Home Lập Trình Đừng lãng phí khoảng thời gian học đại học của bạn!!

Đừng lãng phí khoảng thời gian học đại học của bạn!!

Đừng lãng phí khoảng thời gian học đại học của bạn!!

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Nhật Thanh

Từ trước đến nay, IT luôn là một nghề không dễ dàng và rất khô cứng đối với nhiều người. Không phải ai cũng có đủ dũng cảm để theo ngành này. Nhưng những năm gần đây, số lượng sinh viên thi vào ngành này là cực kì nhiều, bằng chứng là điểm đầu vào của các trường đại học tăng vọt (bạn có thể kiểm chứng điều này trên internet). Tại sao bạn lại lựa chọn học đại học ngành IT?

Mình cũng công nhận rằng lương IT khá cao so với mặt bằng chung. Cho nên nhiều sinh viên đổ xô vào học là điều không thể tránh khỏi. Nhiều bạn dấn thân vào ngành này vì yêu thích, đam mê. Nhiều bạn thì vì tiền, vì bạn bè rủ rê, bị cha mẹ bắt ép. Cũng có nhiều bạn chọn đại ngành này vì không biết chọn ngành gì.

Mình không biết lý do bạn chọn ngành này là gì. Nhưng nếu trong lòng bạn đã quyết tâm theo ngành này, thì bài viết này dành cho bạn. Và đừng quên, sự nghiệp của bạn có thành công hay không là hoàn toàn do bạn (chứ còn do ai nữa -_-).

#1 Những bất lợi khi bạn không có một IT background tốt

Mình sẽ kể cho bạn nghe vài mẫu chuyện mà mình là người trực tiếp chứng kiến. Mình từng có một vài người bạn, đồng nghiệp (đương nhiên là làm trong ngành IT). Một điều đặc biệt là, họ không học ngành IT ở đại học. Người thì học cơ khí, người thì học điện, có người thì học kinh tế. Nhưng dòng đời đưa đẩy cho họ đến với IT. Và bây giờ, công việc của họ cũng khá ổn định. Phải gọi là code như thánh!

Có một điều mình muốn khẳng định trước khi kể tiếp. Họ là những người giỏi và rất giỏi, và dĩ nhiên bây giờ họ code cũng rất giỏi. Nhưng cái chính mình muốn kể ở đây, chính là quá khứ của họ. Khoảng thời gian khi họ bắt đầu bước vào con đường IT.

Rất rất khó khăn! Đúng vậy, rất khó khăn khi họ bắt đầu làm việc trong ngành IT. Lý do là vì họ không có một background IT tốt, kiến thức IT của họ rất hạn chế. Họ đã phải “cày ngày cày đêm”, và nhiều khi phải làm OT (làm tăng ca) rất nhiều để có thể hoàn thành được công việc. Phải nói rằng, họ là những người rất kiên trì, chịu khó.

Mẫu chuyện trên mình kể rất ngắn gọn và đủ để cho bạn nắm được ý chính.

Một mẫu chuyện tiếp theo (lưu ý là những mẫu chuyện mình kể là xảy ra 100% trong đời thật của mình) cũng về một vài người bạn của mình. Họ cũng là những người không học trong ngành IT, hoặc là học trong ngành nhưng kiến thức không chắc. Và bây giờ, họ đã không còn làm IT nữa. Đơn giản là vì họ không thích hợp với ngành này, hoặc không chịu được “nhiệt” ở đây.

Trong 2 nhóm người trên, đều có chung một xuất phát điểm là background IT không tốt. Nhưng có người thì tồn tại được, có người thì không. Người tồn tại được thì đã phải trãi qua muôn vàng khó khăn thử thách, họ phải kiên trì chịu khó rất nhiều để được một chổ đứng trong ngành IT và vì muốn phát triển mạnh trong tương lai. Phần còn lại không còn trụ vững được nữa.

Thông qua 2 mẫu chuyện trên, mình muốn nói với các bạn đọc rằng. Background IT là một điều cực kì quan trọng khi bạn muốn bước vào ngành. Nếu không có background IT tốt. Thì bạn phải kiền trì hơn người khác, chịu khó hơn người khác. Vì bạn chính là người xuất phát sau trong một cuộc đua. Cho nên khoảng thời gian ban đầu khi bước vào nghề sẽ có vô vàng khó khăn thử thách chờ đón bạn.

