“Khi công nghệ không chỉ dành cho nam giới” – Lea Trúc, Founder của Women Meet Tech

1879

Là diễn giả nổi tiếng trong các sự kiện, hội thảo của TEDx, Google, Facebook, ít ai biết chị Lea Trúc từng xuất thân với chuyên ngành quản lý thiết kế và từng là giảng viên tại một trường đại học danh tiếng ở Boston, Mỹ.

Bước chân vào lĩnh vực công nghệ từ con số 0, Lea Trúc đã tự tìm hiểu về lập trình – công nghệ, không phải với mong muốn trở thành một thợ code giỏi mà để có thể thay đổi suy nghĩ của cộng đồng về bình đẳng giới, nhất là trong lĩnh vực IT. Với chuyên mục “Chuyên gia nói”, hãy cùng TopDev tìm hiểu với mục tiêu đưa Việt Nam lên bản đồ Women Techmakers thế giới, chị Lea Trúc đã và đang thực hiện điều đó như thế nào?

Về khách mời Lea Trúc:

Thật ra mình không tự nhận bản thân là developer mà giống như một người ủng hộ công nghệ và xây dựng cộng đồng hơn. Mình hiện đang là đại sứ của Google Women Techmaker tại Việt Nam, và cũng là founder của chương trình Women Meet Tech.

Đây là chương trình đào tạo S.T.E.M toàn diện và đa dạng đầu tiên được công nhận và tài trợ bởi Lãnh sự quán Hoa Kỳ, và được ủng hộ bởi Google Women Techmakers.

Từ đầu xuất phát điểm của chị không phải trở thành lập trình viên. Vậy đâu là động lực và cơ duyên của chị khi theo đuổi lĩnh vực này?

Có thể nói computer science từng là một bí ẩn đối với mình, và trong quá khứ, một trong những điều mình sợ nhất là những thứ về công nghệ vì mình không hiểu đó là gì cả. Làm việc thông qua ngôn ngữ lập trình giống như một thế giới khác đối với mình, và đôi khi mình bối rối vì không hiểu nguyên nhân của vấn đề đã diễn ra và ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.

Bắt đầu từ khi mình còn ở Boston và làm giảng viên Marketing, mình có nhiều cơ hội tham dự các hội thảo và hội nghị về công nghệ tại Boston. Trường MIT và Harvard đã rất tích cực trong việc tổ chức các sự kiện này. Và khi đến những sự kiện này, mình nhận ra rằng đây chính là cơ hội rộng mở dành cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ dành riêng cho những ai thực sự học về computer science; bao gồm cả researcher, marketer hay cả những người mới muốn sử dụng những kỹ năng công nghệ để mở rộng sự nghiệp.

Vì vậy mình nhận ra đây chính là lúc mình phải tạo ra sự thay đổi ngay lập tức. Sau đó mình sắp xếp trở về Việt Nam và nhận ra được rằng Việt Nam thực sự là một nơi vô cùng phù hợp bởi bối cảnh công nghệ nơi đây đang thực sự phát triển rất nhanh. Và mình cũng tìm thấy cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Mình nghĩ là mình đã có quyết định đúng đắn khi quay về và đó cũng là lý do mình có thể làm được nhiều việc tại đây không chỉ để phát triển bản thân mà còn đóng góp vào cộng đồng và tạo ra ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với women tech.

Khi mình mới về Việt Nam và tham gia các hội nghị công nghệ tầm cỡ, mình khá là bất ngờ khi hầu như mình là người phụ nữ duy nhất (hoặc 1 trong 2) trong một team và mình nghĩ mình cần phải làm gì đó. Bắt đầu từ lúc này mình mới nghĩ là có nhiều chương trình cho phụ nữ trên toàn thế giới: women in tech, chương trình đào tạo S.T.E.M cho nữ giới,… và mình chưa thấy chúng phổ biến tại Việt Nam vào năm 2018, vì vậy mình đã khởi xướng và bắt đầu những buổi hội thảo chuyên đề đầu tiên về lập trình web cơ bản cho phụ nữ và mọi thứ bắt đầu từ đó.

Giữa “theo đuổi đam mê” và “chọn vội một ngành để thử” thì chị có bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào trường hợp thứ hai chưa? 

