Postman là gì? API Testing với Postman

42826

Postman là gì?

Postman là một công cụ cho phép chúng ta thao tác với API, phổ biến nhất là REST.

Postman hiện là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong thử nghiệm các API. Với Postman, ta có thể gọi Rest API mà không cần viết dòng code nào.

Postman hỗ trợ tất cả các phương thức HTTP (GET, POST, PUT, PATCH, DELETE, …). Bên cạnh đó, nó còn cho phép lưu lại lịch sử các lần request, rất tiện cho việc sử dụng lại khi cần.

Tại sao sử dụng Postman?

Những lợi ích khi sử dụng Postman:

  1. Sử dụng Collections (Bộ sưu tập) – Postman cho phép người dùng tạo bộ sưu tập cho các lệnh gọi API của họ. Mỗi bộ sưu tập có thể tạo các thư mục con và nhiều yêu cầu (request). Điều này giúp việc tổ chức các bộ thử nghiệm.
  2. Collaboration – Collections và environment có thể được import hoặc export giúp chia sẻ tệp dễ dàng.
  3. API Testing – Test trạng thái phản hồi HTTP.
  4. Gỡ lỗi – Bảng điều khiển Postman giúp kiểm tra dữ liệu nào đã được truy xuất giúp dễ dàng gỡ lỗi kiểm tra.

  Import RAML vào Postman

Cách sử dụng Postman

Các chức năng cơ bản

  • Cho phép gửi HTTP Request với các method GET, POST, PUT, DELETE.
  • Cho phép post dữ liệu dưới dạng form (key-value), text, json.
  • Hiện kết quả trả về dạng text, hình ảnh, XML, JSON.
  • Hỗ trợ authorization (Oauth1, 2).
  • Cho phép thay đổi header của các request.

Giao diện POSTMAN

Postman là gì

Việc sử dụng Postman rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn method, điền URL, thêm các thông tin cho body, header trong những trường hợp cần thiết, rồi nhấn SEND. Việc của bạn là đợi và Postman sẽ cho bạn kết quả trả về nó có hình thù như thế nào.

Các chức năng Postman là gì

  1. New – tạo request, collection hoặc enviroment mới.
  2. Import – import collection hoặc environment. Có các tuỳ chọn để import từ file, folder, link hoặc paste từ text thuần.
  3. Runner – Kiểm tra tự động hóa có thể được thực hiện thông qua Runner cả collection.
  4. Open New – Mở một tab mới, cửa sổ Postman hoặc cửa sổ Runner.
  5. My Workspace – Tạo khu vực làm việc riêng hoặc cho một nhóm.
  6. Invite – Cộng tác với nhiều thành viên bằng việc mời các thành viên.
  7. History – Các request đã thực hiện mà bạn đã thực hiện sẽ được hiển thị trong History. Giúp bạn có thể lần theo các hành động bạn đã làm.
  8. Collections – Tổ chức bộ thử nghiệm của bạn bằng cách tạo collection. Mỗi collection có thể có các thư mục con và nhiều yêu cầu. Request hoặc thư mục cũng có thể được trùng lặp.
  9. Tab Request – Hiển thị tiêu đề của requet mà bạn đang làm việc. Mặc định “Untitled Request” sẽ được hiển thị cho các request không có tiêu đề.
  10. HTTP Request – Click vào đây sẽ hiển thị danh sách thả xuống với các request khác nhau như GET, POST, COPY, DELETE, v.v. Trong thử nghiệm, các yêu cầu được sử dụng phổ biến nhất là GET và POST.
  11. Request URL – Còn được gọi là điểm cuối (endpoint), đây là nơi bạn sẽ xác định liên kết đến nơi API sẽ giao tiếp.
  12. Save – Nếu có thay đổi đối với request, nhấp vào Save là bắt buộc để những thay đổi mới sẽ không bị mất hoặc bị ghi đè.
  13. Params – Đây là nơi bạn sẽ viết các tham số cần thiết cho một request, ví dụ như các cặp key – value.
  14. Authorization – Để truy cập API, cần được cấp quyền. Nó có thể ở dạng tên người dùng và mật khẩu, bearer token, v.v.
  15. Headers – Bạn có thể thiết lập các header như nội dung kiểu JSON tùy theo cách tổ chức của bạn.
  16. Body – Đây là nơi chúng ta có thể tùy chỉnh chi tiết trong request thường được sử dụng trong request POST.
  17. Pre-request Script – Đây là các tập lệnh sẽ được thực thi trước request. Thông thường, script tiền request (pre-request) cho cài đặt môi trường được sử dụng để đảm bảo các kiểm tra sẽ được chạy trong môi trường chính xác.
  18. Tests – Đây là các script được thực thi khi request. Điều quan trọng là phải có các thử nghiệm như thiết lập các điểm checkpoint để kiểm tra trạng thái là ok, dữ liêu nhận được có như mong đợi không và các thử nghiệm khác.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm Rest API tại TopDev