúc nào cũng nhan nhản đấy. Thực tế thì sau một thời gian đi làm các SE sẽ trở về đúng với vị trí và năng lực của mình sau khi họ bị hàng tá thứ vùi dập từ deadline cho đến sếp, đồng nghiệp và tất nhiên là … BUG.

Không phải ai cũng trở thành SE được

Bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành IT, cộng thêm cái mớ quảng cáo ở trên khiến bạn nghĩ rằng SE là một nghề dễ thành danh. Thực tế thì các SE bị đào thải khá nhanh nên bạn không ngạc nhiên là có nhiều người làm SE vẫn chả có gì thay đổi sau 10 năm, thậm chí 20 năm, hoặc bỏ nghề hoặc phải có side business như bán hàng online chẳng hạn.
  Software engineer phát triển bản thân như thế nào?

Ngộ nhận của các bậc phụ huynh khi định hướng cho con cái theo nghề SE là con mình nó phải giỏi … toán. Điều này đúng mà không đúng vì giỏi toán giúp các SE có suy nghĩ linh hoạt và hệ thống hoá tốt hơn chứ làm SE không cần phải giỏi toán nha.

Phần lớn con đường chọn lựa thành SE là dễ kiếm việc với mức lương tốt chứ không phải dựa trên sự hiểu biết về bản thân mình, xem mình thích hợp với cái gì. Cũng may may mắn là bạn không nhất thiết phải trở thành SE để làm việc trong ngành IT vì còn có cả tá các công việc khác như trở thành tester, BA, Project Manager (nên nhớ PM không phải là manager level) . Do đó các bạn giỏi về phân tích nghiệp vụ, hoặc giỏi giao tiếp vẫn có cơ hội rất nhiều.

Vậy sau tất cả, bạn muốn làm SE không sau khi biết vài thứ nhảm nhí như vậy?

Thực tế là không SE nào đủ kiên nhẫn và thời gian đi chia sẻ cho bạn đâu. Vì nếu họ có thừa kiên nhẫn và thời gian, họ sẽ không còn là SE nữa. Bạn phải tự trải nghiệm những điều này. Kinh nghiệm cá nhân thường không có giá trị nên đừng tin vào lời khuyên của các SE khác về việc bạn sẽ làm cách nào và làm như thế nào để trở thành một SE.
Đừng bỏ qua cơ hội nhận những việc làm hàng đầu cho software engineer tại TopDev
Xem thêm các bài viết hay không thể bỏ qua: