Nếu bạn là một Java web developer, chắc hẳn là bạn đã được tiếp xúc với vô vàn các Java Web Framework. Vì thế bạn cần một list có chọn lọc gồm 10 Java Web Framework tốt nhất sẽ hỗ trợ bạn được rất nhiều trong việc lập trình Java.
1. Spring MVC – Model View Controller
Spring MVC là một trong những Java Web Frameworks lâu đời nhất, nhưng như ngừoi ta nói: Old but Gold. Đến nay, nó vẫn được tận dụng và không ngừng biến đổi, phát triển thêm nhiều thay đổi cùng Java.
Đối với các software engineers, nó cung cấp một bộ toolkit tuyệt vời để phát triển web app và định hình chúng, cũng như phát triển các feature bảo mật đi kèm. Đây là một Web Framework thật sự rộng lớn giúp bạn có thể hoàn thiện bất kỳ task hoặc project tiềm năng nào bạn muốn.
Nhờ có tính đơn thể (modularity) của mình mà các tool sẽ giúp bạn viết được nhiều code sạch và dễ tiếp cận. Ngoài ra còn có một khối lượng lớn tài liệu, và cộng đồng active giúp bạn nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về cách làm cái gì hoặc cách thức hoạt động của một thứ nào đó.
Điểm trừ lớn nhất – có thể là duy nhất – đó là sự phức tạp của nó và nếu bạn mới nhập môn Java Web Development, đây sẽ không phải là sự lựa chọn đúng đắn nhất vì nó yêu cầu nhiều kinh nghiệm và kiến thức trước đó.
Ưu:
- Nguồn tư liệu đỉnh
- Cộng đồng active rất hữu ích
- Bộ Toolkit lớn đa dạng cho bất kì project nào
- Cho phép bạn viết code sạch và dễ truy cập
Nhược:
- Phải học rất nhiều thứ trong thời gian ngắn
- Yêu cầu đã có nền tảng kiến thức trước đó
2. Struts
Struts là một framework miễn phí và nguồn mở dùng để tạo các app Java đơn giản. Nó được dùng chủ yếu để tạo nền tảng cho web app, và hoạt động trên pattern “MVC” – Model-View-Controller.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng Struts, bạn sẽ thấy rằng framework không linh hoạt lắm và dùng nó đồng nghĩa là bạn cần phải quen với set các quy tắc coding và thiết kế của web app. Điều này sẽ là một điểm trừ rất lớn đối với những ai đã quen với các phương pháp nhất định nào đấy, và Struts lại muốn bạn dùng set quy tắc riêng của họ nữa.
Ưu:
- Miễn phí và nguồn mở
- Nhanh
- Dễ test code mới
Nhược:
- Nhiều quy tắc
- Framework phức tạp
- Không linh hoạt lắm
Java tuyển dụng lương cao, đãi ngộ tốt
3. Hibernate
Hibernate là một Web Framework rất phổ biến về chất lượng cũng như các option đầy quyền lực của mình. Hiberbnate là một nơi dùng để mapping object-relational, nghĩa là chuyển hoá data giữa hai hệ thống không tương ứng, và để chúng làm việc với nhau thông qua các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác. Rõ ràng trong trường hợp này, ngôn ngữ chúng ta nói đến là Java.
Vì thế, bạn có thể dùng Hibernate để làm việc với database đang có, tối ưu hoá code của web app một chút hoặc hơn. Nó cực kì tiện lợi và hữu ích nếu bạn phải làm việc với nhiều database khó sử dụng hoặc không tương thích.
Một trong những lợi ích lớn nhất của Hibernate bên cạnh tốc độ và khả năng làm việc với nhiều data, đó là nó rất dễ scale bất kể phần mềm của bạn lớn hay nhỏ, ít hay nhiều user. Nếu bạn đang thiết kế một mảng phần mềm cho 10 đến 20 người dùng, hay là cho cả trăm nghìn user thì Hibernate là sự lựa chọn hoàn hảo.
Hơn nữa, Hibernate dễ chỉnh sửa và bạn có thể làm mọi thứ với nó. Tuy nhiên, một trong những khuyết điểm lớn nhất của Hibernate chính là việc restart Web Framework rồi quay lại sẽ tốn khá nhiều thời gian và bị chậm; thậm chí nếu lỡ tắt nguồn thì bạn sẽ có nguy cơ bị mất data.
