Product Mindset là một từ khóa nóng được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, vậy Product Mindset thật sự là gì? Vì sao ngày càng có nhiều lập trình viên tìm hiểu về từ khóa này. Product Mindset hay còn gọi là “Tư duy làm sản phẩm”, làm sản phẩm hướng đến người dùng, nó được xem là chiếc chìa khóa quan trọng quyết định sự thành công của một sản phẩm khi nó còn trong trứng nước. Vì vậy, dù làm ở công ty lớn hay startup thì các lập trình viên cũng sẽ có được những nghiệm làm sản phẩm quý báu, quan trọng nhất vấn là phải thiết lập cho mình một tư duy sản phẩm.

Khi lập trình viên có tư duy sản phẩm tốt, họ sẽ luôn muốn làm sao để có thể đáp ứng được tốt nhất cho người dùng của họ. Việc đấy thúc đẩy người lập trình viên sẽ phải luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi và nghĩ ra cách để phát triển sản phẩm trở nên tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Một Product mindset tốt sẽ, giúp cho lập trình viên vận dụng được tốt nhất những kiến thức mà họ đã học để có thể kết hợp được với nhau làm nên sản phẩm tốt.

Dù là một công ty nhỏ tư duy theo hướng “lean startup” hay một công ty tập đoàn lớn với nhiều tài nguyên và nhân lực, thì việc tìm hiểu về product cũng chính là cốt lõi của một sản phẩm tốt. Hãy cùng TopDev tìm hiểu về việc làm sản phẩm tại một trong những công ty tài chính lớn nhất tại Việt Nam FE CREDIT cùng anh Nguyễn Hoàng Linh – Project Manager. 

Anh có thể giới thiệu sơ qua về công việc của anh cũng như nhân sự của team PM (Project Manager) tại FE CREDIT không? 

Team PM của FE CREDIT gồm 5 người, mỗi người sẽ đảm nhận một project riêng biệt. Về cơ bản, các thành viên trong team có trách nhiệm ngang nhau nhưng sẽ có một manager nhiều kinh nghiệm hơn để hỗ trợ các bạn khác khi đang chạy dự án. Tùy theo tính chất của mỗi project, các thành viên có thể đảm nhận linh hoạt vai trò của PM hoặc Coordinator (chuyên viên điều phối).

Đối với những dự án quy mô lớn sẽ chia nhiều cấp độ thành viên quản trị Project Manager (bao gồm IT Project Manager, Functional Project Manager), và trách nhiệm sẽ được phân bổ rõ ràng ngay từ đầu. Ví dụ một dự án mình thực hiện liên quan đến app, thì cái timeline và delivery của dự án đó sẽ do IT Project Manager chịu trách nhiệm chính, nhưng performance khi sản phẩm đã được phát triển và cho ra mắt, phía business chấp nhận app đó như thế nào, những đánh giá (cần thay đổi gì, có gì chưa được) này sẽ thuộc về Functional Project Manager. 

Tiêu chuẩn tuyển dụng của team PM tại FE CREDIT là gì? 

Hầu hết các bạn trong team của mình đều đã đạt đến trình độ senior. Tuy nhiên mình đánh giá  trình độ của ứng viên không phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm mà thông qua sản phẩm bạn đã thực hiện được trong quá trình làm việc. Thậm chí có những bạn sinh viên có tư duy và năng lực, sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp có thể được các công ty offer mức lương ngang hàng với senior.

Anh có lời khuyên nào dành cho những bạn lập trình viên đang có ý định đi theo con đường trở thành một Product Manager hoặc Project Manager không? 

Thực ra đối với bản thân mình thì mình phải mất 5 năm học tập và làm việc để xác định chuyển từ lập trình viên sang trở thành một BA (Business Analyst).

Đa số các bạn lập trình viên muốn chuyển ngành sẽ hướng sang làm QC (review code, testing), QA (improve quality), BA, PM. Khi bạn đã bắt đầu từ một có background kỹ thuật thì bạn sẽ mong muốn cải thiện kỹ năng chuyên môn để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đó, thay vì tập trung hiểu sâu về quy trình hoặc sản phẩm để tiến lên cấp quản lý hoặc tìm hiểu công việc của một BA. Do đó sự thành công nằm ở chỗ bạn phải chấp nhận thay đổi tư duy và khả năng thích nghi được với công việc mới.

