DRM là gì? DRM hoạt động như thế nào?

2643

Anh em dạo gần đây nếu chụp screenshot cho Udemy hay Netflix (cả trên MacOS và Windows), anh em có thấy màn hình đen thùi lùi không?, đó chính là DRM (Digital Right Management).

Bài viết này giới thiệu cho anh em đôi điều về DRM và giải thích DRM hoạt động như thế nào?

DRM

Mong rằng kiến thức về DRM sẽ hữu ích với anh em nếu sau này có làm gì liên quan tới media và muốn protect media. Tất nhiên nhu cầu bảo vệ bản quyền là chính đáng ha, tất cả đều là tài sản trí tuệ nên bảo vệ được anh em cứ bảo vệ nha.

1. Nhu cầu cần có

Bảo vệ tài sản kỹ thuật số từ lâu đã không còn là nhu cầu mới mẻ đối với cá nhân, tổ chức. Tất cả các tài liệu kỹ thuật số (từ hình ảnh, video, file pdf). Tất cả tạo ra với chi phí lớn, bao gồm bản quyền trí tuệ của cá nhân tổ chức.

Chính vì lí do đó, tất cả cần được bảo vệ ở mức độ thích hợp. DRM là công nghệ sinh ra để bảo vệ bản quyền trí tuệ đó. Nhờ có nó mà hạn chế được rất nhiều các vụ vi phạm bản quyền, ăn cắp trí tuệ. Bảo vệ được bản quyền cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ được người tạo ra sản phẩm đó. Từ đó giúp phát triển hơn nữa các sản phẩm trí tuệ có tính ứng dụng cao.

DRMNhư Netflix hoặc Udemy anh em cứ vào thử chụp hình đảm bảo là đen thùi lùi, đó là DRM ha.

2. DRM là gì?

Digital rights management is a technology that helps control what viewers or users can do with digital assets. For example, DRM software can prevent unauthorised copying, forwarding or editing of a media file

DRM (Digtal right management) là công nghệ giúp kiểm soát người xem hoặc người sử dụng những gì họ có thể làm với các tài nguyên kỹ thuật số. Ví dụ, phần mềm DRM có thể bảo vệ khỏi sao xem, gửi hoặc chỉnh sửa bất hợp pháp các nội dung không được cho phép

Tất nhiên là DRM không phải là công cụ duy nhất sử dụng để bảo vệ các tài nguyên kỹ thuật số nha anh em. Những file cần có yêu cầu bảo mật cao nên được lưu trữ trong hệ thống an toàn, khó bị tấn công đánh cắp.

Chứ tới lúc đã vào xem được file, xem được nội dung mà dùng DRM thì không ổn lắm. Vì thực chất DRM chặn copy từ chính máy đang xem, chứ DRM không thể bảo vệ trường hợp dùng điện thoại hoặc máy ảnh khác chụp lại.

Về mặt lý thuyết thì DRM nên đứng sau, chứ không phải đứng trước để bảo vệ tài nguyên. Tất cả nên được bảo vệ và kiểm soát kĩ trước khi được phép truy cập tài nguyên.

  Tại sao Web Developer nên học về Digital Marketing?
  Digital Twins – xu hướng công nghệ cho ngành IoT

DRMBảo vệ thật sự chứ không phải bảo vệ giữa chừng nha anh em.

3. DRM bảo vệ nội dung như thế nào?

DRM (Digital rights management) hoạt động bằng cách mã hoá file (encrypting files). Về cơ bản là làm cho nội dung bị trộn lẫn, không thể đọc được. Công nghệ DRM hiện tại thường dùng mã hoá AES 128 bit.

Mặc dù như bộ phim ở Netflix anh em có thể xem được bình thường, nhưng tải về mà không giải mã được thì file đó cũng trở thành file vô dụng. Để DRM có thể hoạt động thì phía nội dung cần dựng lên một máy chủ (server).

Về phía browser thì browser cần nhận biết được nội dung đang phát là nội dung được bảo vệ và cần có key để yêu cầu mở khoá. Từng bước hoạt động của DRM có thể hiểu theo các bước đơn giản dưới đây:

  • Nội dung được mã hoá
  • Trình chiếu yêu cầu key mã hoá
  • Licence service (service này dùng để kiểm tra key đúng không) xác thực người dùng
  • Server trả về key cho người dùng hợp pháp
  • Người dùng sử dụng key để mã hoá nội dung

Hiện nay trên thị trường đang có 3 hệ thống DRM lớn là:

  • Widevine của Google,
  • FairPlay của Apple
  • PlayReady của Microsoft.

Tham khảo việc làm Web Developer hấp dẫn trên TopDev

DRM

Với 3 hệ thống DRM này thì việc xác thực và giải mã không hề gây gián đoạn cho người xem.

4. Tham khảo

Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your time – Happy coding!

Tác giả: Kiên Nguyễn

Có thể bạn quan tâm:

Tìm kiếm việc làm IT mới nhất tại TopDev!