Làm sao để chuyển đổi từ Graphic Design sang UX Design? (phần 1)

3897

Nếu có một nghề 100% liên quan tới ý tưởng của mọi người về thiết kế là gì thì đó chính là thiết kế đồ họa (Graphic Design). Từ hình ảnh logo quen thuộc của MC Donald cho đến kiểu chữ và màu sắc của 1 poster film, thiết kế đồ họa đã tạo ra nhiều thiết kế mang tính biểu tượng và phổ biến quanh chúng ta hiện nay.

Vậy tại sao 1 Graphic Designer lại muốn chuyển sang UX Design? Đầu tiên phải nói về sự thỏa mãn và thành tựu bắt nguồn từ việc đi sâu vào chi tiết của sản phẩm bạn đang làm thay vì làm việc bên ngoài. Hơn thế nữa, theo PayScale, lương trung bình của Graphic Design ở United State là $41.000 nhưng lương cho UX Design lại lên tới $47.000.

Cho dù lí do chuyển đổi là gì đi nữa, rõ ràng đây cũng là một điều rất đáng khen ngợi. Nhưng làm thế nào để chuyển từ Graphic Design sang UX Design? Cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm: việc làm ui ux designer chất nhất cho bạn

Trải nghiệm người dùng (User Experience) và Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì?

Trải nghiệm người dùng (User experience – UX) là các trải nghiệm người dùng cảm nhận được trong quá trình sử dụng 1 sản phẩm nhất định. Vì vậy nên công việc của 1 UX Design là tạo ra 1 sản phẩm cung cấp các trải nghiệm khả thi tốt nhất cho người sử dụng. Vậy làm cách nào?

Tất nhiên việc này sẽ bắt đầu từ việc thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Bạn không thể tạo ra bất cứ giá trị nào cho khách hàng trừ khi bạn hiểu họ đang gặp phải vấn đề gì và bạn có thể giải quyết vấn đề đó giúp họ như thế nào, vậy đó chính là điều mà người sử dụng muốn hay đúng hơn là cần giải pháp của bạn. Bạn chỉ có thể hiểu được khách hàng bằng cách tương tác với họ.

Từ hình bên dưới có thể thấy được, UX Design dường như quan tâm tới 3 yếu tố căn bản sau: Hình dáng của sản phẩm, cảm xúc của sản phẩm và độ hữu dụng của sản phẩm đó.

Hình dáng của 1 sản phẩm là tạo ra 1 sản phẩm có vẻ ngoài thu hút, đặc biệt hòa hợp với giá trị của khách hàng và bắt được tinh thần mà sản phẩm mong muốn. Nói cách khác, hình dáng không nhất thiết phải đẹp nhưng nó nhất định phải đúng. Để làm vậy, phải hình thành một sợi dây liên kết tin tưởng và tín nhiệm giữa sản phẩm và người dùng.

Tiếp theo là cảm xúc, đó là việc phát triển sản phẩm tạo ra cảm giác vui vẻ khi sử dụng. Kể cả khi bạn tương tác hay phản ứng với sản phẩm, chúng đều nên tạo ra một trải nghiệm thoải mái chứ không chỉ thể hiện chức năng không.

Cuối cùng, độ hữu dụng chính là nền tảng của trải nghiệm người dùng. Nếu sản phẩm không hữu dụng, sự trải nghiệm khi sử dụng nó sẽ không bao giờ hoàn hảo. UX Design muốn tạo ra những sản phẩm có thể được thiết kế riêng để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của người sử dụng nhưng cũng phải cung cấp đủ các chức năng có thể được tiên đoán trước.

Vậy Graphic Design và UX Design có điểm chung gì?

Thiết kế theo cảm xúc

Graphic Designer là việc giao tiếp có cảm xúc thông qua kiểu chữ, màu sắc và hình ảnh. Kiểu chữ Serif và các màu tối, đậm sẽ gợi lên cảm giác lo lắng, nghiêm trọng, trong khi kiểu chữ San-serif và màu sáng dường như sẽ đem lại cảm giác vui vẻ hay phấn khích. Graphic Designer thường là những người rất giàu cảm xúc sẽ gợi lên những phản ứng từ phía người dùng. UX Design cũng quan tâm tới việc định hình cảm xúc của người sử dụng, mặc dù có thể ở phạm vi rộng hơn là bức tranh toàn cảnh của toàn bộ trải nghiệm người dùng với sản phẩm. Hơn cả việc tập trung vào kiểu chữ và màu sắc đúng đắn, UX Design cũng quan tâm  tới thiết kế chuyển động, giọng điệu của content, kiến trúc của thông tin hơn những thứ khác.

Suy nghĩ sáng tạo

Cả Graphic design và UX Design đều có kĩ năng về suy nghĩ sáng tạo. Đối với Graphic Designers, tạo ra các hình ảnh tuân thủ các quy ước (và do đó truyền đạt hiệu quả) trong khi vẫn giữ được một cảm giác độc đáo (nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh) đòi hỏi một vài suy nghĩ sáng tạo và quan trọng.