Thật lòng mà nói, mình nghĩ “theo đuổi đam mê” khá là cường điệu. Mình nghĩ nó giống như khám phá những cơ hội khác nhau bất kể bạn đang ở đâu và điều này giống mình hơn khi có những cơ hội tìm ra hướng đi riêng và tiến nhanh hơn trong sự nghiệp của mình. Mình nghĩ có một lúc nào đó lập trình sẽ là một kỹ năng ngoại ngữ hoặc điều gì đó tương tự trong tương lai. Dù cho bạn ở đâu, background của bạn như thế nào, bạn là marketer hay làm về tài chính hay bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Mình nghĩ việc hiểu công nghệ cốt lõi khá là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhiều đến mức nào. Vậy nên ít nhất bạn phải hiểu nó và hiểu tại sao đó là cách bạn lập kế hoạch và hơn hết là lập kế hoạch sự nghiệp. Về kỹ năng coding hay lập trình, bạn phải hiểu logic chính là cốt lõi của chúng. Mình nghĩ đây là nền tảng dù cho bạn đang theo đuổi con đường nào đi chăng nữa.

Định kiến về giới tính và con đường đến với Women Meet Tech

Chị nhận thấy rào cản của phụ nữ để thử sức với ngành công nghệ – lập trình là gì? Theo chị, tại sao mọi người lại nghĩ lập trình là lĩnh vực của nam giới?

Mình thấy có khá nhiều nhận định về giới tính, về việc nếu bạn là nam, bạn phù hợp với công việc logic hơn, còn nếu bạn là nữ, bạn phù hợp với những nghề mang tính nghệ thuật hay các ngành nghề chăm sóc như điều dưỡng, y tá. Mình không tin vào những điều này, ngay cả khi có nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau và các báo cáo đưa ra kết quả khác nhau. Nhưng mình tin là mọi người đều có khả năng và những khả năng này không phụ thuộc vào giới tính của họ. Vậy nên các chàng trai có thể làm tốt công việc điều dưỡng và các cô gái cũng có thể trở thành data scientist hay computer scientist tuyệt vời và vân vân. Về rào cản thì mình nghĩ phần lớn là do suy nghĩ của bạn và nhận thức về văn hóa, đặc biệt đối với các nước Châu Á thì có nhiều kỳ vọng đối với vai trò giới tính hơn. Phụ nữ bị áp đặt phải ở nhà làm việc nhà, chăm sóc gia đình và không được làm những gì trái với mong muốn của cha mẹ hay những thế hệ đi trước. Ví dụ như có rất nhiều cha mẹ Châu Á mà mình biết, thậm chí cả cha mẹ của mình, họ muốn mình theo đuổi những ngành nghề như là marketing hay quản trị kinh doanh, bác sỹ hay luật sư,… Nhưng không ai nói là “Hey! Bạn nên trở thành nghệ sỹ” hay “Bạn có thể làm nghề gì đó mang tính sáng tạo hơn” hay “Nếu bạn là nữ, tôi nghĩ bạn phù hợp để làm computer science”. Đây là một trong những văn hóa ưu tiên của gia đình trong việc dẫn dắt con cái của họ theo đuổi sự nghiệp. Quan trọng nhất là nhận thức và suy nghĩ của bạn. Để thay đổi những điều này, bạn cần phải bắt đầu tại nhiều vị trí cùng lúc.

Lea Trúc - 01

Văn hóa bao hàm cả những quan niệm gia đình, quan niệm xã hội cũng như quan niệm cá nhân về con người bạn và thế giới xung quanh bạn. Có lúc bạn nghĩ bạn không thể làm thứ này vì đó là việc của con trai, trong suy nghĩ của bạn đã có định kiến về giới tính. Vậy nên việc đầu tiên bạn cần làm là thoát khỏi cái suy nghĩ đó. Bạn cần biết là nếu bạn không thử, bạn sẽ không biết được khả năng của bạn; nếu bạn không thử học kỹ năng mới, bạn sẽ không biết bạn có làm được hay không. Vậy nên bạn cần phải đem những thứ đó ra khỏi tâm trí và bắt đầu học một cái gì đó và thực hiện nó

Khi đi những bước đầu tiên đến hiện tại, có người Mentor nào mà chị thấy cảm kích và tạo động cho chị không?

