Laravel là gì? Những ứng dụng của Laravel phổ biến nhất

2235

Bạn đang quan tâm đến Laravel và muốn hiểu rõ hơn về framework này? Trong bài viết này, hãy cùng TopDev tìm hiểu về Laravel, từ khái niệm cơ bản đến những tính năng và cách Laravel giúp tạo ra các ứng dụng web chất lượng và hiệu quả.

Laravel là gì ?

Laravel là một framework mã nguồn mở, được phát triển bởi Taylor Otwell và phát hành ra thị trường vào năm 2011. Được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình PHP, Laravel cung cấp một bộ các công cụ và tính năng giúp các developers tạo ra các ứng dụng webs mạnh mẽ, đáng tin cậy.

Laravel là gì?

Những tính năng chính của Laravel framework là gì?

Nhằm giúp các lập trình viên xây dựng các ứng dụng hiệu quả và đáng tin cậy, Laravel cung cấp cho người dùng đa dạng các tính năng mạnh mẽ, bao gồm:

  • Hệ thống định tuyến (Routing): 

Laravel có hệ thống định tuyến mạnh mẽ, linh hoạt giúp các developers dễ dàng xác định và xử lý yêu cầu HTTP. Bằng cách định nghĩa các tuyến (routes), bạn có thể xác định các hành động (actions) tướng ứng và kết nối chúng với các URL cụ thể nhằm giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý và điều hướng yêu cầu của ứng dụng.

  • Tạo truy vấn cơ sở dữ liệu (Query builder): 

Tính năng này cho phép bạn tạo các truy vấn SQL mà không cần viết trực tiếp các câu lệnh SQL. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các phương thức được cung cấp bởi Query builder để xây dựng các truy vấn một cách đơn giản và bảo mật hơn.

  • Hỗ trợ giao diện dòng lệnh (Command line interface):

Laravel đi kèm với Artisan, một CLI mạnh mẽ. Từ đó, tính năng này hỗ trợ tạo, quản lý và triển khai các thành phần của ứng dụng Laravel, ví dụ như tạo controller, migration, seed, … một cách hiệu quả hơn.

  • Cách tiếp cận đối tượng (Object-oriented approach):

Nhờ vào tính năng này, Laravel cho phép bạn phát triển ứng dụng theo cách tổ chức và tái sử dụng mã một cách hiệu quả. Laravel dùng các khái niệm như classes, inheritance, interfaces và các tính năng khác của phương pháp object-oriented để tạo ra mã nguồn dễ đọc, bảo trì và mở rộng.

  • Thư viện mở rộng (Package):

Cộng đồng Laravel cung cấp các gói mở rộng (packages) để mở rộng các tính năng của Laravel. Các gói này cung cấp các chức năng bổ sung, bao gồm xử lý hình ảnh, xác thực người dùng, tích hợp với các bên dịch vụ thứ ba,…

  10 Frameworks tốt nhất hiện nay cho PHP

Laravel là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của Laravel là gì?

Vì sao Laravel framework được một lượng lớn người dùng tin cậy? Cùng xem dưới đây là tổng quan về những ưu điểm và nhược điểm chính của Laravel:

Ưu điểm của Laravel:

  • Cập nhật những tính năng mới nhất của PHP

Việc sử dụng Laravel 5 cho phép các lập trình viên tiếp cận các tính năng mới nhất mà PHP cung cấp, đặc biệt là Namespace, Interfaces, Overloading, Anonymous functions và Shorter array syntax.

  • Nguồn tài nguyên đa dạng và sẵn có

Laravel cung cấp nguồn tài nguyên đa dạng và dễ dàng truy cập. Mỗi phiên bản của Laravel đều đi kèm với tài liệu phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể.

  • Tích hợp với dịch vụ mail

Framework này tích hợp API sạch trên thư viện SwiftMailer, cho phép người dùng gửi thư thông qua các dịch vụ đám mây hoặc local.

  • Tốc độ xử lý nhanh chóng 

Laravel có khả năng xử lý dữ liệu hiệu quả cho việc phát triển website và các dự án lớn trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, framework này được sử dụng rộng rãi bởi các công ty công nghệ và lập trình viên để phát triển sản phẩm của họ.

  • Đơn giản, dễ sử dụng

Laravel sử dụng cú pháp rõ ràng và dễ đọc giúp người dùng dễ tiếp cận. Chỉ mất vài giờ, các lập trình viên đã có thể bắt đầu thực hiện các dự án nhỏ mà không cần nhiều kiến thức về lập trình PHP.

