React là gì? Lộ trình trở thành lập trình viên ReactJS

20122

React là gì mà hiện nay đâu đâu các Công ty cũng tuyển vị trí lập trình viên React, bao gồm cả ReactJs và React Native. Lộ trình học thế nào để trở thành 1 lập trình viên React và có thể apply các vị trí với mức đãi ngộ cao hiện nay? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn có được phần nào câu trả lời cho những câu hỏi trên.

React là gì?

React còn được gọi là ReactJS hoặc React.js, là 1 thư viện JavaScript mã nguồn mở được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư đến từ Facebook; nó được giới thiệu vào năm 2011, tuy nhiên đến năm 2013 mới được giới thiệu cho cộng đồng lập trình viên.

Kho mã nguồn: github.com/facebook/react

Nguyên lý xây dựng của React dựa trên components (component-based approach), có thể tái sử dụng và phù hợp với ứng dụng 1 trang (Single Page Application – SPA). React giúp lập trình viên xây dựng giao diện người dùng dựa trên JSX (môt cú pháp mở rộng của JavaScript), tạo ra các DOM ảo (virtual DOM) để tối ưu việc render 1 trang web.

ReactJs sau khi ra đời đã cho thấy sự phù hợp của nó trong việc phát triển các ứng dụng Web với nhiều chức năng được tích hợp. Nó đã tạo thành 1 xu thế, 1 hình mẫu phát triển website với nhiều chức năng, khả năng tương tác đa dạng với người dùng. Hiện tại sau hơn 10 năm phát triển thì React vẫn đang chiếm vị trí số 1 trong các thư viện Front-end hiện tại.

React là gì

Để phát triển ứng dụng trên nền tảng di động, đội ngũ React đã cho ra đời framework React Native vào năm 2015; một cross-platform SDK giúp các lập trình viên có thể viết code Javascript, sử dụng thư viện React và phát triển ứng dụng dành cho Android hay iOS. Các nguyên tắc hoạt động của React Native gần như giống hệt với React ngoại trừ việc React Native không thao tác với DOM thông qua DOM ảo. Nó sử dụng một trung gian cầu nối (React Native Bridge) để giao tiếp với các phần tử native của các thiết bị đầu cuối.

Sự phổ biến của ReactJS và React Native hiện nay khiến cho nhu cầu tuyển dụng ngành IT về mảng này rất lớn. Các bạn lập trình viên mới ra trường có thể dễ dàng tìm được công việc tốt ở các công ty (bao gồm cả môi trường outsourcing và product) nếu có trang bị kiến thức về mảng lập trình React. 

React hoạt động như thế nào?

Component-Based Architecture

React sử dụng kiến trúc dựa trên component, trong đó giao diện người dùng được chia thành các thành phần nhỏ, độc lập và có thể tái sử dụng. Mỗi component trong React là một lớp hoặc một hàm JavaScript, chứa logic và giao diện riêng biệt. Các component có thể lồng vào nhau để tạo ra cấu trúc UI phức tạp.

Ví dụ về một component đơn giản trong React:

function Greeting(props) {
  return <h1>Hello, {props.name}!</h1>;
}

function App() {
  return (
    <div>
      <Greeting name="Alice" />
      <Greeting name="Bob" />
      <Greeting name="Charlie" />
    </div>
  );
}

JSX (JavaScript XML)

tuyển dụng it

Trong React, thay vì thường xuyên sử dụng JavaScript để thiết kế bố cục trang web thì sẽ dùng JSX. JSX được đánh giá là sử dụng đơn giản hơn JavaScript và cho phép trích dẫn HTML cũng như việc sử dụng các cú pháp thẻ HTML để render các subcomponent. JSX tối ưu hóa code khi biên soạn, vì vậy nó chạy nhanh hơn so với code JavaScript tương đương.

Redux

Một thành phần cực kỳ quan trọng, không một react developer nào mà không biết. Vì vậy hãy tìm hiểu ngay Redux là gì?