Các bạn đã nhìn thấy được khó khăn khi không có một background IT tốt chưa? Nói nhỏ cho bạn biết một điều, số người kiên trì trụ vững được để theo con đường IT là rất ít. Ít hơn rất nhiều so với những người bỏ cuộc.

Nếu bạn đang ngồi trên giảng đường đại học, hãy cũng cố vững chắc background IT của mình. Còn nếu bạn không học đại học, hãy tìm cách để trở thành một ứng viên có background IT tốt (bằng nhiều cách, mình không đề xuất ở đây). Và hãy xem phần sau để biết nhiều hơn về background IT tốt.

Xem thêm tuyển dụng IT Intern hấp dẫn trên Topdev

#2 Xây dựng background IT ngay trên giảng đường đại học

Từ đầu bài viết tới gì mình nói về từ background IT rất nhiều. Và trong phần này, chúng ta sẽ cùng đi tìm nó.

Tư duy lập trình chính là thứ bạn phải có đầu tiên nếu muốn bước vào con đường lập trình. Tư duy lập trình chính là cái cách mà bạn suy nghĩ (logic) để giải quyết một bài toán từ những bài toán nhỏ nhất cho đến các bài toán phức tạp, project lớn. Tư duy lập trình được rèn luyện và tích lũy mọi lúc khi bạn đang suy nghĩ để giải quyết một bài toán nào đó.

Cho nên, làm bài tập, project nhỏ, đồ án, luận văn, hay các project lớn hơn … tất cả những thứ này sẽ giúp cho bạn có được một tư duy lập trình tốt. Hãy rèn luyện nó từng ngày từng ngày một.

Nói nhỏ cho bạn một kiến thức này, tư duy lập trình của bạn liên quan mật thiết với sự liên kết của các nơron thần kinh trong não bộ của bạn. Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Lập trình hướng đối tượng (OOP) là một kiến thức tối quan trọng trong thế giới IT. Và nó sẽ đi theo bạn đến hết quảng đời của một lập trình viên. Trường đại học cũng sẽ dạy cho bạn hướng đối tượng, nhưng nó chưa đủ và bạn sẽ dần dần nắm rõ và ứng dụng được OOP trong quá trình làm việc.

Ở trong trường đại học, bạn hãy có gắng nắm rõ và hiểu được hướng đối tượng nhiều nhất có thể. Để có thể ứng dụng được trong một vài project nhỏ. Nếu có thể bạn hãy nghiên cứu thêm các project thực tế của các doanh nghiệp để có thể nắm vững hướng đối tượng và có thể ứng dụng được.

Database, tất cả các hệ thống hiện nay đều phải có một database để quản lý dữ liệu. Bạn hãy có gắng để nắm vững được cách sử dụng, thiết kế và thực thi một database. Nếu tốt hơn, bạn có thể tìm hiểu về cách tối ưu cho database, tìm hiểu thêm về SQL và NOSQL.

Ngoài ra, một số kiến thức quan trọng khác như: kiến trúc hệ thống, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, security, testing, kiến thức về các mô hình mạng (network), mô hình client-server, … Tiếp sau đó là clean code (làm sao để viết code cho người đọc) và SOLID (các nguyên lý viết code để tối ưu hệ thống và dễ maintenance).

Tất cả các kiến thức trên, bạn sẽ được rèn luyện trong trường đại học và hãy cố gắng rèn luyện nó hết mức có thể để có một background IT tốt nhất.

Trong quá trình rèn luyện, bạn sẽ từ từ tìm ra được cách để học một công nghệ mới, kiến thức mới. Hoặc bạn có thể tham khảo bài viết này. Cách để học một thứ gì đó mới trong IT phản ánh tương đối trình độ của bạn. Hãy ghi nhớ điều này.

Lời khuyên cuối: Bạn hãy kiên trì và cố gắng hết mức có thể để lấy một background IT tốt!

# Kết

Bài viết đã đủ dài rồi, ở trong phần kết này mình muốn nói một điều ngắn gọn
“Dù bạn có là người xuất phát trước hay sau, bạn vẫn có thể về đích trước nếu bạn cố gắng hơn tất cả phần còn lại“.

Bài viết gốc được đăng tải tại lenhatthanh.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Jobs Developer hấp dẫn trên TopDev

Exit mobile version