Hàng ngày, cá nhân hoặc doanh nghiệp đều tiếp nhận và xử lý một lượng dữ liệu nhất định. Theo năm tháng, lượng dữ liệu này trở nên khổng lồ và đòi hỏi một nơi lưu trữ đầy đủ nhằm đảm bảo hiệu quả cho những bước phân tích tiếp theo, cũng như giúp nâng cao tốc độ cho các kết quả trả về của hệ thống. Data warehouse đảm nhận nhiệm vụ này. Để hiểu rõ hơn Data Warehouse là gì, bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới.
1. Data Warehouse là gì?
Data warehouse (DW) hay kho dữ liệu là một hệ thống lưu trữ dữ liệu từ nhiều nguồn, nhiều môi trường khác nhau như: phần mềm bán hàng, kế toán, nhân sự hay hệ thống lõi ngân hàng,… giúp tăng cường hiệu suất của các truy vấn cho báo cáo và phân tích.
Data Warehouse hoạt động như một kho lưu trữ trung tâm. Dữ liệu đi vào kho dữ liệu từ hệ thống giao dịch và các cơ sở dữ liệu liên quan khác. Sau đó, dữ liệu được xử lý, chuyển đổi để người dùng có thể truy cập những dữ liệu này thông qua công cụ Business Intelligence, SQL client hay bảng tính.
Một Data Warehouse thường bao gồm các yếu tố như:
- Một cơ sở dữ liệu quan hệ để lưu trữ và quản lý dữ liệu.
- Giải pháp trích xuất, tải và biến đổi ELT để chuẩn bị dữ liệu cho phân tích.
- Khả năng phân tích thống kê, báo cáo và khai thác dữ liệu.
- Các công cụ phân tích khách hàng để trực quan hóa và trình bày dữ liệu cho người dùng doanh nghiệp.
- Các ứng dụng phân tích khác, phức tạp hơn tạo ra thông tin có thể hành động bằng cách áp dụng khoa học dữ liệu và thuật toán trí tuệ nhân tạo AI hoặc các tính năng đồ thị và không gian cho phép nhiều loại phân tích dữ liệu hơn trên quy mô lớn.
Sau khi hiểu được Data Warehouse là gì và cách thức hoạt động của nó, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về những đặc tính cũng như lợi ích mà kho dữ liệu này mang lại cho cá nhân cũng như doanh nghiệp
2. Những đặc tính của Data Warehouse
2.1. Hướng chủ đề (subject-oriented)
Hướng chủ đề tức thông tin trong Data Warehouse sẽ được tổ chức và sắp xếp theo một chủ đề nhất định. Ví dụ, chủ đề phân tích bệnh án bệnh nhân, bệnh liên quan đến tim, thì bác sỹ cần quan tâm không chỉ một mà còn phải có các chỉ số liên quan đến máu, chỉ số về huyết áp, nhịp tim, điện tâm đồ. Ngoài ra còn cần theo dõi theo thời gian để xem xét sự thay đổi mà có phương pháp điều trị kịp thời. Trong trường hợp này thời gian được gọi là chiều phân tích.
Mục đích của Kho dữ liệu là phục vụ các yêu cầu phân tích, hoặc khai phá cụ thể được gọi là chủ đề.
2.2. Được tích hợp (integrated)
Mở rộng cho ví dụ trên, các khoa khác nhau tại bệnh viện sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau. Tương tự với doanh nghiệp, dữ liệu cần phân tích nằm rải rác tại những phòng ban khác nhau và cần tích hợp lại. Từ đó, tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn vào một kho dữ liệu cho phép chúng ta có thể xem đồng thời nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau. Quá trình tích hợp này sẽ được thực hiện trong quá trình ETL.
2.3. Có gán nhãn thời gian (time variant)
Vì dữ liệu thay đổi liên tục nên chúng sẽ được gán 1 nhãn thời gian tương ứng tại thời điểm nhập liệu. Việc gắn thời gian này giúp ta dễ dàng so sánh dữ liệu với nhau để biết được các thay đổi đang đi theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực.
Ví dụ, so sánh độ đo doanh thu của một mặt hàng của tháng hiện tại với tháng trước, tháng này năm trước thì sẽ có nhiều thông tin hơn để đánh giá doanh thu của mặt hàng đó là tốt hay không, trên cơ sở đó sẽ có các quyết định phù hợp. Ngoài ra, dữ liệu lịch sử còn cho phép dự báo được tương lai khi ứng dụng khai phá dữ liệu.
Tin tuyển dụng IT lương cao đang chờ bạn ứng tuyển đây!
2.4. Bất biến (non-volatile)
Dữ liệu trong Kho dữ liệu có chức năng báo cáo lại các chỉ số về hoạt động kinh doanh thực tế đã xảy ra do đó không thể cập nhật, thay đổi vì nó sẽ không phản ánh đúng thực tế. Vì vậy, với kho dữ liệu chỉ có 2 thao tác chính là tải dữ liệu vào kho và truy cập (đọc) dữ liệu từ kho.
3. Data warehouse mang lại lợi ích gì?
Sự xuất hiện của kho dữ liệu nhằm mục đích đáp ứng lượng dữ liệu ngày càng tăng cần được xử lý. Nhu cầu lưu trữ dữ liệu tăng lên đi kèm với đó là sự phức tạp của hệ thống máy tính. Từ đó, ta thấy được những lợi ích mà kho dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp như:
- Tích hợp dữ liệu vào một nguồn, ở cùng một định dạng, giải quyết sự phân mảnh và mất cân bằng dữ liệu để đáp ứng nhu cầu thông tin của tất cả người dùng.
- Tiết kiệm thời gian và hiệu quả trong việc tìm kiếm dữ liệu cần thiết.
- Thông qua xử lý và phân tích dữ liệu Data Warehouse giúp cho dữ liệu của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
- Giúp người dùng đưa ra các quyết định hợp lý, nhanh chóng và hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận hơn,…
- Giúp tổ chức, xác định, quản lý và thực hiện các dự án/hoạt động một cách hiệu quả và chính xác.
- Tăng đáng kể lượng dữ liệu cần được tổng hợp, lưu trữ và xử lý.
Trên đây là bài viết mang cái nhìn tổng quan về Data Warehouse là gì, định nghĩa và những khái niệm liên quan. Để hiểu sâu hơn các bạn có thể tìm hiểu về cách thức hoạt động chuyên sâu cũng như cấu trúc của Data Warehouse, các khái niệm liên quan như OLTP, OLAP,…
Những chủ đề khác bạn có thể tham khảo:
- Database là gì? Các kiểu Database phổ biến và ứng dụng
- Big Data là gì? Tất tần tật về Big Data
- 26 công cụ và kỹ thuật trong Big Data có thể bạn chưa biết
Top Developers đừng bỏ lỡ Top việc làm IT trên TopDev nhé!