Dù mình không (có mentor) như những bạn khác, nhưng may thay trên con đường này, mình đã gặp những con người tuyệt vời giúp đỡ mình trong suốt hành trình.

Đó không nhất thiết phải là sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật mà đôi khi chỉ là một câu nói: “Ê Lea, mình biết cậu làm được mà, hãy cứ thử đi. Và cậu nên biết rằng cậu chính là một trong những người đầu tiên thực hiện điều này nên hãy cứ thử thôi”. Chính những lời động viên tích cực ấy đã thúc đẩy mình vượt ra khỏi giới hạn. Không phải chỉ có một người đặc biệt nào mà đó là tất cả những con người mà mình đã gặp trong suốt quá trình.

Một số người đến từ cộng đồng những người truyền cảm hứng giống như mình – những tiền bối, người đã làm rất nhiều việc ấn tượng trước đấy. Đôi khi là những người quen, những người mà mình đã gặp trong những buổi hội thảo hay workshop; hay đôi khi là học được chỉ từ những bài hướng dẫn trên mạng và rất nhiều thứ khác.

Chính vì vậy, mình nghĩ mentor của mình có thể là bất cứ ai. Thậm chí đó là đồng nghiệp của bạn. Không phải là chỉ duy nhất một người nào đó mà bạn có thể gọi là mentor.

Vâng, và đó là cả những người tham gia và ủng hộ chương trình của bọn mình. Mỗi khi họ đến bên và hỏi mình những câu như: “Làm sao để họ có thể đi theo con đường sự nghiệp này sau khi tham gia sự kiện của mình?” Mình cảm thấy điều này như một phần thưởng với mình. Bởi cảm giác giống như chương trình của bọn mình đã thực sự gia tăng niềm tin và tạo động lực cho họ. Và đồng thời, họ đang tạo động lực ngược lại cho bọn mình để có thể tiếp tục cống hiến cho cộng đồng vậy.

Women Meet Tech là gì? Những hoạt động hiện tại của Women Meet Tech & cộng đồng.

Khi mới bắt đầu xây dựng chương trình này thì mình đã thấy được trước đó, có rất nhiều tổ chức và cộng đồng Women in Tech hoạt động ở Việt Nam, tuy nhiên chưa có cái nào thực sự là về mặt kỹ thuật vào thời điểm ấy. Vì thế mình muốn nói rằng đây chính là một cộng đồng Women in Tech – một cộng đồng mới, và mình muốn nó được đón nhận như một chương trình mà bạn có thể thực hành và học được những kiến thức về mặt kỹ thuật ngay sau khi tham dự những buổi workshop.

Và mình mong rằng trong tương lai, sẽ có những bạn nữ technical trainers bởi hiện nay rất hiếm khi có một team mà phụ nữ chiếm thế thượng phong. Như hiện tại, team mình đang có một front-end developer, back-end developer – bọn mình có những lập trình viên rất giỏi, và cũng có cả một UX/UI developer và mình với vai trò điều hành chương trình. Mình cho rằng điều này sẽ tạo ra những hình mẫu cho chị em phụ nữ và cả những bạn nam, để họ thấy rằng cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt, thứ mà Việt Nam chưa từng có trước đây. Đó là với hình mẫu những người phụ nữ như thế, chúng tôi có thể làm được. Đó là việc phụ nữ Việt có thể code, có thể nói về những vấn đề kỹ thuật, có thể đại diện cho một Việt Nam hoàn toàn khác, để không chỉ khi nhìn vào thì chỉ thấy về nhan sắc bề ngoài hay chỉ thấy những kỳ vọng phong kiến của xã hội về người phụ nữ Việt.

Quá trình kêu gọi và thuyết phục tài trợ cho các chương trình của chị có khăn gì không? Bằng cách nào chị đã thành công trong việc thuyết phục các nhà tài trợ?

