Home HR Top những câu hỏi phỏng vấn “ngược” nhà tuyển dụng 

Top những câu hỏi phỏng vấn “ngược” nhà tuyển dụng 

câu hỏi phỏng vấn

Đã bao giờ bạn đặt ra các câu hỏi phỏng vấn “ngược” lại nhà tuyển dụng hay chưa? Một ứng viên tiềm năng không chỉ biết cách giữ bình tĩnh, điều tiết cảm xúc mà còn có thể “bật lại” nhà tuyển dụng bằng hàng loạt câu hỏi. Đừng suy nghĩ theo hướng qúa tiêu cực! Những câu hỏi này chỉ là bí quyết giúp bạn gia tăng tương tác. Đồng thời thể hiện sự tự tin, bản lĩnh của bạn mà thôi. Cùng TopDev tìm hiểu nhé!

Liệu bạn có thể trở thành một nhân tố sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng? Không có giới hạn nào về hình thức và nội dung cả. Sự linh động các câu hỏi tùy thuộc ở bạn. Hãy cứ là chính mình! Thẳng thắn hỏi đáp cùng nhà tuyển dụng để ghi điểm sâu sắc đối với họ.

Ai sẽ là người phỏng vấn tôi?

Nếu may mắn vượt qua ải vòng đầu tiên, việc tiếp theo là chờ đợi email; cuộc gọi từ nhân sự về buổi phỏng vấn quyết định.

Bạn cần biết rõ người mà mình sẽ được gặp trong cuộc phỏng vấn là ai. Vì vậy, đừng ngần ngại hỏi nhà tuyển dụng xem ai sẽ là người phỏng vấn bạn tiếp theo. Tùy từng đối tượng mà cách bạn đưa ra câu hỏi cũng khác nhau.

Một vài tip chính là hãy nghiên cứu một số thông tin về họ nếu có thể. Ví dụ như: kinh nghiệm, cá tính, phong cách làm việc,… để làm chủ cuộc phỏng vấn. Điều này cũng thể hiện bạn là ứng viên biết cách tạo ấn tượng với bạn phỏng vấn. 

Có thể cho tôi biết rõ hơn về cơ hội phát triển khi tôi làm việc tại đây? Lý do nào nhà tuyển dụng nhận thấy tôi phù hợp?

Trước khi ứng tuyển vào một vị trí bất kỳ, chí ít bạn đã có những hiểu biết cơ bản về doanh nghiệp của mình. Từ đó, bạn có cơ sở để hoàn thiện bản thân và chứng minh mình là một mảnh ghép phù hợp. Điều đó cho thấy sự tâm huyết và bạn thật sự khao khát vị trí này. 

Câu hỏi phỏng vấn này là một thách thức lớn với họ đấy! Bạn sẽ đánh giá được mức độ quan tâm của họ về việc thiết lập lộ trình phát triển năng lực cho nhân viên. Dĩ nhiên, mức độ tốt hay không tốt là do cảm nhận của riêng bạn. Nếu nhà tuyển dụng không thể xác định được điều gì ở bạn phù hợp với công ty hoặc cố tình phớt lờ. Điều đó chứng tỏ họ chưa thật sự xây dựng ra một hệ giá trị để đánh giá ứng viên, phát triển nhân viên. Do vậy, bạn cần phải thận trọng hơn trong mọi quyết định của mình. 

Tôi khó khăn trong việc xác định các mục tiêu vì chưa rõ những mong muốn cụ thể từ quý công ty/doanh nghiệp, tôi có thể biết thêm về điều này được không? 

Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về mục tiêu và kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Để “lật bài ngửa”, bạn hãy khéo léo pha chút “gia vị” để cuộc phỏng vấn thêm thú vị.

Xem thêm: Bí quyết deal lương giúp bạn “lật bài ngửa” với nhà tuyển dụng

Cách tốt nhất chính là bạn chủ động yêu cầu họ đưa ra những tiêu chí cụ thể. Đâu là những mong muốn mà họ kỳ vọng mà người làm vị trí này có thể đạt được. 

Điều này rất quan trọng. Vì nó giúp bạn xác định rõ mục đích sau cùng của cuộc tuyển chọn này. Liệu bạn là người họ đang tìm kiếm đồng hành phát triển? Hay bạn chỉ là một giải pháp thay thế tạm thời cho vị trí còn thiếu? Việc xác định rõ giúp bạn có thể hình dung được một phần những gì bạn cần phải làm. Chính điều này khiến bạn biết cách đáp ứng nhu cầu từ nhà tuyển dụng nếu may mắn được chọn lựa. 

Người giữ vị trí này trước đây tại sao lại nghỉ việc?

Câu hỏi này không quá khó khăn để bạn nói với nhà tuyển dụng. Và tất nhiên, họ cũng có quyền tiết lộ hoặc giữ kín. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các cá nhân từng giữ vị trí ấy có được một công việc tốt hơn tại nơi khác thì đó là dấu hiệu tốt. Có thể công ty chính là bệ phóng tốt để bạn học hỏi và phát triển.

Xem thêm: Giải pháp cho những ai đối mặt với căng thẳng tại nơi làm việc

Câu hỏi này còn có thể giúp bạn mở ra nhiều câu hỏi khác có liên quan. Một số nhà tuyển dụng họ không ngần ngại chia sẻ lý do tại sao các nhân viên trước lại nghỉ việc/chuyển công tác. Từ đó, bạn sẽ đánh giá được mức độ có liên quan đến công việc như khả năng đồng hành, mức độ cạnh tranh, áp lực công việc,…

Thách thức lớn nhất đối với người giữ vai trò này là gì?

Không vị trí nào là hoàn hảo. Trong thực tế, một số vai trò được tạo ra để gắn với một vấn đề cần phải giải quyết. Đó có thể hiểu là những sức hút mà công việc ảnh hưởng đến bạn.

Một người sử dụng lao động trung thực sẽ cho bạn biết áp lực nào nằm phía trước.  Hoặc ít nhất họ cung cấp cho bạn những mô tả cơ bản về các khó khăn mà bạn cần vượt qua.

Bạn cần lắng nghe, đặt câu hỏi và ghi nhận các phản hồi. Đồng thời, chấp nhận các thách thức và trình bày một số ý tưởng về cách bạn sẽ giải quyết những trở ngại. Ban phỏng vấn từ nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng về bạn đấy!

Lời kết

Có rất nhiều câu hỏi giúp bạn thách thức lại các nhà tuyển dụng. Mục đích chính của việc đặt ra câu hỏi chính là cho họ thấy bạn là một ứng viên có bản lĩnh. Bên cạnh năng lực chuyên môn, các kỹ năng, sự may mắn; thì những câu hỏi phỏng vấn ngược sẽ giúp bạn gia tăng thêm sự tự tin cho mình.

Bạn có thể tự đặt ra các câu hỏi cho riêng mình. Tuy nhiên, mọi thứ cần phải nằm trong một giới hạn cho phép. Hãy thận trọng trong giao tiếp. TopDev hy vọng, bạn sẽ thật sự thành công trong cuộc chính phục nhà tuyển dụng để có thể chứng tỏ mình lả một ứng viên tiềm năng.

Tạo CV đẹp trước khi phỏng vấn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm Top Việc làm ngành it trên TopDev

Exit mobile version