Hơn thế nữa, mình luôn khuyến khích các bạn phải thật sự suy nghĩ nhiều hơn về sản phẩm họ đang làm cũng như “để ý” khi sử dụng các sản phẩm khác, tiếp cận với người dùng để tìm hiểu nhu cầu của họ và làm được sản phẩm thực sự tốt cho người dùng. Nhờ vậy, họ mới ngày càng được trau dồi, từ đó có được ý tưởng để phát triển ứng dụng ngày một lớn mạnh hơn.

Vậy theo anh đâu là sự khác biệt giữa tư duy của một lập trình viên và một người làm product?

Sự khác biệt ở đây cũng khá rõ ràng, nếu là một lập trình viên, đa phần bạn sẽ nghĩ rằng “Bạn có thể làm được sản phẩm gì với khả năng và kiến thức hiện tại của bạn?”, “Sản phẩm ấy sẽ giúp ích được gì cho mọi người?”. Nếu bạn là một  chuyên làm product, điều đầu tiên bạn nghĩ sẽ là “Bạn sẽ làm được sản phẩm giải quyết bài toán gì cho mọi người?. Nghe có vẻ giống nhau nhưng nó thật sự là sự khác biệt như ngày và đêm. Phải tư duy đúng trước đã, rồi sau đó mới biết đường tìm hiểu phải phát triển sản phẩm theo đúng hướng. 

Tại FE CREDIT, các bạn sẽ được trải nghiệm làm việc tại một môi trường quốc tế, vậy theo anh đâu là điểm khác biệt giữa các lập trình viên trong nước và ngoài nước?  Các bạn ở sẽ học hỏi được những gì khi làm việc tại đây?

Chắc chắn là trình độ ngoại ngữ và những kỹ năng mềm. Đó cũng là lý do các bạn lập trình viên từ các nước như Anh, Úc dễ được đề bạt lên các vị trí quản trị cấp cao, trong khi cơ hội dành cho các lập trình viên Việt Nam lại hẹp hơn. Tuy nhiên mình không phủ nhận trình độ cũng như kỹ năng tự học của các bạn lập trình viên Việt Nam. Như mình đã nói thì có những bạn chỉ mới là sinh viên cũng đã được offer một vị trí với mức lương như senior. Background chỉ là điều kiện ban đầu, nếu yêu nghề và có ý chí học hỏi, cầu tiến thì tất nhiên quốc tịch không còn là vấn đề cản trở sự phát triển của các bạn.

Với môi trường làm việc cùng nhiều vendor người nước ngoài tại FE CREDIT, anh có gặp khó khăn gì hay không? 

Cơ bản thì kỹ năng Việt và vendor nước ngoài mà mình đang làm việc cùng không có quá nhiều sự tương phản đến mức chúng ta không thể thích nghi được. Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm đầu tiên tới thị trường, họ ưu tiên tuyển dụng các vị trí senior để đồng hành ở bước khởi đầu này. Tuy nhiên khi sản phẩm đã chuyển qua giai đoạn phát triển, họ sẽ mời gọi các fresher vào công ty. Về cách làm việc thì họ cũng không quá khác biệt so với người Việt. Về kỹ năng ngoại ngữ, mình đánh giá cao hơn khả năng nói tiếng Anh của các bạn vendor nước ngoài, có lẽ là do họ có điều kiện để sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn.

Một câu hỏi thiên về quan điểm cá nhân, anh sẽ thích môi trường công ty lớn hay môi trường công ty startup?

Thực ra trước FE CREDIT, mình đã từng nhận offer của 2 công ty startup. Bỏ qua những yếu tố về lương và phúc lợi, mình vẫn thích môi trường startup tuy nhiên anh phải từ chối 2 offer này bởi mình tự nhận thấy năng lực chưa đủ trình senior để đưa ra quyết định cho một công ty. Trong khi đó với công ty lớn như FE CREDIT thì đã có sẵn chiến lược để các nhân viên hướng theo. 

