Hãy build nên những câu chuyện, chứ đừng chỉ là những tính năng!

1670

Ai mà chẳng muốn dữ liệu của mình được an toàn, và một trong những biện pháp hỗ trợ đó là sử dụng account nhiều lớp password. Thế nhưng, mọi người khi nghe về việc phải cài đặt bổ sung hay add thêm info đều sẽ nản lòng và dễ thoát ngay. Cái tôi muốn nói ở đây là, hãy truyền tải câu chuyện về “tính bảo mật”, chứ không nên offer feature “password” như thế!

Câu chuyện Vs. Tính năng

Hầu như mọi chức năng của app đều được biểu thị thông qua các feature. Bạn sẽ tạo một account, add thêm content, kết nối với bạn bè, v.v.. App được tạo nên từ hàng trăm ngàn mảnh nhỏ hỗ trợ lẫn nhau để giúp user đạt được mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải nghĩ xa hơn nếu muốn mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Chúng ta cần phải nhắm đủ xa để có thêm nhiều câu trả lời hơn cho những vấn đề đang khuất mắt. Và những câu trả lời này sẽ chính là các feature mà bạn tạo nên.

Nếu bạn xem ví dụ của Shopify, bạn sẽ thấy họ làm nên trang web kì diệu thế nào khi làm nổi bật câu chuyện của mình lên rồi list các feature ở ngay dưới.

  • Câu chuyện: You can control your brand
  • Các feature: custom domain, themes, customizable CSS

Một cách để đi nhanh hơn nếu bạn đã có sẵn ý tưởng feature trong đầu đó là dùng 5 Whys. Nó sẽ dẫn dắt bạn để tìm ra cốt lõi vấn đề.

Tại sao nó quan trọng? 

Chúng ta luôn có những kế hoạch riêng, nhưng nó rất dễ bị trì hoãn hoặc bị huỷ bởi nhiều yếu tố. Có thể do quản lý kém, hoặc những lỗi kĩ thuật đột xuất, hoặc khó khăn về đồng bộ hoá workload. Vì thế mà bạn cần phải linh hoạt hơn nếu muốn truyền tải trọn vẹn value đến với người dùng. Nếu bạn đang sử dụng agile methodology, nó có thể giúp bạn sớm nhận ra liệu mình có đang bị “trật nhịp” hay không. Nhưng nó cũng chỉ hiệu quả nếu như bạn làm gì được để thay đổi kết quả đó.

Việc tạo nên một câu chuyện dẫn dắt user trên roadmap của bạn sẽ giúp thay đổi quy mô hoặc chuyển thứ tự ưu tiên dễ dàng hơn nhiều. Trong trường hợp của Shopify, mục tiêu của họ là muốn giúp khách hàng mang thương hiệu mình đến gần hơn với audience. Nếu có 1 feature hơi phức tạp và khó dùng thì cũng còn nhiều sự lựa chọn khác thay thế. Dù cho có thay đổi set tính năng để gửi đến user thì bạn vẫn có thể đạt được mục tiêu.

Nếu xem giải pháp dưới dạng một “câu chuyện” thì mọi thứ sẽ trở nên sáng tạo hơn. Ngày nay chúng ta unlock điện thoại bằng cả tá cách khác nhau, đến cả nhận diện khuôn mặt để không cần phải type nữa. Đó chính là bởi vì có người đã nghĩ ra giải pháp theo một level cao hơn.

“Nhỏ nhưng có võ” 

Trước đây tại công ty chúng tôi dành rất nhiều thời gian để xác định được mục tiêu của mình, đó là: giúp các team kiểm soát được tiến độ các project. Chúng tôi đã cho ra lò rất nhiều feature hay ho chỉ trong vài lần thử đầu tiên, tuy nhiên cũng sớm nhận ra rằng mình đang đi không đúng hướng.

Tôi dám cá rằng, nếu tầm nhìn không đủ xa thì chúng tôi vẫn còn mắc kẹt trên lối mòn này, cho ra hết feature này đến feature khác. Thay vì thế, chúng tôi đã bắt đầu lại từ drawing board và design nên một platform khác toàn diện hơn.

Thể hiện dưới dạng kể chuyện như thế này sẽ làm cho thông điệp của bạn rõ ràng hơn và có sức thuyết phục hơn nhiều – nó truyền cảm hứng hơn so với một list các tính năng thô dài lê thê.

TopDev