Bài viết này xin dành trọn cho anh em nào có đủ kỹ năng và kinh nghiệm, với mong muốn tự xây dựng business website cho riêng mình.
Nội dung bài viết được đúc rút và là ý kiến cá nhân của tác giả, mọi góp ý luôn được trân trọng và lắng nghe nhé.
À mà xây dựng business cấp độ cá nhân không có nghĩa là một mình anh em xử hết từ Frontend tới Backend hay tới SEO nhé. Vẫn có đồng đội hoặc nguyên team support anh em, tuy nhiên ý chính là anh em là người đóng vai trò hơn cả Product Owner.
Ví dụ như business anh em cần 3 Backend Developer, 4 Frontend Developer thì bản thân anh em kiêm luôn cả PO, BA, QC và 1 dev BE nếu anh em chuyên backend.
1. Chốt được scope, đóng vai trò PO
Rõ ràng, để tự xây dựng website business hay bất cứ loại hình business nào khác, anh em cần xác định được scope. Scope ở đây bao hàm rất rộng, nhưng cũng có thể tóm gọm lại với MVP (Minimum Viable Product).
Ví dụ, nếu anh em quyết định start business như Mioto, MVP sẽ bao gồm các ý chính sau:
- Tài xế xe ô tô có thể đăng ký xe của mình cho thuê
- Người dùng có thể tìm kiếm và đặt được xe qua app
- Người dùng có thể thanh toán qua nền tảng, app cũng có thể trả tiền cho chủ xe
Ba ý trên là MVP của app, kinh nghiệm cho thấy những business cá nhân đôi khi bị lạc trôi khá xa.
Chính vì vậy lời khuyên tới anh em là nên xác định và giới hạn chính xác MVP và feature business của mình. Một số ý tưởng cần gấp rút về mặt thời gian, một số ý tưởng lại bị ràng buộc về ngân sách
Viết về Mioto vì tuần rồi mới đặt xe đi du hí Vũng Tàu, tiện thấy mô hình kinh doanh này khá hay, biết đâu list ra đây anh em lại có idea phát triển business khác của riêng mình.
Cho anh em nào chưa biết về MVP thì định nghĩa của nó đây.
A minimum viable product is a version of a product with just enough features to be usable by early customers who can then provide feedback for future product development.
MVP là phiên bản của sản phẩm chỉ có đủ các tính năng để những khách hàng ban đầu có thể sử dụng, sau đó họ có thể cung cấp phản hồi để phát triển sản phẩm trong tương lai.
2. Tự quyết định được technical
Ý này tui viết trong trường hợp anh em là technical guys và có cả business idea nhé. Trường hợp một số anh em khác có ý tưởng về business nhưng chưa rõ về công nghệ có thể nhờ tư vấn từ một bên thứ 3 hoặc bạn bè nhé.
Technical stack ở đây là yếu tố quyết định, kiểu dám chơi dám chịu. Nếu ý tưởng là app mobile, thì làm native với Objective C hay Swift, hay đi theo Flutter. Những quyết định technical này cần được cân nhắc dựa trên 3 yếu tố:
- Tech Stack đó đã đáp ứng được yêu cầu về business chưa (business requirement)
- Tech Stack có familiar với anh em trong đội không?
- Tech Stack có thể tăng tốc quá trình phát triển được không?
Một khi đã quyết định được TechStack, anh em có thể transfer và tiến hành phát triển. Việc lựa chọn tech stack càng tốt, business của anh em có cơ hội thành công càng cao.
Việc tự xây dựng business website ngoài ý tưởng ra, tech stack để hiện thực được nó là điều quan trọng thứ 2 nhé anh em.
3. Khả năng truyền đạt
Trường hợp start business cá nhân với ngân sách hạn hẹp, không thể tránh khỏi việc anh em vừa là Technical Leader, vừa kiêm luôn PO.
Việc giải thích cho anh em hiểu được business chính, nhóm tính năng chính, yêu cầu của tính năng là điều bắt buộc. Nếu bản thân các lập trình viên không hiểu họ đang làm gì -> product hoặc business đó chắc chắn fail.
Chính vì vậy, khả năng truyền đạt, giải thích chính xác về model của business cho các thành viên khác hiểu là vô cùng quan trọng.
Xác định anh em mà không hiểu thì product còn không có chứ đừng nói với business có thành công không nha.
4. Bao quát tất cả vấn đề
Một khi đã bắt đầu và xác định sẽ tự xây dựng business riêng, ngoài kiến thức chung về technical, anh em sẽ cần phải học hỏi thêm rất nhiều. Một số câu hỏi khi xây dựng business website:
- Về luật pháp đã được công nhận chưa?
- Marketing sản phẩm như thế nào?
- SEO đã tốt chưa?
Cơ bản mà nói thì lúc này bản thân không còn chỉ handle mỗi một công việc là technical nữa, anh em vừa là Product Owner, vừa là Business Analysts.
Đôi khi còn kiêm của Product Management (giám sát tiến độ), test luôn cả tính năng đã phát triển xem đã đáp ứng được business chưa, có bug gì không?. Đơn giản mà nói thì tự xây dựng business website có thể biến anh em trở thành siêu anh hùng. =))
Business hoàn thành chứ thành công hay không thì còn nhiều yếu tố thiên thời địa lợi nhân hoà nữa nha.
5. Dấn thân ngoài technical
Rõ ràng luôn, xây dựng business website không chỉ bao gồm việc code. Có cả trăm ngàn công việc trong đó không tên, không tuổi. Đôi khi chả liên quan quỷ tha ma bắt gì tới technical
Nhưng muốn thành thì phải làm cho được. Đơn cử có một vài công việc như mình đã trải qua như sau:
- Xử Google Rich Result test tối ưu cho SEO
- Đăng ký với bộ công thương để website legal
- Đăng ký doanh nghiệp Facebook
Và trăm ngàn công việc không tên khác không tên, đảm bảo anh em sẽ học được rất rất chi là nhiều thứ xung quanh. Đơn giản là kinh doanh nó không đơn giản chỉ là website phát triển xong.
Có website mà không có các yếu tố khác, thì website cũng chỉ là một tên miền trơ trọi lạnh lẽo mà thôi.
6. Được và mất khi xây dựng business website
Đúc rút kinh nghiệm bản thân thì thấy học được rất rất nhiều anh em ạ. Control và hiểu tất cả mọi thứ, liệt kê được những thứ cần để xây dựng business website. Thành công không thì chưa biết nhưng học được cực kì nhiều.
Technical, of course, dĩ nhiên là học được. Non technical, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, những kỹ năng tuyệt vời cho bản thân.
Thế còn mất?. Mất thời gian, tốn thời gian vãi. Đó là cái mất duy nhất.
Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you so much for your time – Happy coding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Xem thêm:
- Bộ câu hỏi phỏng vấn Fullstack Developer hay và khó
- Fresher, Junior, Senior là gì? Yêu cầu và nhiệm vụ
- Những cuốn sách mà Developer nên đọc – Phần 2
Top IT job hot có trên TopDev, tìm việc ngay!