Với công ty startup cách làm việc chắc chắn thoải mái hơn, mọi người đều có quyền đề xuất và nêu ý kiến cá nhân về hướng giải quyết của người đứng đầu. Trái ngược lại, ở những công ty lâu năm, công ty càng lớn thì chúng ta sẽ gặp khó khăn để phản hồi nhưng điểm tốt của công ty lớn là có hướng đi rõ ràng, khi bạn chưa thật sự đủ năng lực senior để ra quyết định, thì sẽ có người khác quyết định để bạn thực hiện, triển khai công việc.

Có thể nói, tùy vào đánh giá năng lực của bản thân mà bạn lập trình viên có thể lựa chọn môi trường cho riêng mình. Không thể nói môi trường nào tốt hơn mà tiêu chí lựa chọn nghiêng về đâu là lựa chọn phù hợp hơn. Đối với các bạn muốn học hỏi nhiều, và đa dạng kiến thức, trải nghiệm nhiều vị trí thì các bạn có thể lựa chọn Startup, còn môi trường công ty lớn thì sẽ có lộ trình phát triển rõ ràng, và Scope of Work, quy trình làm việc cũng được ấn định sẵn.

Cảm ơn anh về những chia sẻ của mình, những bạn trẻ muốn gia nhập đội cùng team FE CREDIT đây là một trong những cơ hội tốt nhất trong năm để tham gia cùng chương trình TECHSPEC – Với những cơ hội việc làm hấp dẫn cùng với đãi ngộ hấp dẫn nhất.

Về chương trình TECHSPEC

TECHSPEC – do FE CREDIT tổ chức – là chương trình dành cho các bạn trẻ trong lĩnh vực CNTT muốn thách thức bản thân để đạt được thành công trong sự nghiệp. Tham gia TECHSPEC, bạn sẽ có cơ hội làm việc với những dự án công nghệ tiên tiến nhất giúp mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trở thành thành viên FE CREDIT, bạn sẽ được tạo điều kiện để nắm bắt mọi cơ hội và đạt được các kỹ năng chuyên môn mà bạn cần.

Tại sao không thể bỏ qua TECHSPEC?

  • Xây dựng nền tảng vững chắc cho lộ trình sự nghiệp trong lĩnh vực IT thông qua lộ trình phát triển liên tục, xuyêt suốt 12 tháng
  • Nắm bắt được các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm cần thiết
  • Thực sự tham gia vào những dự án công nghệ tiên tiến
  • Đồng hành và học hỏi từ các chuyên gia – kĩ sư senior tại FE CREDIT
  • Phát triển tư duy và mindset doanh nghiệp
  • Phúc lợi gia tăng tương ứng với lộ trình phát triển
  • Chế độ phúc lợi và đãi ngộ hấp dẫn (phụ cấp ăn uống, lương tháng 13, thưởng hiệu quả làm việc, bảo hiểm sức khoẻ, cùng nhiều chính sách hấp dẫn khác từ FE CREDIT)

Phát triển sự nghiệp:

Năm nay sẽ có 4 mảng (domain) chính để bạn tập trung phát triển sự nghiệp của mình. Lưu ý rằng bạn chỉ được chọn 1 trong 4 mảng sau:

  1. Software Development
  2. Business Analysis
  3. Project Management
  4. Quality Assurance

Quy trình ứng tuyển: 

  • Nộp hồ sơ: 2/12/2019 – 17/01/2020
  • Kiểm tra năng lực: 10/02/2020 – 14/02/2020
  • Phỏng vấn: 17/02/2020 – 29/02/2020
  • Thông báo kết quả: 3/2020
  • Bắt đầu làm việc: 4/2020

Cách tham gia ứng tuyển:

Ứng tuyển tại https://career.fecredit.com.vn/techspec. Tên file CV theo format [HoTen]_[AppliedDomain], vd: NguyenVanA_QualityAssurance.

Contact:

Mobile: (028) 3911 5212 – Ext: 10594

Facebook: FE CREDIT CAREER HUB