Chân Dung Lập Trình Viên Gen Z – Lực Lượng Lao Động Tương Lai

1311

 

Theo số liệu trong “Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2022 – Tech Hiring 2022” do TopDev phát hành, hiện nay nhân sự ngành IT tại Việt Nam phần lớn là các lập trình viên trẻ thuộc thế hệ Millennials (Gen Y). Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị cho Centennials (GenZ), theo sau Millennials. Thế hệ này được dự báo như một làn sóng mới có thể thay đổi thị trường nhân sự, chắc chắn ngành IT không phải là trường hợp miễn trừ vì nhu cầu về lập trình viên sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vòng 5 năm tới. 

Hãy cùng TopDev khám phá chân dung của lập trình viên Gen Z tại Việt Nam ngay bên dưới đây nhé!

Chân dung Lập trình viên 2022

Tổng quan về Gen Z

Thế hệ Z (Gen Z hay Centennial) là tập hợp nhóm người thuộc thế hệ trẻ có năm sinh từ 1997 đến 2012. Các thành viên lớn tuổi nhất của thế hệ Z đang bắt đầu những năm đầu sự nghiệp (lớn nhất là 23 tuổi và trẻ nhất là 10 tuổi). 

Hiện tại, số lượng nhân sự trong ngành CNTT ở Việt Nam chiếm đa số với 53,97% ở độ tuổi 20 – 29 tuổi. Dự đoán đến năm 2025, thế hệ Z dự kiến sẽ chiếm 30% lực lượng lao động tại Việt Nam. Vì vậy trong tương lai gần (từ 5 đến 10 năm) sẽ là thời đại của Gen Z vào thị trường IT. 

Tuy nhiên, sự khác biệt trong các thế hệ làm cho việc tuyển dụng các nhân sự Gen Z trở nên khó khăn hơn bao giờ hết dù đây là thế hệ có đủ các yếu tố có thể tạo ra các bứt phá góp phần to lớn trong công cuộc đổi mới tương lai. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cần phải nắm bắt, thấu hiểu về tính cách, sở thích cũng như hành vi của thế hệ này nhằm chuẩn bị các kế hoạch tổ chức quản lý nhân sự để đón làn sóng mới trong tương lai.

Đặc điểm của thế hệ Gen Z

Gen Z được xem là con người của thời đại số hoá, điều đó được thể hiện bởi cơ hội được tiếp xúc với Internet từ rất sớm nên việc học tập và tìm hiểu các công nghệ mới vượt trội hơn so với các thế hệ trước. Hãy cùng khám phá những đặc điểm nổi bật của Gen Z ngay bên dưới đây.

1. Digital Native

Có thể nói, thuật ngữ Digital Native (chỉ những người sinh ra trong một thế giới nơi công nghệ kỹ thuật số) là dành cho thế hệ Gen Z, khi mà thời điểm họ sinh ra Internet đã trở nên phổ biến. 

Là thế hệ đầu tiên được tiếp cận với công nghệ từ khi còn bé và có tư duy đổi mới, mong muốn góp phần thay đổi thế giới bởi sự thông thạo công nghệ và ý chí cạnh tranh khốc liệt. Gen Z đóng vai trò rất quan trọng, thiết yếu trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới trong thời kỳ đổi mới.

2. Tech-Savvy 

Gen Z dành sự quan tâm rất cao đến những ứng dụng công nghệ hay các lĩnh vực liên quan. Có thể nói rằng việc dễ dàng làm quen với các công nghệ mới và sử dụng thành thạo các ứng dụng trên smartphone đã trở thành một trong những đặc điểm nổi bật của thế hệ này. 

Không chỉ vậy Gen Z còn có khả năng nắm bắt các xu hướng nhanh chóng với khả năng thích ứng cao đối với các nền tảng xã hội. Có thể nói, Facebook, Tiktok, Instagram,…trở nên quen thuộc và gần gũi khi họ rất cởi mở và dễ dàng tiếp nhận các thông tin cũng như tạo ra các nội dung có thể làm nên các xu hướng mới được thay đổi không ngừng chỉ trong thời gian ngắn. Vì thế mà đây cũng là lợi thế lớn đối với thế hệ Gen Z.

3. Value Human Connection (Mối liên kết giá trị giữa người với người)

Bình đẳng trong công việc là điều mà đa phần các Gen Z muốn hướng đến. Các ranh giới “cấp trên – cấp dưới” dường như được xóa nhòa khi thế hệ này mong muốn xây dựng các mối quan hệ trong công việc như một đồng nghiệp hơn là sự phân chia các thứ bậc. Vì họ tin rằng, sự kết nối của con người thật sự không có giới hạn.

Bên cạnh đó, Gen Z cũng đánh giá cao tính hiệu quả khi giao tiếp, các vấn đề sẽ được giải quyết khi trò chuyện trực tiếp hơn là thông qua các hình thức online như tin nhắn, email.

Phương pháp quản lý nguồn lực mới 

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho các nhà tuyển dụng trong “bài toán” tìm kiếm phương pháp quản lý nguồn nhân lực mới, đặc biệt nguồn nhân lực này (Gen Z) đã bắt đầu những năm đi làm đầu tiên trong thời kỳ đại dịch toàn cầu. Báo cáo thị trường IT – Tech Hiring 2022 cũng đã đề cập đến vấn đề này cũng như đưa ra một số định hướng để các nhà tuyển dụng có thể triển khai kế hoạch quản lý nguồn nhân lực thế hệ mới này:

Áp dụng các phương pháp thu hút nhân tài thế hệ mới

  • Tái thiết kế công việc ở vị trí bắt đầu;
  • Làm mơi lại các quy trình tuyển dụng từ offline sang online đồng thời giúp họ thể hiện cá tính của mình;
  • Nhấn mạnh sự ổn định và cơ hội tăng trưởng;
  • Tập trung vào tính linh hoạt & độc lập của mỗi cá nhân.

“Giữ chân” nhân tài trong giai đoạn thiếu nguồn cung nhân lực IT khốc liệt 

  • Tôn trọng và đón nhận sự khác biệt của họ;
  • Điều chỉnh mục đích làm việc với sứ mệnh và giá trị của công ty;
  • Thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp và cá nhân;
  • Tạo thế mạnh quản lý và lãnh đạo.

Xây dựng và phát triển trong một đội ngũ có đa thế hệ bền vững

  • Tận dụng khoảng cách thế hệ nhằm đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp, đồng thời truyền tải các kiến thức chuyên môn của các thế hệ trước để tạo “bệ phóng” giúp Gen Z trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai;
  • Kết hợp tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của công ty với mục tiêu cá nhân;
  • Nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh và luôn minh bạch, cởi mở và thẳng thắn.

Có thể nói, tương lai sẽ không ngừng thay đổi và các thế hệ mới sẽ không ngừng đi lên và phát triển, tạo nhiều xu hướng khác biệt so với trước đây. Hi vọng thông qua bài viết này, các nhà tuyển dụng phần nào hiểu được chân dung của lập trình viên Gen Z và từ đó chuẩn bị cho những thay đổi về mặt nhân sự trong tương lai.

Bên cạnh đó, Báo cáo thị trường IT – Tech hiring 2022 cũng khai thác về nhiều khía cạnh khác nhau của ngành Công nghệ thông tin trong năm 2022 như: mức lương, ngôn ngữ lập trình phổ biến,… mời bạn đón đọc trọn bộ báo cáo tại đây.

Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev

Nguồn: TopDev

Xem thêm:

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG IT VIỆT NAM NĂM 2022: Từng bước thay đổi hướng đến sự phát triển kinh tế lấy nhân tài làm trung tâm