Single-way data flow (Luồng dữ liệu một chiều)

reactjs

ReactJS không có những module chuyên dụng để xử lý data, vì vậy ReactJS chia nhỏ view thành các component nhỏ có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Tại sao chúng ta phải quan tâm tới cấu trúc và mối quan hệ giữa các component trong ReactJS? Câu trả lời chính là luồng truyền dữ liệu trong ReactJS: Luồng dữ liệu một chiều từ cha xuống con. Việc ReactJS sử dụng one-way data flow có thể gây ra một chút khó khăn cho những người muốn tìm hiểu và ứng dụng vào trong các dự án. Tuy nhiên, cơ chế này sẽ phát huy được ưu điểm của mình khi cấu trúc cũng như chức năng của view trở nên phức tạp thì ReactJS sẽ phát huy được vai trò của mình.

Virtual DOM

reactjs

Những Framework sử dụng Virtual-DOM như ReactJS khi Virtual-DOM thay đổi, chúng ta không cần thao tác trực tiếp với DOM trên View mà vẫn phản ánh được sự thay đổi đó. Do Virtual-DOM vừa đóng vai trò là Model, vừa đóng vai trò là View nên mọi sự thay đổi trên Model đã kéo theo sự thay đổi trên View và ngược lại. Có nghĩa là mặc dù chúng ta không tác động trực tiếp vào các phần tử DOM ở View nhưng vẫn thực hiện được cơ chế Data-binding. Điều này làm cho tốc độ ứng dụng tăng lên đáng kể – môt lợi thế không thể tuyệt vời hơn khi sử dụng Virtula-DOM.

State và Props

  • State: State là một đối tượng quản lý dữ liệu động trong component. Khi state thay đổi, React sẽ tự động cập nhật giao diện để phản ánh các thay đổi này. State thường được sử dụng trong các component stateful, nghĩa là các component có trạng thái thay đổi theo thời gian.
  • Props: Props (viết tắt của properties) là các giá trị được truyền từ component cha xuống component con. Props giúp truyền dữ liệu và các hàm giữa các component và không thể thay đổi trong component con (component stateless).

Ví dụ về sử dụng state và props:

class Counter extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props);
    this.state = { count: 0 };
  }

  increment = () => {
    this.setState({ count: this.state.count + 1 });
  };

  render() {
    return (
      <div>
        <h1>Count: {this.state.count}</h1>
        <button onClick={this.increment}>Increment</button>
      </div>
    );
  }
}

function App() {
  return (
    <div>
      <Counter />
    </div>
  );
}

Lifecycle Methods

Các component trong React có các phương thức vòng đời (lifecycle methods) cho phép lập trình viên can thiệp vào các giai đoạn khác nhau của vòng đời component. Một số phương thức vòng đời phổ biến:

  • componentDidMount: Được gọi sau khi component được render lần đầu tiên. Thường dùng để thực hiện các tác vụ như gọi API.
  • componentDidUpdate: Được gọi sau khi component được cập nhật (state hoặc props thay đổi).
  • componentWillUnmount: Được gọi ngay trước khi component bị gỡ bỏ khỏi DOM. Thường dùng để dọn dẹp các tài nguyên như bộ đếm thời gian hoặc kết nối mạng.

Handling Events

React xử lý các sự kiện bằng cách sử dụng cú pháp camelCase và truyền hàm sự kiện trực tiếp trong JSX. Điều này tương tự như cách làm việc với các sự kiện trong DOM, nhưng với React, bạn không cần phải sử dụng addEventListener.

Ví dụ về xử lý sự kiện trong React:

function App() {
  const handleClick = () => {
    alert('Button clicked!');
  };

  return (
    <div>
      <button onClick={handleClick}>Click me</button>
    </div>
  );
}

Xem ngay các tin đăng tuyển lập trình viên ReactJS mới nhất tại TopDev

Những ưu điểm tuyệt vời mà ReactJS mang lại cho lập trình viên

ReactJS, một thư viện JavaScript mã nguồn mở do Facebook phát triển, đã trở thành công cụ phát triển ứng dụng web phổ biến nhờ vào những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại cho lập trình viên. Dưới đây là một số ưu điểm tuyệt vời của ReactJS:

Dễ học và sử dụng

ReactJS có cú pháp đơn giản và dễ hiểu, đặc biệt là đối với những người đã quen thuộc với JavaScript. JSX, một phần mở rộng của JavaScript, cho phép lập trình viên viết mã HTML trong JavaScript, làm cho quá trình phát triển trở nên trực quan và dễ dàng hơn. Điều này giúp các lập trình viên mới dễ dàng tiếp cận và bắt đầu sử dụng React nhanh chóng.