Ưu:
- Rất mạnh
- Dễ dàng chuyển đổi data
- Tốc độ cao
- Dễ scale
- Dễ chỉnh sửa và kiểm soát
Nhược:
- Restart chậm
- Dễ mất data
4. GWT – Google Web Toolkit
Google Web Toolkit đến từ chính công cụ search ưa thích của bạn – Google! Tool nguồn mở này giúp bạn dễ dàng lập trình và điều chỉnh các app Java front-end, dù cho app có phức tạp đến mấy.
Một trong những điểm sáng nhất của Google Web Toolkit, rõ ràng, là nó được Google phát triển nên, đồng nghĩa rằng nó được nhiều hỗ trợ, nhiều tài liệu, và đem lại cảm giác chuyên nghiệp trong suốt quá trình.
Tool này khá dễ học, và bạn có thể dùng nó cho các app front-end, cũng như tạo ra các responsive web app đỉnh cao cân bằng cả hai hệ thống của server và client. Bên cạnh đó, Google Web Toolkit cũng sẽ hỗ trợ toàn lực cho bạn thống nhất sự đa năng này.
Một trong những vấn đề lớn nhất của Google Web Toolkit đó là nó có quá nhiều phiên bản mới update, và không cái nào giống cái nào cả. Một số version có các giao diện và tool mà bạn sẽ thấy cần thiết, trong khi phiên bản ổn định nhất của Google Web Toolkit lại thiếu các tool này. Một vấn đề khác nữa đó là phần mềm compile của Google Web Toolkit khá chậm và nó có thể làm nhiều người khó chịu.
Ưu:
- Dễ sử dụng
- Dễ truy cập
- Phát triển được nhiều Responsive Application
- Cân bằng độ Load của hệ thống Server và Client
- Nguồn tài liệu ưu tú
Nhược:
- Liên tục ra version mới
- Compiling chậm
5. Vaadin
The Vaadin framework là một nguồn mở và được Apache Software Foundation cấp bằng, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tạo và duy trì tool cho các ngôn ngữ lập trình như Java and C++. Vì thế, nó là một framework rất hữu ích, và nó có cả một cộng đồng developer active toàn cầu mà bạn có thể tiếp cận. Vaadin rất tốt cho lập trình web app, và kiến trúc của Vaadin là server-side. Vẫn có một vấn đề nhỏ ở đây: Nó rất dễ làm code Java hoặc JavaScript của bạn trở nên cực kì lớn và phức tạp.
Ưu:
- Đa dạng Plug-In
- Được Apache hỗ trợ
- Tư liệu phong phú
- Hỗ trợ nhiều Forum
- Dùng cho lập trình Server-Side
- Giúp bạn tạo ra các Web Interfaces interactive và đa dạng
- Bạn có thể dùng Google Web Tools và Ajax
Nhược:
- Code dễ trở nên dài dòng và phức tạp
6. Wicket
Wicket – viết tắt cho “Apache Wicket” được hỗ trợ bởi Apache Software Foundation – một Web Framework nhẹ nhàng giành cho các web app đơn giản. Nó là nguồn mở, server-side và mọi code trên Web Framework này đều script trên Java, làm mọi thứ dễ dàng hơn khi scripting hoặc thay đổi những cái cần thiết.
Một điểm trừ duy nhất của Wicket, đó là quá trình develop khá rối do mức độ phức tạp của Web Framework. Nếu bạn okay với nó thì Wicket là sự lựa chọn số một rồi.
Ưu:
- Hỗ trợ Java và HTML
- Dễ maintain code
- Dễ test các component nhất định trong code
- Tạo nên các trang và app đơn giản
- Có nhiều tư liệu và hỗ trợ
Nhược:
- Quá trình Develop phức tạp
- Tốn nhiều thời gian để hiểu rõ Framework
7. Vert.X
Vert.X là một Web Framework, hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ, nhưng cái được tối ưu hoá nhất là Java. Nếu bạn dùng Ruby, Ceylon, Groovy, hay JavaScript, bạn vẫn hoàn toàn có thể dùng Vert.X. Có rất nhiều loại component trên Vert.X, cho phép bạn dùng những cần để viết web app và bỏ đi những cái dư thừa.