  • Tính bảo mật cao

Đây là một ưu điểm quan trọng của Laravel. Framework này cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ như sử dụng PDO để ngăn chặn tấn công SQL Injection hay sử dụng một file token ẩn để chống lại tấn công CSRF, và tự động escape các biến trong view để ngăn chặn tấn công XSS. Từ đó, giúp người dùng tập trung vào việc phát triển sản phẩm mà không cần quan tâm về các vấn đề bảo mật.

Nhược điểm của Laravel:

Mặc dù so với các PHP framework khác, Laravel có nhiều ưu điểm hơn hẳn nhưng framework này thiếu sự liên kết giữa các phiên bản và nếu cố cập nhật code có thể gây ra gián đoạn hoặc phá vỡ ứng dụng. Bên cạnh đó, Laravel cũng quá nặng cho ứng dụng di động, từ đó khiến việc tải trang trở nên chậm chạp và thiếu ổn định.

Xem thêm việc làm laravel lương cao

Những ứng dụng của Laravel

Framework này được sử dụng phổ biến trong việc phát triển các ứng dụng web phức tạp, bao gồm:

  • Ứng dụng web đa nền tảng (Cross-platform web applications)

Laravel đảm bảo việc phát triển ứng dụng tương thích với nhiều nền tảng và thiết bị. Framework này giúp xây dựng các ứng dụng web có thể truy cập từ các thiết bị di động và máy tính bảng, bằng sự hỗ trợ của responsive design và các tính năng như routing linh hoạt.

  • Hệ thống quản lý nội dung (CMS)

Với các tính năng routing, ORM Eloquent và hệ thống model, Laravel giúp xây dụng các CMS tùy chỉnh với khả năng quản lý nội dung linh hoạt và dễ tiếp cận.

  • Ứng dụng mạng xã hội ( Social networking applications)

Laravel giúp tạo ra các ứng dụng mạng xã hội với khả năng kết nối và tương tác giữa những người dùng bằng cách sử dụng hệ thống xác thực người dùng, quản lý quan hệ và tính năng tương tác.

  • Ứng dụng API (Application Programming Interface)

Với các tính năng routing và kiểm soát truy cập, Laravel giúp xây dựng các API linh hoạt và bảo mật, cho phép các ứng dụng khác kết nối và tương tác dữ liệu.

  • Ứng dụng thương mại điện tử (E-commerce applications)

Laravel cung cấp các tính năng mạnh mẽ như hệ thống routing và xử lý thanh toán tích hợp để xây dựng các gian hàng trực tuyến an toàn và dễ quản lý trong các ứng dụng thương mại điện tử.

  Cách xử lý dữ liệu trong quá trình làm việc với framework

Laravel là gì?

Các câu hỏi thường gặp về Laravel là gì?

Câu 1: Laravel có miễn phí không?

Có, Laravel là một framework mã nguồn mở và được phát hành theo giấy phép MIT License, điều này có nghĩa là có thể sử dụng Laravel miễn phí.

Câu 2: Làm thế nào để tôi triển khai ứng dụng Laravel?

Bạn có thể triển khai ứng dụng Laravel bằng nhiều cách khác nhau như: sử dụng dịch vụ lưu trữ Heroku, DigitalOcean hoặc triển khai thủ công trên máy chủ của bạn.

Câu 3: Laravel hỗ trợ những cơ sở dữ liệu nào?

Laravel hỗ trợ nhiều cơ sở dữ liệu, bao gồm MySQL, PostgreSQL, SQLite và SQL Server.

Câu 4: Laravel có hỗ trợ các phiên bản PHP cũ hơn không?

Các phiên bản Laravel cụ thể có thể yêu cầu phiên bản PHP tối thiểu để hoạt động. Tuy nhiên, các phiên bản Laravel mới nhất thường yêu cầu phiên bản PHP mới hơn để sử dụng các tính năng và cải tiến mới nhất của cả Laravel và PHP.

Kết luận

Laravel là một framework PHP quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển web. Với các tính năng tối ưu, Laravel giúp lập trình viên xây dựng những ứng dụng chất lượng, bảo mật cao một cách đơn giản và nhanh chóng. Hy vọng rằng bài viết của TopDev đã cung cấp cho bạn được nhiều kiến thức hữu ích về Laravel. Đừng quên tiếp tục theo dõi Blog TopDev để cập nhật thêm nhiều kiến thức lập trình hữu ích.

Xem thêm các tin tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev