Tổng quan về RPA
RPA là gì?
RPA là từ viết tắt của Robotic Process Automation, nghĩa là tự động hoá quy trình bằng robot. Đây là công nghệ phần mềm được tạo ra để bắt chước hành động của con người, thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại nhằm tăng hiệu quả công việc.
Cách thức hoạt động: RPA hoạt động trên tầng giao diện của trình duyệt, phần mềm… Hiểu một cách đơn giản, con người sẽ “dạy” cho robot ảo các quy trình làm việc với nhiều bước, trên nhiều ứng dụng khác nhau như: nhận form, gửi tin nhắn xác nhận, sắp xếp form vào folder, nhập dữ liệu trên form..
RPA thường được ứng dụng cho những tác vụ thủ công lặp đi lặp lại có tính quy luật, thao tác trên những dữ liệu đã được cấu trúc hoá.
Triển vọng của công nghệ RPA
Thị trường RPA được dự đoán sẽ đạt 2,9 tỷ USD vào năm 2021 theo Forrester. Đây cũng là top 10 công nghệ hot nhất trên thị trường trong những năm 2020, theo Gartner.
Con đường sự nghiệp của RPA Developer
Vì sao RPA là ngành tiềm năng?
- Công việc không những ít bị ảnh hưởng mà còn có tiềm năng phát triển mạnh do sự tác động của COVID-19
- Công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh những năm gần đây: 2020 tăng 11.94%, 2021 tăng 19.53%… (Gartner, tháng 9/2020)
- Cơ hội làm việc với khách hàng enterprise-level (tầng ứng dụng công nghệ cao nhất): Gartner dự đoán tới 2022, 90% công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu sẽ ứng dụng RPA. 2024, họ sẽ x3 năng lực ứng dụng RPA của doanh nghiệp
Từ góc độ của người trong ngành, bạn Thịnh Nguyễn đã chia sẻ rằng: Thực tế nhu cầu tự động hóa phát sinh từ chính các doanh nghiệp, họ đang trong cuộc đua chuyển đổi số và tìm giải pháp tối ưu vận hành, nhất là trong mùa dịch. Một tổ chức/ doanh nghiệp có thể ‘đặt hàng’ lên đến hàng trăm quy trình tự động hóa. Vì thế, những nhân sự công nghệ trong ngành RPA có rất nhiều tiềm năng để làm việc, hỏi học tại nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc.
Tiêu chí tuyển dụng phổ biến đối với RPA Developer là gì?
Theo anh Vũ Tùng:
RPA Solution Architect Leader – người quản lý tất cả RPA Developer của akaBot cho biết, tiêu chí tuyển dụng được phân biệt rõ ràng với hai đối tượng: Chưa có kinh nghiệm và đã có kinh nghiệm làm việc
Với người chưa có kinh nghiệm như các bạn sinh viên mới ra trường hoặc Fresher có ít hơn 1 năm kinh nghiệm thì yêu cầu bao gồm:
- Học vấn: Tốt nghiệp các ngành liên quan đến công nghệ hoặc đã từng học qua các khóa đào tạo về lập trình & ngôn ngữ lập trình.
- Tinh thần & thái độ: Ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu cái mới, tiếp thu nhanh và không ngại khó. Ngoài ra, sự tự tin, năng động và chủ động cũng là yếu tố cần thiết.
- Khả năng ngoại ngữ: Đây là yêu cầu bắt buộc vì Developer phải nắm bắt được ý nghĩa của thuật ngữ cũng như yêu cầu từ khách hàng. Bạn có thể chuẩn bị trước tối thiểu là chứng chỉ TOEIC từ 500-600 điểm.
- Tư duy logic: Với Fresher, trong quan điểm của nhà quản lý, các bạn cần phải tự chủ trong quá trình làm việc để bất cứ khi nào gặp vấn đề, bạn phải tư duy được cách giải quyết, từ đó đẩy nhanh công việc hơn.
Đối với những bạn đã có kinh nghiệm trong ngành RPA, có thêm các yêu cầu cao hơn:
- Sở hữu ít nhất 1 chứng chỉ Nâng cao/ Advanced lĩnh vực RPA, được cấp bởi UiPath hoặc các nền tảng RPA khác. Càng có nhiều chứng chỉ RPA, bạn càng có lợi thế.
- Đã có kinh nghiệm ‘chế tạo’ ít nhất 05 robot ảo. Điều này đảm bảo bạn đã có kinh nghiệm thực tế trong quá trình xây dựng, triển khai và giải quyết vấn đề với bot.
- Về các mặt học vấn, tinh thần, tư duy và khả năng ngoại ngữ vẫn được yêu cầu tương tự như nhóm fresher, vì đây là điểm chung mà các RPA Developer phải có trong quá trình làm việc.
>> Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn RPA Engineer nhất định bạn phải biết!
Điểm tích cực mà các RPA Developer cải thiện được nhiều nhất sau khi gia nhập ngành là gì?
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn là điều chắc chắn được cải thiện đầu tiên. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm cũng được thay đổi khá đáng kể. Nếu các bạn nghĩ Developer chỉ là người ẩn mình sau các màn hình máy tính thì với RPA, các bạn Developer dần trở nên năng động, linh hoạt hơn, kỹ năng giao tiếp cũng tốt hơn rất nhiều. Cơ bản vì các bạn phải tiếp xúc với khách hàng liên tục, để cho ra những trợ lý Robot ảo đáp ứng yêu cầu tốt nhất và hoàn thiện nhất. Ngược lại, nếu các bạn thụ động, ít va chạm & giao tiếp, thì chắc chắn Robot ảo sẽ phải làm đi làm lại rất nhiều lần.
Lộ trình thăng tiến của RPA Developer
Các RPA Developer sẽ trải qua những ‘title’ sau:
Intern/Fresher > RPA Junior Developer > RPA Senior Developer > Technical Leader > Solution Architecture
Người mới bắt đầu cần học gì để gia nhập ngành RPA?
Hiện nay có rất nhiều khóa học trên các nền tảng khác nhau như Udemy hay từ chính các RPA Platform phổ biến. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các khóa học tại đây.
Sự phát triển của công nghệ đã và đang đem lại nhiều cơ hội rộng mở cho các bạn trẻ. Thông qua RPA Career Talk, khán giả đã phần nào hình dung rõ hơn về đặc thù công việc RPA Developer. Tuy nhiên, sẽ còn rất nhiều các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực này, mời các bạn cùng trao đổi tại RPA Vietnam Community.
Cùng khám phá thêm những thông tin hữu ích về công việc RPA Developer và các vị trí khác với Hành Trình Nhập Môn RPA – Cuốn e-book dành riêng cho những “người ngoại đạo” yêu thích và muốn thử sức với ngành RPA, đúc kết những kinh nghiệm thực chiến từ chính đội ngũ nhân sự tại akaBot. Download e-book ngay!
Nguồn: akaBot
Xem thêm:
Thông não về các khái niệm Web1, Web2, Web3
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và cơn đau tim (Heart Attack)
Java Developer là gì? Lộ trình để trở thành Java Developer
Khám phá thêm các việc làm IT hấp dẫn tại TopDev