Dĩ nhiên cái gì mới thì sẽ có những thử thách nhất định. Nó cũng làm mình mất một khoảng thời gian để có được khoảng tài trợ đầu tiên từ bên counselor và những cộng đồng khác tham gia vào. Miễn là bạn có thể thể hiện được rằng bạn đang làm những việc thực sự ý nghĩa và mang lại những tác động và có thể giúp đỡ những người khác thay đổi cuộc đời, sự nghiệp của họ thì sẽ ngày càng nhiều người sẽ tham gia cùng bạn và giúp bạn tiến lên.

Ở giai đoạn đầu thì mọi thứ sẽ hơi khó khăn, tuy nhiên hiện tại, mọi thứ đang diễn ra rất tốt, mọi người bắt đầu biết nhiều hơn về cộng đồng này. Mọi người ngày càng tích cực tham gia, mình cho rằng nó ngày càng lớn dần và đôi khi mình cảm thấy đôi chút choáng ngợp với tốc độ này.

Mình cho rằng đó là một dấu hiện tốt và mình cần biết được team mình phải lớn dần, vì thế cần thêm nhiều người tham gia, giúp đỡ.

Đối với một tổ chức phi lợi nhuận sẽ rất khó để quản lý các thành viên, đặc biệt ở những quy mô chương trình lớn. Không biết quy mô team của chị như thế nào, có những ai đồng hành cùng chị không?

Hiện tại trong team mình đang có 6 người: 4 người là trainer chính về kỹ thuật và 2 người là điều phối viên. Tuy nhiên mình cố tình giữ đội hình gọn như vậy. Bởi như thế thì bọn mình có thể tự do trong việc lựa chọn làm những việc mà bọn mình cảm thấy là cần thay vì vận hành một team lớn với hệ thống cấp bậc, với mỗi team nhỏ độc lập nhau.

Đồng thời, vì phải chi tiêu ngân sách một cách khéo léo nên mình cho rằng chỉ nên bắt đầu với team nhỏ. Tuy nhiên, hiện tại bọn mình vẫn đang rất ổn với team 6 người cùng với những tình nguyện viên và những người hỗ trợ.

Mình còn nhớ lần cuối đó khi bọn mình thực hiện cuộc thi Original Pitching Contest for Diversity & Inclusion, bọn mình đã có thể kiểm soát được những việc dường như bất khả thi, đó là việc tổ chức những cuộc thi này trong 2 tháng. Tuy nhiên bọn mình tự hào rằng vào thời điểm ấy, bọn mình đã có được những con người đến từ các tổ chức khác nhau, lãnh sự quán, tổ chức Women Empower và tất cả mọi người đã đến và giúp đỡ bọn mình có thể vượt qua khó khăn ấy. Lúc đó bọn mình, bao gồm cả những tình nguyện viên, tất cả là gần 30 người. Và có một số là đến từ Thái Lan, từ Myanmar, Malaysia và các nước Đông Nam Á khác và thậm chí là những đồng nghiệp của họ nữa. Vì vậy mình cảm thấy rất biết ơn về việc đã có thể kết nối nỗ lực của mọi người với nhau để cùng nhau xây dựng thứ mà tưởng chừng như không thể. Điều ấy khiến mình cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào về những gì mà mình đang làm hiện tại.

Chị đã và đang “giữ lửa” cho chương trình Women Meet Tech bằng cách nào? Chị không ngại chia sẻ điều gì khiến chị tự hào nhất khi nhắc đến Women Meet Tech cho đến hiện tại?

Mình cho rằng đó chính là những con người vui vẻ. Họ cho mình những đánh giá tốt khi mà mình không yêu cầu họ làm như thế. Hay việc họ tham gia vào cộng đồng của bọn mình mà không cần mình phải quảng cáo hay chi tiền cho quảng cáo. Mình muốn được nhìn thấy được rằng mọi người thực sự quan tâm về chương trình mà bọn mình đang thực hiện; những con số thực sự cho thấy về việc mọi người quyết định theo đuổi sự nghiệp này – con đường công nghệ – sau khi tham gia những buổi workshop của bọn mình; bao nhiêu người thực sự có được những technical skill sau mỗi buổi hội thảo mà bọn mình tổ chức.