UX design cũng giống vậy, họ phải tạo ra các sản phẩm giải quyết vấn đề của người sử dụng, và thỉnh thoảng các giải pháp thông thường không phải lúc nào cũng tốt nhất hay thích hợp nhất.

Bản mẫu giả lập (Prototype)

Graphic Design thường tạo ra các Prototypevà wireframes cho thiết kế của họ trước khi chuyển giao một thiết kế hoàn chỉnh. Điều này cho phép khách hàng có thể feedback trên thiết kế của họ để cải thiện mà không cần phải vẽ lại từ đầu. UX Design cũng tạo ra các bản mẫu giả lập và sản phẩm mẫu, nhưng ít tập trung vào phần hình dáng mà tập trung vào cảm giác của nó. Prototype có tác dụng không? Nó có hữu dụng không? Có đáng giá không? Đây đều là những câu hỏi mà một UX design muốn trả lời.

Sự khác biệt giữa Graphic Design và UX Design

Tập trung vào người dùng vs Tập trung vào ảnh

Graphic Designer dường như theo đuổi sự hoàn hảo về việc lấy nét tự động trong các thiết kế của mình. Họ phải đảm bảo rằng các dòng chữ có khoảng cách và màu sắc phù hợp với các yêu cầu từ thương hiệu – luôn chiếm một phần quan trọng trong công việc của người Graphic Design.

UX Design lại tập trung vào người sử dụng. Họ nghiên cứu các giao diện giữa sản phẩm và người sử dụng, tìm cách để đảm bảo sản phẩm có thể đáp ứng được với các nhu cầu của người dùng. Để làm được vậy họ phải thực hiện nhiều nghiên cứu bằng cách nói chuyện và quan sát người sử dụng, tạo ra cá tính và câu chuyện cho người dùng, kiểm tra khả năng của người sử dụng và nhiều hơn nữa. Graphic Designer nếu muốn chuyển con đường sự nghiệp sẽ cần phải làm rất nhiều thứ để tìm ra cách thức hiện khảo sát người sử dụng.

Giải quyết các vấn đề lặp lại

UX Design có quá trình giải quyết các vấn đề lặp lại nhiều lần và có thể rất khác với khi bạn là Graphic Design. Bắt đầu với việc xác nhận vấn đề – thường được tìm thấy thông qua nghiên cứu và nếu không phải thì thường được xác nhận thông qua khảo sát người dùng. Không có điểm nào trong quá trình giải quyết vấn đề mà người sử dụng không quan tâm; nếu họ sẽ không trả tiền để giải quyết các vấn đề đó và điều đó nghĩa là công ty bạn sẽ không nhận được tiền.

Từ bước xác nhận vấn đề, các nghiên cứu sẽ tiếp tục được thực hiện để tìm cách giải quyết mà khách hàng cảm thấy tốt nhất – thường thông qua quan sát, bảng khảo sát, nghiên cứu dân tộc học, v.v…

Những khảo sát này sẽ thông tin đến bản thiết kế của sản phẩm. Designer sau đó sẽ kiểm tra với người sử dụng để xem liệu khảo sát đó có dẫn tới giải pháp đúng đắn hay không. Những bản thiết kế này chắc chắn sẽ lặp lại cho đến khi các bản khảo sát xác nhận rằng chúng đã đủ tốt.

Khi điều này xảy ra chứng tỏ sản phẩm đã sẵn sàng để ra mắt, nhưng quy trình thiết kế vẫn chưa kết thúc. Các bản thiết kế sẽ tiếp tục được kiểm tra và thực hiện các bản khảo sát người sử dụng, sau đó lại bắt đầu 1 vòng mới của việc khảo sát người dử dụng. Các cải tiến cho thiết kế sau này đều sẽ dựa trên những phản hồi này.

Đa môn và chuyên ngành

Graphic Design có những quy luật nhất định, có tay nghề chắc chắn và các kĩ năng đặc biệt (như kiến thức về kiểu chữ và màu sắc) nhằm tạo ra các hình ảnh tuyệt vời.

Ngược lại UX Design đa ngành hơn và liên quan đến nhiều kiến thức từ các ngành khác nhau. UX Design nhất định phải học về tâm lí con người, thiết kế tương tác, kiến trúc thông tin và kĩ năng khảo sát … để tạo ra các giải pháp đúng đắn đối với các vấn đề của người sử dụng. Don Norman, người tạo ra cụm từ “User Experience” (Trải nghiệm người dùng) – giải thích rằng trải nghiệm người dùng “bao gồm tất cả các khía cạnh trải nghiệm của 1 người dùng với hệ thống kể cả thiết kế công nghiệp, giao diện, tương tác vật lí và cách sử dụng”.

(còn tiếp)

Nguồn: topdev.vn via interaction-design.org