Một trong những điểm sáng nhất về Vert.X – ngoài sự linh hoạt và đa năng – đó là bạn có thể dễ dàng dựng và dùng bất kì component hoặc library nào bạn muốn. Nó chạy trên JVM – Java Virtual Machine – cho phép bạn test code và scale tức thì. Đây là một thứ bạn ghi nhớ, đặc biệt là khi bạn cần nhiều component mà các framework khác không hỗ trợ hoặc khó tìm ra.
Ưu:
- Dễ set up
- Support nhiều ngôn ngữ
- Dùng bất cứ gì bạn muốn, còn lại bỏ qua
- Bạn có thể dùng bất kì library nào bạn muốn
Nhược:
- Khó scale thành hệ thống lớn hơn
8. JSF – JavaServer Faces
JavaServer Faces được Oracle hỗ trợ, vì thế mà nó cho ra một tài liệu siêu dài và phức tạp. Khi đọc thông tin này, bạn sẽ hiểu rằng bạn có thể dùng framework này để tạo nên bất cứ gì bạn muốn bằng Java.
Đáng tiếc đây không phải là framework dễ sử dụng, và cũng không phải cái nhanh nhất. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của JavaServer Faces đó là nguồn tư liệu khổng lồ mà Oracle cung cấp. Oracle đã đi đầu ngành trong nhiều năm qua, vì thế mà họ đáng tin cậy và có uy tín.
Ưu:
- Được Oracle hỗ trợ
- Đi kèm bộ tư liệu dồi dào
- Tool set chuẩn
- Library dồi dào
- Tiện dụng nếu bạn dùng của IDE
Nhược:
- Hơi phức tạp
- Cần có kinh nghiệm
- Tốc độ khá chậm
9. Play!
Play – một Web Framework rất đơn giản và dễ sử dụng. Nó được ra đời để bạn thực hiện các thay đổi nhanh chóng và dễ dàng hơn, gảim thiểu áp lực cho bạn.
Nhờ vào UI liền mạch và dễ sử dụng, chưa kể rất nhiều feature dùng cho tối ưu hoá nguồn tài nguyên trên máy tính bạn – CPU, RAM – giúp bạn dễ dàng scale phần mềm mà bạn đang viết. Nó được thiết kế cho developer phát triển modern web và mobile app.
Play được build trên Akka toolkit – một bộ toolkit nguồn mở chạy trên Java Virtual Machine rất phổ biến, và nó đi kèm với các tool và feature cơ bản tương tự, nhưng hoạt động theo cách thân thiện với user hơn cho phép bạn dễ viết, thiết kế và test các app mà bạn đang phát triển. Nhiều developer đã trung thành với nó, và nhấn mạnh rằng nó đã cải thiện năng suất của họ như thế nào, chính nhờ sự đơn giản và dễ sử dụng này.
Về điểm yếu, phiên bản mới nhất hiện tại đó là Play 2, và 2 phiên bản thực chất hơi khác nhau. Hiện tại thì, Play không thực sự cần thay đổi gì nhiều, và thời gian sẽ cho chúng ta biết liệu Play có phải là Web Framework tốt nhất không.
Ưu:
- Cải thiện năng suất cực kì
- Workflow dễ dàng
- Tool linh hoạt
- Mọi thứ hoạt động hiệu quả ngay từ khi bạn khởi động
- Đơn vị quản lý resource hiệu qủa
- Dễ scale phần mềm
Nhược:
- Ít cải thiện trong những năm vừa qua
10. Grails
Ưu:
- Set Up dễ dàng
- Hơn 900 Plugin
- Nguồn tài liệu tuyệt vời
- Dễ dàng sử dụng
- Hiệu quả cho bất kì Project cỡ nào
Nhược:
- Phải sử dụng Runtime Language
Làm sao để chọn?
Mỗi Web Framework chúng tôi list ở trên đều có thế mạnh – thế yếu riêng. Một thứ bạn cần phải cân nhắc nữa đó là bản chất của web application project, bao nhiêu người làm project, và mục đích thực sự của nó.
Ngoài ra, bạn hãy xét xem số kinh nghiệm của mình với Java và mức độ hiểu của mình đối với các Web Frameworks. Nếu bạn fresh, thì Google Web Frameworks là sự lựa chọn hoàn hảo.
<< Phần 4: Top 10 câu hỏi phỏng vấn Java thường gặp>>
<<Phần 6: 11 mẹo đơn giản để tăng hiệu suất Java cấp tốc >>
TopDev via Javapipe
Tham khảo thêm các vị trí tuyển ngành CNTT tại đây