Và khi mà mọi người đến với bọn mình, bọn mình bắt đầu nhận ra rằng bọn mình thực sự đang tạo động lực để thúc đẩy, để khiến mọi người biết về cộng đồng. Nó cứ lan tỏa dần và ngày càng nhiều người tham gia cùng; ngày càng nhiều người biết về chương trình và tham gia vào, và đồng thời, họ vừa nhận được lợi ích, vừa có thể giúp đỡ người khác cùng một lúc.

Có thể nó bắt đầu một cách chậm rãi tuy nhiên nó đang thực sự diễn ra, có thể là trong 2 hay 3 năm tới, sẽ rất đáng để mong đợi.

Lời khuyên đúc kết từ kinh nghiệm bản thân

Chị có lời khuyên gì với các bạn nữ đang muốn theo đuổi sự nghiệp lập trình nhưng chưa dám bắt đầu?

Trước tiên đừng ngại “xắn tay áo”, cứ chọn việc nào đó mà bạn hứng thú và bắt đầu học hỏi. Bởi vì nếu cứ lo lắng, suy nghĩ và không hành động thì sẽ không có gì xảy ra cả. Vì vậy nếu muốn tạo ra sự thay đổi trong công việc hay học kỹ năng mới, hãy xắn tay lên và chọn thứ gì để học đi.

Từ kinh nghiệm bản thân, theo chị thì mất bao lâu để một người chưa có kiến thức về lập trình có thể làm ra 1 sản phẩm?

Thật ra thì nó phụ thuộc vào cách định nghĩa cái product ấy, như là website thế nào, game kiểu nào. Mình thì mình chỉ mất vài tuần để dựng game cơ bản và vài tháng cho một website hoạt động được. Tuy nhiên thì trong các buổi workshop mình sẽ đơn giản hóa nhất có thể để người tham dự có thể xây dựng framework cơ bản chỉ 1 hay 2 buổi workshop. Cho nên làm HTML, CSS là một chút của JavaScript nên chuyện này tùy vào định nghĩa của bạn, nhưng mình tin khi bạn đã xắn tay áo lên và bắt đầu lập trình, bạn sẽ thấy kết quả đến trong vòng vài ngày hay vài tuần, như website cơ bản hoặc một vài demo đơn giản, nên nó phụ thuộc vào bạn cả. Mình muốn nhắc thêm về một điểm cộng về câu chuyện công nghệ, khi mà công nghệ thay đổi rất nhanh cho nên những gì bạn đang học cũng giống như các software engineers khác, và tụi mình cũng làm việc ngành này khá lâu rồi, cho nên vấn đề là bạn học nhanh và có ý chí như thế nào khi học công nghệ mới, vì cơ bản thì mỗi người đều giống nhau chuyện học, họ cũng tự mày mò, tìm hiểu và update về framework mới cùng tốc độ với sự thay đổi của công nghệ, và với newbie thì bạn cần phải tận dụng sự biến đổi của công nghệ và những chuyện khác như là học thêm framework mới, kỹ thuật mới, tìm hiểu những gì đang được update hàng ngày. Điều quan trọng là bạn tiếp cận nhanh và quyết tâm muốn học những thứ mới. Đó sẽ là cách mà phái đẹp bước chân vào ngành công nghệ.

Lea Trúc - 02

Nếu được, đâu là ba lời khuyên chị muốn dành cho các bạn trái ngành và đang muốn tự học lập trình?

Về lời khuyên thì thực ra đã có rất nhiều. Có rất nhiều tutorial, khóa học online và các bootcamp trực tiếp, chỉ một điều là, hãy bắt đầu đi, hãy thực sự làm và bạn sẽ thấy kết quả và có thể trong quá trình ấy, có thể ngành này không phù hợp với bạn, và bạn có thể bắt đầu khám phá những lựa chọn khác nhưng đừng sớm nản lòng khi chỉ mới bắt đầu vài tháng, dành thời gian nhiều hơn để hiểu thật sâu, tầm 6 tháng đến một năm, đối với công nghệ bạn sẽ biết thêm vài thứ.. Khi mình bắt đầu tìm hiểu React Native, có rất nhiều thứ mình chẳng hiểu nhưng mình vẫn phải làm thôi và sau đó mình nhận ra “À giờ thì mình hiểu tại sao lại như vậy rồi”, cho nên bạn không phải ép mình hiểu mọi thứ cùng lúc, chuyện đó sẽ không xảy ra đâu, ngay cả với các dev có kinh nghiệm, bạn chỉ phải thực sự làm và sau đó đến một lúc nào đó bạn sẽ hiểu tại sao nó lại như vậy. Nhưng điều quan trọng là bạn phải tạo ra nó để hiểu nhưng nếu chỉ nói về nó suốt ngày, như là xem tutorial hay tham dự tech seminar và không thực sự tự làm, bạn sẽ không thể học thêm gì hết, chỉ cần xắn tay áo lên và học thôi.