Hỗ trợ Reusable Component trong Java

ReactJS cho phép xây dựng các thành phần UI nhỏ gọn và độc lập, gọi là component. Các component này có thể được tái sử dụng nhiều lần trong cùng một ứng dụng hoặc trong các dự án khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và công sức phát triển, đồng thời đảm bảo tính nhất quán của giao diện người dùng. Đặc biệt, React có thể tích hợp tốt với các ứng dụng Java, cho phép sử dụng các component React trong các dự án Java hiện có.

Viết component dễ dàng hơn

Cấu trúc component-based của ReactJS giúp việc viết và quản lý các thành phần UI trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Lập trình viên có thể tách biệt các phần của giao diện người dùng thành các component nhỏ hơn, dễ dàng kiểm thử và bảo trì. Việc viết các component này trở nên đơn giản nhờ JSX, cho phép kết hợp JavaScript và HTML một cách tự nhiên và dễ hiểu.

Hiệu suất tốt hơn với Virtual DOM

ReactJS sử dụng Virtual DOM để tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng. Thay vì cập nhật toàn bộ DOM thật mỗi khi có thay đổi, React sẽ cập nhật Virtual DOM trước, sau đó so sánh với DOM thật để chỉ thay đổi những phần cần thiết. Điều này giúp giảm thiểu số lượng thao tác trên DOM thật, từ đó cải thiện tốc độ và hiệu suất của ứng dụng.

Thân thiện với SEO

Một trong những thách thức lớn đối với các ứng dụng JavaScript truyền thống là khả năng thân thiện với SEO. ReactJS giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép render trên server (Server-Side Rendering – SSR), giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng lập chỉ mục các trang web. Điều này làm tăng khả năng hiển thị và xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm, từ đó thu hút lượng truy cập lớn hơn.

Dễ dàng bảo trì và mở rộng

Cấu trúc dựa trên component của ReactJS giúp mã nguồn dễ dàng quản lý, bảo trì và mở rộng. Mỗi component có thể được phát triển, kiểm thử và bảo trì độc lập, giúp việc sửa lỗi và thêm tính năng mới trở nên đơn giản hơn. Điều này cũng giúp các nhóm phát triển có thể làm việc song song trên các phần khác nhau của ứng dụng mà không gây ra xung đột.

Hỗ trợ đa nền tảng cả web và mobile

Với React Native, một framework dựa trên React, lập trình viên có thể phát triển các ứng dụng di động cho cả iOS và Android sử dụng cùng một codebase. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo tính nhất quán của ứng dụng trên các nền tảng khác nhau.

Phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng

Nhờ vào việc tái sử dụng component và các công cụ hỗ trợ mạnh mẽ, lập trình viên có thể phát triển và triển khai các ứng dụng nhanh chóng hơn so với nhiều công nghệ khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường phát triển phần mềm hiện đại, nơi tốc độ ra mắt sản phẩm đóng vai trò then chốt.

Những ưu điểm trên đã giúp ReactJS trở thành một công cụ phát triển mạnh mẽ và phổ biến, được ưa chuộng bởi các lập trình viên và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Từ các dự án cá nhân đến các ứng dụng doanh nghiệp lớn, ReactJS mang lại sự linh hoạt, hiệu quả và hiệu suất cao, giúp lập trình viên tạo ra các sản phẩm chất lượng.

Lộ trình học ReactJs

lộ trình trở thành lập trình viên React

Trước tiên các bạn cần xác định rằng React là 1 thư viện dành cho Frontend, chính vì thế để có thể học được React, chúng ta cần trang bị các kiến thức liên quan đến Frontend và những công cụ chắc chắn sẽ sử dụng:

  • HTML, CSS và JavaScript
  • NodeJS, NPM, ES6
  • IDE: Visual Studio Code

Sau khi nắm được cơ bản những kiến thức trên, chúng ta có thể bước ngay vào tìm hiểu React và những kiến thức liên quan. Mình sẽ tạm chia thành 3 mức level: Cơ bản, Nâng cao và Chuyên sâu.