Chị có lời nhắn nhủ gì với các bạn nam lập trình viên có đồng nghiệp là nữ không?

Lea Trúc - 02

Mình nghĩ sự hỗ trợ data, giao hảo từ những giới tính khác nhau rất quan trọng trong việc tạo khoảng cách giới tính nhỏ hơn và đặc biệt ở đây với bối cảnh tại Việt Nam, nơi có rất ít phụ nữ tham gia hành trình này. Mình mong rằng công việc và môi trường dành cho phụ nữ, đặc biệt từ skyteam. Nếu có 1 hay 2 người phụ nữ trong team, hãy đối xử với họ như bạn bè, như bạn đối xử với bản thân hay với đồng nghiệp nam, chứ đừng như là phụ nữ, hãy đối xử với họ như là đồng nghiệp, và vậy đó, đừng rập khuôn bởi vì họ là phụ nữ, họ sẽ kém kỹ thuật hơn hay là họ có những vấn đề khác phải lo lắng nên họ sẽ làm việc kém hiệu quả hay làm việc ít hơn, điều đó chẳng đúng đâu, vì vậy hãy đối xử công bằng và có thể bạn có nhiều skill set kỹ thuật, và Anita Bebe ghé công ty bạn, thì hãy để họ trao đổi kiến thức, như những người đồng nghiệp bình thường, đừng để giới tính chen vào.

Tôi đối xử với cô ấy khác biệt bởi vì cô ấy là phụ nữ, đây là điều quan trọng trong quá trình giáo dục hay nuôi dạy một đứa trẻ, hãy cho chúng thấy rằng không hề có sự phân biệt đối xử với con trai hay con gái để học hỏi mà hãy để chúng học những gì chúng muốn, như là con trai có thể chơi với búp bê hay con gái có thể chơi Lego và code, và từ đó bắt đầu từ gia đình. Mình có vài đồng nghiệp nữ rất may mắn có sự hậu thuẫn từ bạn đời bởi vì đặc biệt ở Việt Nam, khi vợ bạn làm trong môi trường toàn là nam, đương nhiên sẽ có chống đối nên mình sẽ yêu cầu sự thông cảm qua quan điểm của người chồng rằng nên hiểu rằng vợ mình đi làm, để theo đuổi sự nghiệp một cách chuyên nghiệp và để chậm rãi thay đổi vấn đề khoảng cách giới tính và nếu bạn ủng hộ bạn đời của mình và bạn ủng hộ cảm xúc của cô ấy để giúp cô ấy thăng tiến trong công việc, thay vì kéo cô ấy xuống và bảo “này em không thể đi làm bởi vì ở đó có rất nhiều nam và em không nên làm ở đó” cho nên một lần nữa, có rất nhiều bước phải làm để thay đổi Women in Tech, và chúng bắt đầu từ xã hội, từ gia đình và từ bản thân. Mình còn có thể chia sẻ nhiều hơn nhưng đây là những thứ cơ bản nhất.

Xin được cảm ơn phần chia sẻ từ chị Lea Trúc. Chắc chắn rằng những câu chuyện và hoạt động của chị và Women Meet Tech đã dần thay đổi định kiến xã hội về nữ giới, đặc biệt trong công việc lập trình, công nghệ – ngành nghề mà nam giới chiếm đa số. Chị cũng quan niệm, việc thành công trong ngành công nghệ và giúp những bạn nữ khác thành công cũng có thể chứng minh cho thế giới thấy, phụ nữ Việt Nam không chỉ giỏi về cầm kỳ thi hoạ mà trong cuộc sống hiện đại, họ cũng đa tài không thua kém bất kỳ ai ở bất kỳ nơi đâu.