Tuyển vị trí lập trình viên React lương cao trên TopDev

Level cơ bản

Ở level này chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm cơ bản nhất liên quan đến React. Các bạn có thể lên trang chủ của React sẽ có đầy đủ tài liệu về phần này:

https://reactjs.org/docs/getting-started.html

  • JSX (JavaScript XML): 1 cú pháp mở rộng của JavaScript được React sử dụng
  • Components: thành phần, với React thì tất cả được tạo nên từ components. Phân biệt được Functional Components và Class Components
  • Props và State: thuộc tính và trạng thái của 1 component trong React
  • Component Life Cycle: vòng đời của 1 component trong React
  • React Hook: 1 khái niệm được React đưa vào từ phiên bản 16.8 giúp cải thiện việc tái sử dụng chức năng trong React

Level nâng cao

Sau khi nắm vững được các khái niệm ở Level cơ bản trên, chúng ta có thể tiến hành tạo ra các ứng dụng, project của riêng cá nhân mình. Trong quá trình đó, các bài toán thực tế sẽ được giải quyết bằng những kiến thức ở phần nâng cao này:

  • High Order Components: một kỹ thuật nâng cao trong React giúp tái sử dụng lại các components.
  • State Managements: Việc quản lý các biến trạng thái là 1 bài toán cơ bản và quan trọng nhất trong 1 ứng dụng React. Có khá nhiều thư viện giải quyết bài toán này: useContext Hook, Redux, MobX
  • Custom Hook: tự mình tạo ra các hook để giúp tái sử dụng logic trong code React
  • Refs và DOM: Ref cho phép chúng ta truy cập đến DOM node, giúp chúng ta tham chiếu đến 1 node để sử dụng các thuộc tính và action của chúng.

Level chuyên sâu

Đến bước này, các bạn đã tự tin với những kiến thức bạn đã trang bị rồi. Cùng gây dựng sản phẩm của mình bằng các thư viện chuyên sâu hơn. Chọn 1 bộ styling UI, chọn 1 thư viện quản lý state, chọn 1 framework cụ thể để tuân theo kiến trúc của nó hay tìm cách tích hợp các công cụ kiểm thử, tài liệu hóa, unit test, … để hoàn thiện dự án của mình. Một số gợi ý của bạn như sau:

  • Framework ReactJS: NextJS, Gatsby, Appollo
  • Thư viện xử lý API giao tiếp với backend: Axios, Fetch
  • UI Library: Chakra UI, Material UI, Ant Design
  • Tạo form submit dữ liệu: React Hook Form, Formik
  • Testing, Validation: Jest, Cypress
  • Documentation: Storybook

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất giúp trả lời được câu hỏi React là gì và xác định rõ được lộ trình học và trở thành 1 lập trình viên React. Nếu có dự định muốn trở thành 1 lập trình viên React trong tương lai, đừng ngại ngần và hãy bắt đầu ngay từ hôm nay.

Tương lai của ReactJS

topdev

Facebook và toàn bộ đội phát triển ReactJS vẫn luôn cố gắng chứng tỏ trong việc cam kết nâng cao tính hiệu quả của ReactJS. Đây là vấn đề tiên quyết để vượt qua sự phát triển nhanh chóng của các framework khác như Vue.js. Một số cập nhật của React được mong đợi trong tương lai có thể kể đến như:

  • Sẽ có những loại render mới như việc add thêm những đoạn cú pháp độc đáo vào JSX mà không cần đến keys.
  • Cải thiện trong việc xử lý các lỗi phát sinh. Trước đây, các lỗi Javascript bên trong các Components sẽ làm hỏng state của component và cũng gây ra các lỗi trong quá trình render trong các component cha khác. Các lỗi này được thông báo rất khó hiểu gây ra khó khăn trong việc khắc phục. Một vấn đề khác là trong các phiên bản trước đây thì React không cung cấp cách thức để có thể bắt và xử lý lỗi và phục hồi khi xảy ra lỗi một cách rõ ràng trong Components.

Trên đây chính là những kiến thức cơ bản nhất về ReactJS, nếu như bạn đã có một base khá ổn về ReactJS, vậy bạn có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thay đổi và tối ưu tốc độ của nó cũng như lấn sân sang React Native để trở thành một React Developer??? 

Bài viết gốc bởi tác giả: Phạm Minh Khoa

Cập nhật và chỉnh sửa bởi đội ngũ BTV TopDev

Bài viết liên quan:

Mời bạn tham khảo hàng loạt tin tuyển dụng lập trình CNTT trên TopDev nhé!